Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Trung Quốc bị tố là quốc gia "ăn cắp" kiến trúc giỏi nhất thế giới
2013-01-10 08:56:38

Những kiến trúc sư nổi tiếng hàng đầu thế giới đã bắt đầu lên tiếng phản ứng khi các công trình kiến trúc ấn tượng, là hình ảnh đại diện của một số quốc gia đang được “nhân giống vô tính” hàng loạt tại Trung Quốc với tốc độ chóng mặt.

Mới đây, kiến trúc sư Zaha Hadid cho biết bà đang chuẩn bị cho các thủ tục pháp lý để tiến hành vụ kiện sao chép ý tưởng trắng trợn. Được biết công trình Wangjing Soho do bà thiết kế, đang được xây dựng ở thành phố Bắc Kinh đã bị “nhái” ý tưởng gần như 100%. Bà Hadid gọi đây là “kiến trúc tặc” vì đã bê nguyên ý tưởng của bà áp dụng để xây dựng một công trình giống hệt nằm ở thành phố Trùng Khánh.

Hadid cho biết bà hoàn toàn thoải mái nếu có những công trình lấy ý tưởng từ toà nhà của bà, nó có thể giống ở một vài đặc điểm nhưng nó bắt buộc phải có những điểm khác biệt, nếu không công trình đó chỉ là đi ăn cắp. Điều này được Hadid ví như “nước được lấy từ cùng một giếng” và “nước được lấy từ cùng một xô”. Nếu đã đến mức “lấy nước từ cùng một xô” thì bà sẽ không thể giữ im lặng được nữa.

Thiết kế của công trình Wangjing Soho tại Bắc Kinh
Thiết kế của công trình Wangjing Soho tại Bắc Kinh

Thiết kế của công trình Wangjing Soho tại Bắc Kinh
Thiết kế của công trình “nhái” tại Trùng Khánh chỉ bỏ bớt đi một khối kiến trúc và được xây dựng trên quy mô nhỏ hơn so với Wangjing Soho tại Bắc Kinh

Luật sư Nigel Calvert đã trả lời tờ Guardian về vụ kiện của bà Hadid rằng: “Chúng tôi sẽ yêu cầu bên đang thi công công trình sao chép phải dừng ngay việc xây dựng lại, thay đổi ngoại thất của toà nhà và đòi họ phải xin lỗi công khai bà Hadid, đồng thời họ sẽ phải bồi thường theo thỏa thuận cho bà.” Điều không thể tin nổi là công trình “nhái” được xây dựng ở Trùng Khánh sẽ hoàn tất trước cả công trình gốc ở Bắc Kinh.

Trước đây, nhà thờ Ronchamp nổi tiếng của Pháp cũng đã bị nhái lại hồi thập niên 1990. Công trình copy nằm tại thành phố Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam nhưng sau đó vì sự phản ứng quá dữ dội của quỹ Corbusier được thành lập bởi kiến trúc sư Le Corbusier vốn là tác giả của công trình kiến trúc gốc tại Pháp, nhà thờ “copy” đã bị phá đi.

Nhà thờ Ronchamp của Pháp
Nhà thờ Ronchamp của Pháp

Nhà thờ Ronchamp “copy” tại thành phố Trịnh Châu đã bị phá đi sau khi gặp phải sự phản ứng dữ dội
Nhà thờ Ronchamp “copy” tại thành phố Trịnh Châu đã bị phá đi sau khi gặp phải sự phản ứng dữ dội

Nước Pháp có vẻ được “ưu ái” khi nhiều công trình kiến trúc của nước này bị sao chép lại. Bên cạnh nhà thờ Ronchamp là trường hợp tháp Eiffel không phải ở Paris mà là ở ngoại ô thành phố Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang.

Tháp Eiffel của thành phố Paris và tháp Eiffel “phiên bản 2” của thành phố Hàng Châu
Tháp Eiffel của thành phố Paris và tháp Eiffel “phiên bản 2” của thành phố Hàng Châu

Nước Anh cũng được vinh dự góp mặt trong phong cách kiến trúc đa quốc gia mới nổi tại đất nước Trung Quốc. Cầu Tower nổi tiếng của thành phố London được xây dựng lại giống y hệt tại thành phố Tô Châu. Điều khác duy nhất là cây cầu này không có hệ thống kéo để nâng cầu lên khi có tàu lớn đi qua.

Cầu Tower Bridge của thành phố Tô Châu của tỉnh Giang Tô
Cầu Tower Bridge của thành phố Tô Châu của tỉnh Giang Tô

Cầu Tower Bridge của thành phố London, Anh
Cầu Tower Bridge của thành phố London, Anh

Lý giải hiện tượng đằng sau những tòa nhà bị sao chép, kiến trúc sư Jack Carlson cho rằng chính quyền ở những địa phương này muốn xây dựng những công trình mang tính văn hóa đa dạng và có lẽ đang hướng Trung Quốc đến một sự toàn cầu hóa về mặt kiến trúc. Nhưng rõ ràng, cách mà Trung Quốc đang sử dụng không phải là một phương pháp hay.

Hiện tượng sao chép kiến trúc này kỳ thực đã không còn lạ lẫm với giới kiến trúc phương Tây. Hồi năm 2006, một thị trấn giống hệt với thị trấn bên bờ sông Thames của thành phố London bỗng chốc nằm ngay trong lòng Thượng Hải với những tòa nhà được xây dựng theo phong cách Tudor và cả những bốt điện thoại được sơn đỏ vốn là đặc trưng nhận diện của nước Anh.

Thị trấn mang đặc trưng phong cách Anh với lối kiến trúc Tudor nằm ở thành phố Thượng Hải
Thị trấn mang đặc trưng phong cách Anh với lối kiến trúc Tudor nằm ở thành phố Thượng Hải

Bốt điện thoại sơn đỏ - một nét đặc trưng của Anh
Bốt điện thoại sơn đỏ - một nét đặc trưng của Anh

Ông James Ho, chủ tịch công ty xây dựng chịu trách tiến hành công trình này chia sẻ: “Tôi muốn những công trình này mang hơi thở nước Anh. Phong cách Anh thật đặc biệt. Khi đã quyết định học tập từ người khác, ta không nên cải biên hay thay đổi gì.”

Ví dụ nổi tiếng khác về việc sao chép kiến trúc phương Tây trên quy mô lớn có lẽ phải kể tới thị trấn Hallstatt, một thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng của Áo bỗng có “anh em sinh đôi” ở tỉnh Quý Châu. Không chỉ những công trình nổi tiếng mà những biệt thự dành cho giới siêu giàu ở ngoại ô Florida của Mỹ cũng bắt đầu mọc lên như nấm tại Trung Quốc để phục vụ tầng lớp thượng lưu mới nổi tại đây.

“Thị trấn Hallstatt” ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc
“Thị trấn Hallstatt” ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

Thị trấn Hallstatt “xịn” của Áo
Thị trấn Hallstatt “xịn” của Áo

Biệt thự của Trung Quốc mang phong cách trang nhã của Pháp
Biệt thự của Trung Quốc mang phong cách trang nhã của Pháp

Theo Pi Uy

Dân Trí

http://land.cafef.vn/phong-cach/trung-quoc-bi-to-la-quoc-gia-an-cap-kien-truc-gioi-nhat-the-gioi-20130110075814683ca46.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,532.805,082.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,598.704,148.70
100g ABC Bullion Bar
14,690.3013,390.30
1kg ABC Bullion Silver
1,764.601,414.60
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 100
  • Truy cập hôm nay: 288
  • Lượt truy cập: 7790695