Làm gì để ngăn chặn tình trạng lãng phí đất công?
2010-09-11 08:42:48
Vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa ngã ngũ sẽ giải quyết theo hướng nào để ngăn chặn tình trạng lãng phí đát công.
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trên quy mô cả nước, hiện có hơn 250 nghìn ha diện tích đất đai chưa sử dụng và còn để hoang hóa. Gần 300 nghìn ha diện tích đất bị lấn, bị chiếm hoặc sử dụng sai mục đích như cho thuê và chuyển nhượng trái phép….
Thiếu đồng bộ và thiếu tính bền vững
Trên địa bàn Hà Nội, hiện còn nhiều những khu đất đang bị lãng quên và sử dụng sai mục đích. Ngay trung tâm Hà Nội, hơn 3 hecta đất thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), gần như bỏ hoang, chỉ có một số kiốt cho thuê làm kho chứa văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng và đồ điện tử, điện máy…
Hay tại Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam, nằm ở ngã ba Hoàng Quốc Việt và Phạm Văn Đồng, một vị trí đắc địa nhưng trong nhiều năm qua, 2/3 diện tích của khuôn viên rộng gần 4 hecta, đang được sử dụng làm bãi tập kết côngtennơ, kho chứa hàng và bãi gửi ôtô cố định của một hãng vận tải.
Trong khi đó, ở nhiều doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp tư nhân) do hạn chế về vốn, quỹ đất…, luôn phải đối mặt với những khó khăn về mặt bằng cùng những rủi ro về phí tổn trong quá trình thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nhận định về thực trạng này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình, cho rằng: Còn quá nhiều bất cập trong quản lý và sử dụng đất đai. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ và nhiều cấp, ngành, việc sử dụng đất còn rất tùy tiện, thiếu đồng bộ và thiếu tính bền vững. Đáng nói nhất là hiện tượng quy hoạch treo xảy ra tràn lan ở nhiều địa phương, gây lãng phí lớn và hạn chế thu hút vốn đầu tư từ mọi nguồn lực trong xã hội.
Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) tình trạng lãng phí và tùy tiện trong sử dụng đất đai ở các tổ chức và doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là vấn đề liên quan tới yếu tố lịch sử. Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hay các công ty mẹ sau thời gian chuyển đổi cơ cấu tổ chức đã có sự điều chỉnh lớn về chức năng, nhiệm vụ.
Song việc chuyển đổi quỹ đất sao cho phù hợp chưa thể theo kịp với tình hình thực tế. Ngoài ra, tiến trình sắp xếp lại ở các doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ) còn thực hiện rất chậm, thậm chí có nơi còn cố tình chây ỳ, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm kê quỹ đất cùng các tài sản gắn liền với đất.
Một quá trình dài hơi…
Cũng theo ông Cường, nguyên nhân dẫn tới tình trạng lãng phí và sử dụng đất đai sai mục đích là do Nhà nước vốn áp dụng mức giá thuê đất quá thấp so với điều kiện thực tế. Điều đó không kích thích các tổ chức và doanh nghiệp tăng cường quản lý đất đai mà chỉ khiến họ tích cực cho thuê lại nhằm thu chênh lệch để trục lợi. Đây cũng là căn nguyên dẫn tới tình trạng tiêu cực. Nhưng để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi một quá trình dài hơi với nhiều giải pháp đồng bộ và hoàn chỉnh.
Theo nhiều chuyên gia, việc sắp xếp lại đối với các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài hoặc không có khả năng phục hồi là một trong những việc cần thực hiện ngay trong thời điểm hiện nay. Điều đó sẽ gỡ nhiều nút thắt trong công tác quản lý và kiểm kê đất đai, để từ đó lập kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức và doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê (Tổng cục Quản lý đất đai) cho rằng: Có thể giải quyết những trường hợp cố tình gây khó hoặc chây ỳ bằng cách cưỡng chế, thu hồi đất đai hoặc thậm chí xử lý trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật đất đai cho các tổ chức và doanh nghiệp, nhất là liên quan tới chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như những ứng xử xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện đề xuất của Bộ Tài chính về nâng giá thuê đất đã được trình lên Chính phủ. Song vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa ngã ngũ sẽ giải quyết theo hướng nào. Tuy nhiên, việc điều chỉnh một mức giá đầu vào hợp lý sẽ không chỉ gia tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà còn đảm bảo sự công bằng và cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Quan trọng hơn là ngăn chặn được tình trạng lãng phí, loại bỏ tiêu cực, tham nhũng cũng như ngăn chặn những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
(Stockbiz)
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trên quy mô cả nước, hiện có hơn 250 nghìn ha diện tích đất đai chưa sử dụng và còn để hoang hóa. Gần 300 nghìn ha diện tích đất bị lấn, bị chiếm hoặc sử dụng sai mục đích như cho thuê và chuyển nhượng trái phép….
Thiếu đồng bộ và thiếu tính bền vững
Trên địa bàn Hà Nội, hiện còn nhiều những khu đất đang bị lãng quên và sử dụng sai mục đích. Ngay trung tâm Hà Nội, hơn 3 hecta đất thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), gần như bỏ hoang, chỉ có một số kiốt cho thuê làm kho chứa văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng và đồ điện tử, điện máy…
Hay tại Triển lãm Nông nghiệp Việt Nam, nằm ở ngã ba Hoàng Quốc Việt và Phạm Văn Đồng, một vị trí đắc địa nhưng trong nhiều năm qua, 2/3 diện tích của khuôn viên rộng gần 4 hecta, đang được sử dụng làm bãi tập kết côngtennơ, kho chứa hàng và bãi gửi ôtô cố định của một hãng vận tải.
Trong khi đó, ở nhiều doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp tư nhân) do hạn chế về vốn, quỹ đất…, luôn phải đối mặt với những khó khăn về mặt bằng cùng những rủi ro về phí tổn trong quá trình thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nhận định về thực trạng này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình, cho rằng: Còn quá nhiều bất cập trong quản lý và sử dụng đất đai. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ và nhiều cấp, ngành, việc sử dụng đất còn rất tùy tiện, thiếu đồng bộ và thiếu tính bền vững. Đáng nói nhất là hiện tượng quy hoạch treo xảy ra tràn lan ở nhiều địa phương, gây lãng phí lớn và hạn chế thu hút vốn đầu tư từ mọi nguồn lực trong xã hội.
Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) tình trạng lãng phí và tùy tiện trong sử dụng đất đai ở các tổ chức và doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là vấn đề liên quan tới yếu tố lịch sử. Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hay các công ty mẹ sau thời gian chuyển đổi cơ cấu tổ chức đã có sự điều chỉnh lớn về chức năng, nhiệm vụ.
Song việc chuyển đổi quỹ đất sao cho phù hợp chưa thể theo kịp với tình hình thực tế. Ngoài ra, tiến trình sắp xếp lại ở các doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ) còn thực hiện rất chậm, thậm chí có nơi còn cố tình chây ỳ, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm kê quỹ đất cùng các tài sản gắn liền với đất.
Một quá trình dài hơi…
Cũng theo ông Cường, nguyên nhân dẫn tới tình trạng lãng phí và sử dụng đất đai sai mục đích là do Nhà nước vốn áp dụng mức giá thuê đất quá thấp so với điều kiện thực tế. Điều đó không kích thích các tổ chức và doanh nghiệp tăng cường quản lý đất đai mà chỉ khiến họ tích cực cho thuê lại nhằm thu chênh lệch để trục lợi. Đây cũng là căn nguyên dẫn tới tình trạng tiêu cực. Nhưng để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi một quá trình dài hơi với nhiều giải pháp đồng bộ và hoàn chỉnh.
Theo nhiều chuyên gia, việc sắp xếp lại đối với các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài hoặc không có khả năng phục hồi là một trong những việc cần thực hiện ngay trong thời điểm hiện nay. Điều đó sẽ gỡ nhiều nút thắt trong công tác quản lý và kiểm kê đất đai, để từ đó lập kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức và doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê (Tổng cục Quản lý đất đai) cho rằng: Có thể giải quyết những trường hợp cố tình gây khó hoặc chây ỳ bằng cách cưỡng chế, thu hồi đất đai hoặc thậm chí xử lý trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật đất đai cho các tổ chức và doanh nghiệp, nhất là liên quan tới chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như những ứng xử xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện đề xuất của Bộ Tài chính về nâng giá thuê đất đã được trình lên Chính phủ. Song vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa ngã ngũ sẽ giải quyết theo hướng nào. Tuy nhiên, việc điều chỉnh một mức giá đầu vào hợp lý sẽ không chỉ gia tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà còn đảm bảo sự công bằng và cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Quan trọng hơn là ngăn chặn được tình trạng lãng phí, loại bỏ tiêu cực, tham nhũng cũng như ngăn chặn những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
(Stockbiz)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,462.20 | 5,012.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,540.20 | 4,090.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,502.20 | 13,202.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,747.40 | 1,397.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 91
- Truy cập hôm nay: 1337
- Lượt truy cập: 7787989