Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

“Long mạch” ở cầu vượt Thủ Đức
2013-05-30 09:55:26

Xa lộ Hà Nội, trước gọi là xa lộ Biên Hòa, được khởi công vào tháng 7-1957 đến tháng 4-1961 thì hoàn thành với chiều dài 32 km, rộng 21 m. Tuyến đường bắt đầu từ ngã tư Hàng Xanh, kết thúc tại ngã ba Bến Đỗ (còn gọi là ngã ba Chợ Sặt vì chợ Sặt, Biên Hòa nằm gần ngã ba này).

“Vong” vì cắt băng khánh thành trật chỗ (?!)

Lúc đầu, xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường băng dã chiến cho máy bay quân sự cất/hạ cánh. Đến năm 1971, người ta đặt dải phân cách ở giữa tim để chia đường thành hai chiều riêng biệt. Nhìn từ trên cao, tuyến xa lộ Hà Nội như một con rồng uốn trên vùng đất có cả đồi và trũng, lượn vắt qua cả sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Thời chiến tranh, bên nào nắm được xa lộ Biên Hòa là có thể chế ngự được cả Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ. Thời nay, xa lộ Hà Nội được coi là xương sống, huyết mạch kinh tế của vùng và cả nước.

Nói về tầm quan trọng của tuyến xa lộ Hà Nội như thế để kể lại chuyện xưa. Chuyện rằng ngày 28-6-1961, tại Thị Nghè, ông Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành, khai thông xa lộ Biên Hòa. Ngày 1-11-1963, anh em nhà họ Ngô bị phe đảo chính giết. Được dịp, các thầy phong thủy, địa lý mới “giở quẻ” ra mà phán rằng: Nhà Ngô “vong” vì khi khánh thành xa lộ Biên Hòa đã đứng ở Thị Nghè để cắt băng là không đúng chỗ, phạm vào luật phong thủy “khởi hạ, thành thượng” (khi khởi công, khởi sự thì chọn nơi thấp; khi nên việc, khánh thành thì chọn nơi cao mà làm lễ!). 

Vì theo bình đồ (bản vẽ thể hiện mặt chiếu bằng địa hình của một khu vực) thì khu vực Thị Nghè - Hàng Xanh là vùng triền trũng đổ ra sông Sài Gòn, là nơi thấp của cả tuyến xa lộ Biên Hòa. Nơi cao nhất của tuyến chính là khu vực quanh ngã tư Thủ Đức. Vì thế nơi này có tháp điều áp để cấp nước cho cả Sài Gòn và vùng Thủ Đức, Biên Hòa.

“Long mạch” ở cầu vượt Thủ Đức (1)

 Cầu vượt ngã tư Thủ Đức. Ảnh: LĐ

“Đỉnh nghinh thiên” và những người “già chuyện”

Theo một cán bộ ngành giao thông công chính, từ sau năm 2005, những người chuyên làm cầu đường bắt đầu tin vào phong thủy, địa lý hơn. Với họ, “thời” (mở rộng xa lộ Hà Nội) đã điểm và “thế” (nghinh thiên của rồng) đã định nên mọi việc khởi công, khánh thành liên quan đến xa lộ Hà Nội đều được “hành lễ” cẩn trọng. 

Họ đưa ra quan niệm mới “Khởi thượng thành nhân” (khởi sự, khởi công ở nơi cao (ráo) thì mới nên người) và đương nhiên điểm được chọn làm các lễ trên là quanh khu vực ngã tư Thủ Đức! Chả thế mà ngày khởi công mở rộng xa lộ Hà Nội 2-4-2010 đã được người ta chọn “hành lễ” gần cây xăng Ngọc Điệp, cách ngã tư Thủ Đức khoảng 200 m (phía đối diện là cặp rồng chầu được trồng, uốn bằng cây kiểng như đã nói). Tiếp đó, lễ khởi công xây dựng cầu thép vượt ngã tư Thủ Đức ngày 10-7-2012 cũng được tổ chức ngay tại ngã tư, bên hông Co.opmart. Ngày 27-1-2013, lễ khánh thành cầu vượt cũng được làm ở ngay ngã tư này.

Có người bảo cầu đã vượt lên ở nơi cao nhất của tuyến xa lộ Hà Nội (“đỉnh” nghinh thiên của TP) mà không gặp trục trặc nào khi thi công chứng tỏ… trời đã thuận (!). Lại nữa, ngày khởi công cầu vượt Hàng Xanh (16-10-2012) không có lễ như lẽ thường. Ngày khánh thành ở cầu vượt Hàng Xanh cũng không có lễ cắt băng dù việc thông xe diễn ra cùng lúc với cầu vượt Thủ Đức. Cũng trong ngày 27-1-2013, cầu Suối Cái ở phía dưới dốc ngã tư Thủ Đức được hoàn thành, thông xe nhưng không có “lễ” ở đây.

Một vị lãnh đạo Sở GTVT giải thích chẳng qua cùng một ngày mà thông ba cây cầu nên làm lễ ở một nơi cho tiết kiệm. Nhưng những người “già chuyện” thì cố tình giải thích sự kiện theo hướng mê tín, rằng “cái dớp” đứng cắt băng ở chỗ thấp (“thành hạ”) không đúng chỗ của họ Ngô xưa vẫn ám ảnh những người làm cầu đường hôm nay (!).

Không chặt… đầu rồng!

Theo quy hoạch từ cuối thế kỷ trước, ngã tư Thủ Đức sẽ được xây dựng thành nút giao thông ba tầng: hầm ở dưới, vòng xoay trên mặt đất và cầu vượt trên cao. Tháng 5-2012, Sở GTVT trình lên UBND TP ba phương án làm cầu vượt tại ngã tư này: 1. Làm cầu vượt theo hướng đường Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt cho hai làn xe đi hai chiều; 2. Làm trước bốn làn cầu vượt theo hướng xa lộ Hà Nội; 3. Làm tám làn hầm chui theo hướng xa lộ Hà Nội…

“Long mạch” ở cầu vượt Thủ Đức (2)

Cặp rồng chầu bằng cây kiểng gần ngã tư Thủ Đức, một trong những biểu tượng đẹp của cửa ngõ vào TP.HCM.  Ảnh: LĐ

Lại theo lời phán chỉ của các thầy phong thủy, địa lý và lời đồn đoán của những người chuyên xây dựng cầu đường, nếu làm theo phương án 3 thì con rồng xa lộ Hà Nội đang ở thế lên đỉnh nghinh thiên bỗng chuyển thế chúi đầu xuống đất (“kiến địa”) là điều không nên. Lại nữa, khi hoàn chỉnh nút giao thông theo phương án 1 thì cầu vượt Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt như một nhát kiếm chém xuống đầu rồng đã bị ở thế “kiến địa”. Và dĩ nhiên, họ phán trong thuật phong thủy, hai phương án nói trên là những điều đại kỵ.

Phàm ở đời, muốn ăn theo nói leo, muốn tát nước theo mưa thì người ta cũng phải biết lựa lúc trời có mưa mới… tát. Và điều trùng hợp mà các thầy địa lý, phong thủy vin vào để bàn tán chính là cuối cùng cơ quan chức năng đã lựa chọn phương án 2 để xây dựng nút giao thông.

Theo ông Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2, sở dĩ phương án 2 được chọn vì nó giải quyết được 75% lượng xe qua nút (phương án 1 chỉ là 16%), giá rẻ hơn (270 tỉ đồng so với 720 tỉ đồng nếu làm hầm tám làn xe theo phương án 3), thời gian thi công nhanh hơn (năm tháng so với 37 tháng nếu làm theo phương án 3). “Việc lựa chọn phương án 2 là dựa theo các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế và thời gian thi công để sớm giải quyết nạn kẹt xe ở ngã tư Thủ Đức. Còn mọi lời đồn đoán về phong thủy, địa lý thì cũng chỉ là… đồn đoán mà thôi!” - ông Thiết nói.

Biểu tượng của  sự phồn thịnh

Từ năm 2010, TP.HCM bắt đầu mở rộng xa lộ Hà Nội lên 113-153 m. Dịp này, các thầy phong thủy, địa lý lại “phát hiện” ra rằng: Khu vực ngã tư Thủ Đức chính là nơi “nghinh thiên” (hướng lên, đón khí trời) của con rồng xa lộ Hà Nội. Ở nơi này, cả hướng đi và về của xa lộ Hà Nội tạo ra thế “lưỡng long hội nghiệp” để TP phát triển cả chiều sâu vào nội thành và rộng ra các vùng xung quanh.

Khi đó người ta định đặt một cặp rồng chầu bằng đá ở gần ngã tư Thủ Đức để “làm dấu” nơi rồng nghinh thiên nhưng có ý kiến cho rằng làm thế là mê tín, không hay. Sau đó, một nghệ nhân nhà vườn đưa ra sáng kiến trồng một cặp rồng chầu bằng cây kiểng dọc theo xa lộ Hà Nội, đối diện với cây xăng Ngọc Điệp. Đến nay, cặp cây rồng theo thế “long hội” ở nơi cửa ngõ Đông Bắc TP ấy là cặp rồng duy nhất có ở các cửa ngõ của TP.HCM. Nó luôn xanh tươi và là một trong những biểu tượng về sự phồn thịnh của TP trẻ trung, năng động Sài Gòn - TP.HCM.

Long mạch là… đường  ống nước

Cầu vượt bằng thép qua ngã tư Thủ Đức được hoàn thành với thời gian sử dụng là vĩnh viễn. Điều này đồng nghĩa bước hoàn chỉnh nút tiếp theo là làm hầm chui theo hướng đường Võ Văn Ngân - Lê Văn Việt. Theo các thầy phong thủy - địa lý thì làm hầm theo hướng này sẽ đụng đến long mạch của TP.

“Long mạch” ở cầu vượt Thủ Đức (3)

Đường ống cấp nước cạnh cầu Suối Cái được cho là “long mạch” của TP. Ảnh: LĐ

Nghe thế, Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 2, cả cười: “Đúng rồi, có “long mạch” cả đấy! Dọc hai bên xa lộ Hà Nội là hai đường ống đường kính 2.000 và 2.400 mm cấp nước cho cả TP. Vì vậy, khi làm hầm sẽ phải đưa hai đoạn “long mạch” ấy lên cao hoặc hạ chìm sâu hơn chứ nếu để đứt hai đoạn “long mạch” này thì TP lấy nước đâu sinh hoạt!”.

Theo Lưu Đức - Hoàng Thuyên

Pháp Luật Việt Nam

http://cafef.vn/chinh-sach-quy-hoach/long-mach-o-cau-vuot-thu-duc-2013053009121572714ca44.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,418.804,983.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,502.504,082.50
100g ABC Bullion Bar
14,383.0013,083.00
1kg ABC Bullion Silver
1,709.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 78
  • Truy cập hôm nay: 1528
  • Lượt truy cập: 7775862