Nỗi đau” của người mua nhà theo giá USD
2010-09-17 10:28:47
Tỷ giá USD/VND biến động khiến nhiều người mua nhà theo giá USD phải gánh chịu rủi ro cho chủ đầu tư.
Việc tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng gần hơn 5% trong vòng 6 tháng đã gây tác động không nhỏ tới những người mua nhà với giá được tính theo USD.
Thiệt thòi vì thể hiện đẳng cấp
Khi quyết định mua nhà bằng giá được tính theo USD, người mua không lường trước những thiệt thòi phải gánh chịu khi tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng. Chị Trần Mỹ Linh ở Cầu Giấy, một nhà đầu tư đã mua nhà từ cách đây 2 năm bằng giá tính theo USD, khi mà tỷ giá USD được tính trong hợp đồng chỉ là 17.600 đồng.
Lần nộp tiền thứ 3 vừa rồi, chủ đầu tư đã thông báo số tiền phải nộp theo tỷ giá 19.300 đồng cho 1 USD. Chỉ tính riêng lần thứ 3 nộp tiền với khoảng góp vốn 17.000 USD, chị đã phải bù thêm khoảng 29 triệu đồng Việt Nam. “Lần này tỷ giá tăng mạnh, số tiền dự kiến trả đợt 3 không đủ, tôi phải đi vay nóng để bù vào khoản chênh lệch tỷ giá”, Chị Linh nói.
Mua nhà và nộp tiền theo tiến độ là cách mà người mua nhà thường lựa chọn, vì không phải cùng một lúc bỏ ra một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, vì thời gian cho các dự án được hoàn thành thường kéo dài vài năm, nên tiền mất giá do lạm phát, trượt giá là không tránh khỏi.
Và để tránh rủi ro này, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn bán theo đơn giá bằng ngoại tệ, mà chủ yếu là USD, vì ít trượt giá hơn VND. Và vô hình chung, họ đẩy về phí người mua nhà toàn bộ những rủi ro khi VND trượt giá.
Ông Trương Chí Kiên, Giám đốc sàn bất động sản Cushman & Wakefield miền Bắc nhận định, với hình thức bán nhà bằng USD, các chủ đầu tử sẽ tránh được những rủi ro về chênh lệch tỷ giá, mà niêm yết bằng ngoại tệ lại thể hiện được đẳng cấp vì có yếu tố nước ngoài.
Cần những chế tài mạnh hơn
Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp quy, mà gần đây nhất là Nghị định 107 năm 2008 của Chính phủ và thông tư số 11/2009 của Bộ Tài chính, nghiêm cấm hành vi niêm yết giá hàng hóa trên thị trường bằng ngoại tệ. Nhưng hàng loạt các dự án bất động sản bán ra thị trường gần đây vẫn được các chủ đầu tư niêm yết giá bằng USD.
Dự án Indochina Plaza Hanoi được chào bán 2.800 USD/m2, Royal City đưa ra mức trung bình mỗi m2 khoảng 2.000 USD hay dự án Park City, mỗi căn biệt thự được bán từ 400.000 đến 800.000 USD một căn.
Cấm niêm yết giá bằng USD là một trong những phương thức để ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản không chỉ niêm yết mà còn bán nhà thực tế cũng tính giá bằng USD. Và rủi ro thay đổi tỷ giá luôn là người mua nhà phải hứng chịu.
Ngày 11/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo tăng cường việc kiểm tra các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản giao dịch với khách hàng bằng ngoại tệ. Nhưng việc giám sát sẽ mang lại kết quả ra sao thì còn là điều cần phải bàn và liệu các quy định, chế tài có thay đổi được tính toán của các chủ đầu tư trong việc bán nhà bằng ngoại tệ hay không?
Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách: văn bản trên của Ngân hàng Nhà nước là định hướng đúng. Nhưng chưa hiệu quả vì việc quản lý ngoại hối đã có từ rất lâu với những chế tài cụ thể. Tuy nhiên, những chế tài trên không đi vào đời sống do không đủ tính răn đe khi hình phạt cao nhất mà các nhà đầu tư phải chịu chỉ là 30 triệu đồng.
Với số tiền trên, chỉ cần một hợp đồng góp vốn trong hàng trăm ngôi nhà tại dự án thì rủi ro về chênh lệch tỷ giá mà một người mua nhà phải chịu đã đủ để chủ đầu tư nộp phạt. Khoản lợi nhuận còn lại mà nhà đầu tư có được là rất lớn nên dù biết là sai nhưng nhà đầu tư vẫn vi phạm.
Việc tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng gần hơn 5% trong vòng 6 tháng đã gây tác động không nhỏ tới những người mua nhà với giá được tính theo USD.
Thiệt thòi vì thể hiện đẳng cấp
Khi quyết định mua nhà bằng giá được tính theo USD, người mua không lường trước những thiệt thòi phải gánh chịu khi tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng. Chị Trần Mỹ Linh ở Cầu Giấy, một nhà đầu tư đã mua nhà từ cách đây 2 năm bằng giá tính theo USD, khi mà tỷ giá USD được tính trong hợp đồng chỉ là 17.600 đồng.
Lần nộp tiền thứ 3 vừa rồi, chủ đầu tư đã thông báo số tiền phải nộp theo tỷ giá 19.300 đồng cho 1 USD. Chỉ tính riêng lần thứ 3 nộp tiền với khoảng góp vốn 17.000 USD, chị đã phải bù thêm khoảng 29 triệu đồng Việt Nam. “Lần này tỷ giá tăng mạnh, số tiền dự kiến trả đợt 3 không đủ, tôi phải đi vay nóng để bù vào khoản chênh lệch tỷ giá”, Chị Linh nói.
Mua nhà và nộp tiền theo tiến độ là cách mà người mua nhà thường lựa chọn, vì không phải cùng một lúc bỏ ra một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, vì thời gian cho các dự án được hoàn thành thường kéo dài vài năm, nên tiền mất giá do lạm phát, trượt giá là không tránh khỏi.
Và để tránh rủi ro này, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn bán theo đơn giá bằng ngoại tệ, mà chủ yếu là USD, vì ít trượt giá hơn VND. Và vô hình chung, họ đẩy về phí người mua nhà toàn bộ những rủi ro khi VND trượt giá.
Ông Trương Chí Kiên, Giám đốc sàn bất động sản Cushman & Wakefield miền Bắc nhận định, với hình thức bán nhà bằng USD, các chủ đầu tử sẽ tránh được những rủi ro về chênh lệch tỷ giá, mà niêm yết bằng ngoại tệ lại thể hiện được đẳng cấp vì có yếu tố nước ngoài.
Cần những chế tài mạnh hơn
Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp quy, mà gần đây nhất là Nghị định 107 năm 2008 của Chính phủ và thông tư số 11/2009 của Bộ Tài chính, nghiêm cấm hành vi niêm yết giá hàng hóa trên thị trường bằng ngoại tệ. Nhưng hàng loạt các dự án bất động sản bán ra thị trường gần đây vẫn được các chủ đầu tư niêm yết giá bằng USD.
Dự án Indochina Plaza Hanoi được chào bán 2.800 USD/m2, Royal City đưa ra mức trung bình mỗi m2 khoảng 2.000 USD hay dự án Park City, mỗi căn biệt thự được bán từ 400.000 đến 800.000 USD một căn.
Cấm niêm yết giá bằng USD là một trong những phương thức để ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản không chỉ niêm yết mà còn bán nhà thực tế cũng tính giá bằng USD. Và rủi ro thay đổi tỷ giá luôn là người mua nhà phải hứng chịu.
Ngày 11/9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo tăng cường việc kiểm tra các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản giao dịch với khách hàng bằng ngoại tệ. Nhưng việc giám sát sẽ mang lại kết quả ra sao thì còn là điều cần phải bàn và liệu các quy định, chế tài có thay đổi được tính toán của các chủ đầu tư trong việc bán nhà bằng ngoại tệ hay không?
Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách: văn bản trên của Ngân hàng Nhà nước là định hướng đúng. Nhưng chưa hiệu quả vì việc quản lý ngoại hối đã có từ rất lâu với những chế tài cụ thể. Tuy nhiên, những chế tài trên không đi vào đời sống do không đủ tính răn đe khi hình phạt cao nhất mà các nhà đầu tư phải chịu chỉ là 30 triệu đồng.
Với số tiền trên, chỉ cần một hợp đồng góp vốn trong hàng trăm ngôi nhà tại dự án thì rủi ro về chênh lệch tỷ giá mà một người mua nhà phải chịu đã đủ để chủ đầu tư nộp phạt. Khoản lợi nhuận còn lại mà nhà đầu tư có được là rất lớn nên dù biết là sai nhưng nhà đầu tư vẫn vi phạm.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,468.00 | 5,018.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,544.90 | 4,094.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,517.60 | 13,217.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,743.80 | 1,393.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 67
- Truy cập hôm nay: 1447
- Lượt truy cập: 7788099