Chuyện chủ đầu tư thích… “chơi sang”
2011-12-07 10:33:45
"Nếu các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách sử dụng xi măng Điện Biên, mỗi năm tỉnh sẽ tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Vân Chương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên nhận định.
Điện Biên là tỉnh nghèo nhưng lại đang tồn tại một nghịch lý: Đa số các công trình xây dựng đều chấp nhận giá cao để được xài xi măng… dưới xuôi, dù trong tỉnh đã có một nhà máy xi măng và xi măng dưới xuôi hay xi măng Điện Biên đều đạt chất lượng "Tiêu chuẩn Việt Nam"?!
Chơi sang?
Cty CP xi măng Điện Biên với công nghệ hiện đại, có công suất 1.000 tấn clinker/ngày, là đơn vị trọng điểm của ngành công nghiệp tỉnh Điện Biên, được đưa vào vận hành và 100% công suất thiết kế từ tháng 10-2009. Xi măng Điện Biên được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert, Tổng cục Đo lường chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:1997. Nói về chất lượng của xi măng Điện Biên, ông Nguyễn Minh Lượng, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng, Sở Xây dựng Điện Biên khẳng định: "Thông qua các mẫu thử chất lượng ngẫu nhiên, thông số kỹ thuật của xi măng Điện Biên luôn đảm bảo tiêu chuẩn đo lường do Nhà nước quy định".
Xi măng Điện Biên đã được đưa vào sử dụng tại một số công trình trọng điểm như: Thủy điện Lai Châu; thủy điện Nậm Na 1, Nậm Na 2, Nậm Na 3 của tỉnh Lai Châu; Thủy điện Nậm Mức, Mậm He của tỉnh Điện Biên; Thủy điện Tà Cọ, tỉnh Sơn La… và đều được các chủ đầu tư đánh giá là có chất lượng tốt và quan trọng là giá rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm xi măng cùng loại.
Tuy nhiên, bất chấp chất lượng đảm bảo, đến việc UBND tỉnh Điện Biên khuyến khích sử dụng sản phẩm địa phương vì giá rẻ… nhưng hầu hết các công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước tại Điện Biên vẫn không sử dụng xi măng Điện Biên. Đây là một nghịch lý! Lý giải điều này, một cán bộ đầu ngành ở một sở của tỉnh Điện Biên giải thích: "Xi măng Điện Biên chất lượng thua một số loại xi măng dưới xuôi như Bút Sơn, Hoàng Thạch"(?!) Về vấn đề này, ông Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô lại khẳng định: "Không có căn cứ để nói chất lượng xi măng Điện Biên kém hơn các loại xi măng khác cùng chủng loại. Tất cả các nhãn hiệu xi măng khi lưu hành đều phải đạt TCVN". Vậy tại sao một số chủ đầu tư, trong đó có cả những sở, ngành ở Điện Biên phớt lờ ý kiến của UBND tỉnh Điện Biên, bất chấp những lợi thế về giá, không sử dụng "hàng nội"?
Quyền lợi cá nhân?
Từ cuối năm 2009, UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản nêu rõ: "Về chủ trương UBND tỉnh khuyến khích sử dụng các loại vật liệu xây dựng có chất lượng, giá cả cạnh tranh và phù hợp với quy chuẩn trong thi công các công trình nhằm giảm chi phí đầu tư và đảm bảo chất lượng công trình, nhất là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc sử dụng xi măng Điện Biên trong thi công các công trình sẽ tác động tích cực đối với mục tiêu kích cầu phát triển sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và tăng thu cho ngân sách địa phương". Và dù có mặt ở không ít công trình thủy điện, những nơi đòi hỏi khắt khe về chất lượng, xi măng Điện Biên đang phải hoạt động cầm chừng, có thời điểm chỉ đạt ½ công suất vì xi măng sản xuất ra không thể vào được các công trình có sử dụng vốn ngân sách tại tỉnh nhà.
Trên thực tế, xi măng Điện Biên có giá bán thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại từ 450.000 đến 500.000 đồng/tấn. Theo ông Nguyễn Vân Chương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên: "Nếu các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách sử dụng xi măng Điện Biên, mỗi năm tỉnh sẽ tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn không nhỏ để đầu tư vào các công trình khác cấp thiết trên địa bàn". Một chủ thầu xây dựng bật mí: "Một số chủ đầu tư thích xi măng Bút Sơn dù giá cao hơn xi măng Điện Biên đến 450.000 đồng/tấn là điều không khó hiểu. Khi làm dự toán, họ đưa xi măng Bút Sơn vào nhưng khi xây dựng họ có thể dùng xi măng Điện Biên. Số tiền chênh lệch giữa hai nhãn xi măng này đương nhiên vào túi họ".
Ngoài việc lãng phí tiền ngân sách khi không sử dụng xi măng Điện Biên, việc này còn làm xấu đi môi trường đầu tư của tỉnh, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, thất thu ngân sách địa phương… Ông Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định: "Sắp tới, UBND tỉnh Điện Biên sẽ có văn bản yêu cầu tất cả chủ đầu tư phải tăng cường công tác quản lý chi phí xây dựng công trình theo hướng phải lựa chọn tất cả các loại vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng, ngoài việc đáp ứng được yêu cầu chất lượng còn phải có giá thành thấp nhất. UBND tỉnh sẽ siết chặt công tác quản lý đầu tư, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, của đơn vị tư vấn giám sát".
Khi ấy, chắc lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân của những người "thích xài sang" sẽ không còn…
Điện Biên là tỉnh nghèo nhưng lại đang tồn tại một nghịch lý: Đa số các công trình xây dựng đều chấp nhận giá cao để được xài xi măng… dưới xuôi, dù trong tỉnh đã có một nhà máy xi măng và xi măng dưới xuôi hay xi măng Điện Biên đều đạt chất lượng "Tiêu chuẩn Việt Nam"?!
Chơi sang?
Cty CP xi măng Điện Biên với công nghệ hiện đại, có công suất 1.000 tấn clinker/ngày, là đơn vị trọng điểm của ngành công nghiệp tỉnh Điện Biên, được đưa vào vận hành và 100% công suất thiết kế từ tháng 10-2009. Xi măng Điện Biên được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert, Tổng cục Đo lường chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:1997. Nói về chất lượng của xi măng Điện Biên, ông Nguyễn Minh Lượng, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng, Sở Xây dựng Điện Biên khẳng định: "Thông qua các mẫu thử chất lượng ngẫu nhiên, thông số kỹ thuật của xi măng Điện Biên luôn đảm bảo tiêu chuẩn đo lường do Nhà nước quy định".
Xi măng Điện Biên đã được đưa vào sử dụng tại một số công trình trọng điểm như: Thủy điện Lai Châu; thủy điện Nậm Na 1, Nậm Na 2, Nậm Na 3 của tỉnh Lai Châu; Thủy điện Nậm Mức, Mậm He của tỉnh Điện Biên; Thủy điện Tà Cọ, tỉnh Sơn La… và đều được các chủ đầu tư đánh giá là có chất lượng tốt và quan trọng là giá rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm xi măng cùng loại.
Tuy nhiên, bất chấp chất lượng đảm bảo, đến việc UBND tỉnh Điện Biên khuyến khích sử dụng sản phẩm địa phương vì giá rẻ… nhưng hầu hết các công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước tại Điện Biên vẫn không sử dụng xi măng Điện Biên. Đây là một nghịch lý! Lý giải điều này, một cán bộ đầu ngành ở một sở của tỉnh Điện Biên giải thích: "Xi măng Điện Biên chất lượng thua một số loại xi măng dưới xuôi như Bút Sơn, Hoàng Thạch"(?!) Về vấn đề này, ông Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô lại khẳng định: "Không có căn cứ để nói chất lượng xi măng Điện Biên kém hơn các loại xi măng khác cùng chủng loại. Tất cả các nhãn hiệu xi măng khi lưu hành đều phải đạt TCVN". Vậy tại sao một số chủ đầu tư, trong đó có cả những sở, ngành ở Điện Biên phớt lờ ý kiến của UBND tỉnh Điện Biên, bất chấp những lợi thế về giá, không sử dụng "hàng nội"?
Quyền lợi cá nhân?
Từ cuối năm 2009, UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản nêu rõ: "Về chủ trương UBND tỉnh khuyến khích sử dụng các loại vật liệu xây dựng có chất lượng, giá cả cạnh tranh và phù hợp với quy chuẩn trong thi công các công trình nhằm giảm chi phí đầu tư và đảm bảo chất lượng công trình, nhất là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc sử dụng xi măng Điện Biên trong thi công các công trình sẽ tác động tích cực đối với mục tiêu kích cầu phát triển sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và tăng thu cho ngân sách địa phương". Và dù có mặt ở không ít công trình thủy điện, những nơi đòi hỏi khắt khe về chất lượng, xi măng Điện Biên đang phải hoạt động cầm chừng, có thời điểm chỉ đạt ½ công suất vì xi măng sản xuất ra không thể vào được các công trình có sử dụng vốn ngân sách tại tỉnh nhà.
Trên thực tế, xi măng Điện Biên có giá bán thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại từ 450.000 đến 500.000 đồng/tấn. Theo ông Nguyễn Vân Chương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên: "Nếu các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách sử dụng xi măng Điện Biên, mỗi năm tỉnh sẽ tiết kiệm khoảng 100 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn không nhỏ để đầu tư vào các công trình khác cấp thiết trên địa bàn". Một chủ thầu xây dựng bật mí: "Một số chủ đầu tư thích xi măng Bút Sơn dù giá cao hơn xi măng Điện Biên đến 450.000 đồng/tấn là điều không khó hiểu. Khi làm dự toán, họ đưa xi măng Bút Sơn vào nhưng khi xây dựng họ có thể dùng xi măng Điện Biên. Số tiền chênh lệch giữa hai nhãn xi măng này đương nhiên vào túi họ".
Ngoài việc lãng phí tiền ngân sách khi không sử dụng xi măng Điện Biên, việc này còn làm xấu đi môi trường đầu tư của tỉnh, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, thất thu ngân sách địa phương… Ông Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định: "Sắp tới, UBND tỉnh Điện Biên sẽ có văn bản yêu cầu tất cả chủ đầu tư phải tăng cường công tác quản lý chi phí xây dựng công trình theo hướng phải lựa chọn tất cả các loại vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng, ngoài việc đáp ứng được yêu cầu chất lượng còn phải có giá thành thấp nhất. UBND tỉnh sẽ siết chặt công tác quản lý đầu tư, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, của đơn vị tư vấn giám sát".
Khi ấy, chắc lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân của những người "thích xài sang" sẽ không còn…
Theo M.Tuấn
PLXH
PLXH
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 186
- Truy cập hôm nay: 4509
- Lượt truy cập: 7794916