Những “quái chiêu” phi vụ chuyển giá 1.200 tỷ của đại gia Keangnam
2013-10-26 09:13:13
Theo các chuyên gia, từ phi vụ Keangnam Vina, ngành thuế cần nhìn thấy được lỗ hổng chuyển giá mà những "con voi" bất động sản có thể "chui" qua.
Những "quái chiêu" của đại gia FDI
Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi chủ sở hữu của Keangnam Vina trong suốt 5 năm qua liên tục "than nghèo kể khổ". Mặc dù tính từ năm 2011, khi tòa nhà bắt đầu đi vào vận hành với doanh thu lên đến 5.200 tỷ đồng nhưng họ vẫn than lỗ 140 tỷ đồng. Cũng chính từ đó, "vị" đại gia có 100% vốn đầu tư từ xứ Kim Chi này bắt đầu bị đưa vào tầm ngắm của các cơ quan thuế. Khi vào cuộc, những "quái chiêu" của họ mới bắt đầu lộ diện.
Từ tháng 10/2007, sau 3 tháng được cấp phép và đặt chân đến Việt Nam, Keangnam Vina đã ký hợp đồng với công ty Keangnam Enterprise - một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Được biết khi đó, tổng giá trị hợp đồng của hai công ty này khiến giới bất động sản Việt Nam "sốc lên sốc xuống" với 871 triệu USD. Theo hợp đồng, Keangnam Enterprise sẽ khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng và cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Sau đó một năm, riêng khoản phí tư vấn tài chính này đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả cho người "anh em ruột" lên tới 485 tỷ đồng. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên tới vài triệu USD.
Sau này, trong khi Keangnam Vina lại "khóc mếu" vì thua lỗ liên tục, không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì "người anh em" EPC Keangnam Enterpise ở Hàn Quốc vui mừng vì khoản lãi lớn. Khi đó, "người huynh đệ" của Keangnam Vina chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Bằng "quái chiêu" đó, Keangnam Vina đã chuyển được một khoản lợi nhuận kếch sù về "đất mẹ" Hàn Quốc.
Cũng trong năm 2007, để chuẩn bị tài chính cho dự án, Keangnam Vina cũng ký hợp đồng vay vốn ở ngân hàng Kookmin Bank. Đến nay, công ty này đã vay tổng cộng 400 triệu USD từ ngân hàng này và tổng số lãi vay, chi phí tài chính của việc vay lãi lên đến 2.000 tỷ đồng. Khi đó, các chuyên gia của ngành thuế Hà Nội đã tính rằng, Keangnam Vina đã trả lãi suất trung bình khoảng 12% mỗi năm cho khoản vay từ Kookmin Bank. Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5-7% mỗi năm. Sự chênh lệch quá lớn này khiến nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam phải thốt lên vì "bực mình". Ai cũng cảm thấy có điều gì đó bất ổn từ đại gia bất động sản có 100% vốn từ Hàn Quốc này. Tuy nhiên, ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5-7%. Vì động thái "sửa sai" nên Keangnam Vina không bị phạt chuyển giá ở hành vi này.
Được biết, hiện tại, với tổng giá trị bị điều chỉnh 1.220 tỷ đồng, toàn bộ số lỗ mà Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina khai báo phát sinh 2007-2011 đã hiển nhiên giảm hết. Đại gia này bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới 95,2 tỷ đồng.
Bài học lớn từ lỗ hổng chuyển giá
Từ khi bàn giao căn hộ cho khách hàng, tòa nhà 72 tầng này đã xảy ra rất nhiều "scandal". Năm 2012, báo Người Đưa Tin liên tục nhận được đơn "kêu cứu" từ các "thượng đế" của tòa nhà này khi bị chủ đầu tư dọa cắt điện, cắt thang máy. Chưa dừng lại ở đó, họ còn tuyên bố sẽ trả lại tòa nhà cho TP. Hà Nội vì… lỗ, phí chung cư không đủ trang trải phí vận hành tòa nhà.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin về vấn đề các doanh nghiệp FDI chuyển giá, báo lỗ giả, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn cho rằng, hiện nay có tình trạng doanh nghiệp nước ngoài liên tục kêu lỗ để "né" thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng lại thường xuyên mở rộng quy mô và tăng doanh thu. Trong vấn đề này, các cơ quan hữu quan cần phải xem xét lại tính công khai minh bạch của các đại gia nước ngoài. Nếu phát hiện ra sai phạm, cần xử lý theo đúng quy định để làm gương cho các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, để có tính răn đe, các cơ quan nhà nước cần xử phạt gấp nhiều lần số thuế thu nhập doanh nghiệp mà các cơ quan này phải nộp. Bởi khi vào Việt Nam, các đại gia này đã được ưu đãi rất nhiều của Chính phủ về giảm thuế, giãn thuế.
Theo nhiều chuyên gia, từ trước đến nay, việc báo "lỗ ảo" của các doanh nghiệp FDI đã trở thành một "căn bệnh". Trước đó, nhiều "ông lớn" của ngành đồ uống nước ngoài cũng áp dụng "chiêu thức" này để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là bài học từ Nestlé hay Coca-cola. Được biết, hai đại gia "ngoại quốc" này đã từng bị cho vào tầm ngắm chuyển giá.
112 "ông lớn ngoại quốc" bị bắt thóp chuyển giá
Tổng cục Thuế vừa kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng tại 122 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc 23 địa phương trên cả nước trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012. Theo đó, 122 doanh nghiệp FDI đã bị phát hiện chuyển giá. Tổng số tiền bị buộc truy thu hơn 200 tỷ đồng. Địa phương có số thuế bị truy thu lớn nhất là Hà Nội: 98 tỷ đồng, TP. HCM: 15 tỷ đồng, Thái Bình: 7 tỷ đồng, Lâm Đồng: 5 tỷ đồng; giá trị giảm lỗ lớn nhất là TP. HCM với số lỗ giảm là 362 tỷ đồng.
Ngã ngửa vì lỗ hổng… khổng lồ
Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Từ vụ Keangnam, ngành thuế Việt Nam cần nhận ra lỗ hổng về pháp lý để các doanh nghiệp FDI dựa vào đó có thời cơ chuyển giá. Theo tôi được biết, từ khi phát hiện ra Keangnam Vina vay 400 triệu USD từ ngân hàng ở Hàn Quốc với mức lãi suất chênh lệch gấp đôi ở Việt Nam, chúng ta mới ngã ngửa ra khi phát hiện ra lỗ hổng khổng lồ. Bởi, Việt Nam hiện chưa có quy định khống chế mức trần lãi suất tiền vay bằng ngoại tệ (nhất là với trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam vay đối tác nước ngoài dưới các hình thức: cung ứng tín dụng, phát hành trái phiếu quốc tế).
Bên cạnh đó, quy định hiện hành cho phép các ngân hàng tự định ra lãi suất đối với khách hàng theo hình thức thỏa thuận. Chính vì thế, ngành thuế rất khó để đưa ra một kết luận khi không có căn cứ pháp lý vững chắc. Trong thời gian tới, các nhà làm luật cần nghiên cứu để bịt lỗ hổng trên, hạn chế việc "làm xiếc" của các doanh nghiệp FDI".
Bên cạnh đó, quy định hiện hành cho phép các ngân hàng tự định ra lãi suất đối với khách hàng theo hình thức thỏa thuận. Chính vì thế, ngành thuế rất khó để đưa ra một kết luận khi không có căn cứ pháp lý vững chắc. Trong thời gian tới, các nhà làm luật cần nghiên cứu để bịt lỗ hổng trên, hạn chế việc "làm xiếc" của các doanh nghiệp FDI".
Theo Vương Chân
Đời Sống Pháp Luật
http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/nhung-quai-chieu-phi-vu-chuyen-gia-1200-ty-cua-dai-gia-keangnam-201310260808337672ca43.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,345.50 | 4,925.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,441.80 | 4,041.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,197.60 | 12,897.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,698.00 | 1,348.00 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 143
- Truy cập hôm nay: 1610
- Lượt truy cập: 7761242