Vốn ngoại trên TTCK Việt Nam: Hình thái mới, hướng chảy mới
2010-02-19 10:04:19
Một số ngân hàng phát hành P-notes đầu tư vào Việt Nam gồm Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merill Lynch.
Dòng
vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã quay lại các thị trường mới nổi trong
năm 2009. Theo số liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF) thì sau khi
dòng vốn ĐTNN có dấu hiệu chảy ra đáng kể khỏi các thị trường mới nổi
trong năm 2008, dòng vốn này đã quay trở lại mạnh mẽ trong quý II/2009
(hình 1).
Tờ Financial Times công bố số liệu của EPFR Global tháng 10/2009 cho thấy kết quả tương tự. Theo số liệu của EPFR Global, dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư nhắm vào thị trường mới nổi đã đạt mức 63,1 tỷ USD vào tháng 10/2009, cao hơn mức kỷ lục 52,7 tỷ USD của năm 2007.
Vốn ngoại vào các thị trường cổ phiếu mới nổi: Tăng kỷ lục
Ông Alan Conway, Trưởng bộ phận thị trường cổ phiếu mới nổi của Công ty quản lý tài sản Schroders nhận định, trong vòng 25 năm qua, chưa bao giờ ông thấy mối quan tâm đến các thị trường mới nổi lại tăng nhanh đến như vậy. Một trong n
hững nguyên nhân là do NĐT bắt đầu nhận ra các thị trường mới nổi hồi phục nhanh hơn các thị trường đã phát triển. Ngoài ra, kinh tế Mỹ cho thấy những dấu hiệu hồi phục bắt đầu từ quý II/2009 cũng củng cố niềm tin là sức cầu mạnh lên của kinh tế Mỹ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi.
Số liệu của IIF cho thấy, các thị trường mới nổi của châu Á là khu vực dẫn đầu trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn này bắt đầu chậm đi trong quý III/2009, sau khi bùng nổ vào quý II. NĐT từ các nước phát triển đã thận trọng hơn trước cảnh báo về những đợt tăng giá "nóng" và khả năng hình thành "bong bóng" giá cổ phiếu mới ở một số thị trường mới nổi chủ chốt như Trung Quốc.
Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo với các khách hàng của mình là giá cổ phiếu một số thị trường mới nổi không còn rẻ nữa từ giữa quý III/2009; trong giai đoạn này, nhiều nhà kinh tế học cũng lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế thế giới.
Sự kiện Dubai World diễn ra vào những tháng cuối năm 2009 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho NĐT tại các thị trường mới nổi. Hiệu ứng của sự kiện này khiến nhà ĐTNN đòi hỏi một "phần bù rủi ro" lớn hơn, nghĩa là họ muốn tìm kiếm những thị trường mà giá cổ phiếu còn rẻ tương đối so với mức độ rủi ro của nó. Họ xem xét mối quan hệ giữa chất lượng các khoản vay nợ của DN đến giá cổ phiếu. Những DN có dấu hiệu rủi ro về nợ vay sẽ không được ưa chuộng và phải chấp nhận một mức giá cổ phiếu thấp hơn để hấp dẫn NĐT.
Vốn ngoại vào Việt Nam: Không biến động mạnh
Khi khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, vốn ĐTNN tại nhiều quốc gia đã bị rút ra, nhưng tại Việt Nam, không thấy dòng vốn này biến động mạnh. Thứ nhất là do thông tin về dòng vốn ĐTNN vào TTCK không được thống kê rõ ràng, do đó khó có sự phản ánh chính xác và kịp thời trên các phương tiện truyền thông về diễn biến dòng vốn này.
Thứ hai là do việc rút vốn ra khỏi Việt Nam không dễ dàng trong bối cảnh nguồn cung USD không phải luôn thông suốt. Nếu bất chấp hậu quả mà rút vốn thì tổn thất của nhà ĐTNN do biến động tỷ giá là không nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, không có tình trạng rút vốn ào ạt khỏi Việt Nam.
Khi dòng vốn nước ngoài bắt đầu quay lại các thị trường mới nổi, có thể họ đặt mục tiêu quay lại những thị trường mới nổi quen thuộc hơn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và các thị trường mới nổi ở châu Âu trước khi quay lại Việt Nam. Cộng với việc thống kê về vốn nước ngoài ở Việt Nam chưa rõ ràng, nên chúng ta không cảm nhận được sự di chuyển trở lại của vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Theo báo cáo "Taking Stock" của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 12/2009 thì lượng vốn đầu tư danh mục vào Việt Nam sụt giảm từ mức tăng 6,2 tỷ USD trong năm 2007 xuống mức giảm 0,6 tỷ USD trong năm 2008 và được ước tính không có thay đổi đáng kể trong năm 2009 (hình 2). Có tài liệu trích nguồn số liệu từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội tháng 11/2009 là nguồn vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam khoảng 500 triệu USD.
Tuy không có đột biến trong dòng vốn ngoại vào và ra trên TTCK Việt Nam, nhưng năm 2009 đã nổi lên một vài sự kiện đáng chú ý, đó là vấn đề về chứng chỉ tham gia đầu tư (P-notes) và "sự kiện rút vốn".
Bàn về P-notes
Trong năm qua, P-notes nhận được nhiều mối quan tâm của giới đầu tư chứng khoán, vì có những cảnh báo về tính khó kiểm soát của dòng vốn đầu tư vào những sản phẩm này khiến cho dòng vốn vào - ra có thể tạo ra những bất ổn trên TTCK và khiến rủi ro về rửa tiền ở Việt Nam tăng lên, bởi những người đầu tư vào P-notes không cần đăng ký với cơ quan quản lý.
Trước tiên, cần xem xét bản chất của P-notes. Đây là công cụ phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là một gói danh mục các chứng khoán được một số tổ chức tài chính nước ngoài sở hữu. Một số ngân hàng phát hành P-notes đầu tư vào Việt Nam gồm Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merill Lynch. Hiểu đơn giản là các ngân hàng này mua một nhóm cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, sau đó gói lại thành một gói và các NĐT mua P-notes của các tổ chức này phát hành sẽ được hưởng lãi vốn và cổ tức từ gói danh mục đó.
Đối với một số tổ chức phát hành, danh mục đầu tư cơ sở này là danh mục đầu tư có thời hạn quy định sẵn. Điều này nghĩa là người mua P-notes không thể buộc thanh lý danh mục sớm hơn dự kiến và nếu họ muốn thì chỉ có thể bán nó cho người khác (một số chứng chỉ này được niêm yết). Như vậy, đối với những P-notes mà danh mục đầu tư cơ sở không phụ thuộc vào quyết định của người sở hữu P-notes thì cơ quan quản lý Việt Nam không cần phải quá lo lắng về vai trò của những người sở hữu P-notes, vì dòng vốn di chuyển giữa những người này không ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK Việt Nam.
Những người này giống như đầu tư vào một quỹ đầu tư do các tổ chức phát hành quản lý và cơ quan quản lý của Việt Nam chỉ cần quan tâm đến giao dịch của đại diện tổ chức phát hành các P-notes này ở Việt Nam. Trong khi đó, những tổ chức này nằm trong tầm quản lý của các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Đối với những P-notes cho phép NĐT được quyền quyết định định kỳ lựa chọn mua bán chứng khoán, nghĩa là tổ chức đầu tư thay mặt NĐT đó để giao dịch mua vào - bán ra cổ phiếu thường xuyên hơn, thì tình hình có vẻ phức tạp và có vẻ sẽ ảnh hưởng đến độ biến động của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi quy kết cho những P-notes dạng này "tội danh" lớn như vậy, cần phải xem lại là quy mô giao dịch của khối nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam có lớn đến mức họ có thể làm thị trường bất ổn hơn nhiều hay không?
Giao dịch của nhà ĐTNN: Không nên thổi phồng tính quan trọng
Theo dữ liệu của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) thì trong giai đoạn 2005 - 2009, giá trị giao dịch hàng năm của khối ngoại dù là mua vào hay bán ra, thỏa thuận hay khớp lệnh, thường không chiếm hơn 20% giá trị giao dịch của toàn thị trường (hình 3). Do đó, không thể cho rằng, giao dịch của nhà ĐTNN có vai trò chính trong việc tạo ra biến động lớn trên thị trường cổ phiếu Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý là năm 2009, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại giảm đi. Vì vậy, không có gì lạ khi có nhiều nhận định rằng, dòng vốn nội dẫn dắt thị trường trong năm 2009. Như vậy, trong điều kiện hiện tại, những giao dịch có liên quan đến P-notes của khối nhà ĐTNN càng không đáng quan ngại.
Theo ĐTCK-Online
Tờ Financial Times công bố số liệu của EPFR Global tháng 10/2009 cho thấy kết quả tương tự. Theo số liệu của EPFR Global, dòng vốn đổ vào các quỹ đầu tư nhắm vào thị trường mới nổi đã đạt mức 63,1 tỷ USD vào tháng 10/2009, cao hơn mức kỷ lục 52,7 tỷ USD của năm 2007.
Vốn ngoại vào các thị trường cổ phiếu mới nổi: Tăng kỷ lục
Ông Alan Conway, Trưởng bộ phận thị trường cổ phiếu mới nổi của Công ty quản lý tài sản Schroders nhận định, trong vòng 25 năm qua, chưa bao giờ ông thấy mối quan tâm đến các thị trường mới nổi lại tăng nhanh đến như vậy. Một trong n
hững nguyên nhân là do NĐT bắt đầu nhận ra các thị trường mới nổi hồi phục nhanh hơn các thị trường đã phát triển. Ngoài ra, kinh tế Mỹ cho thấy những dấu hiệu hồi phục bắt đầu từ quý II/2009 cũng củng cố niềm tin là sức cầu mạnh lên của kinh tế Mỹ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi.
Nguồn: IIF
Số liệu của IIF cho thấy, các thị trường mới nổi của châu Á là khu vực dẫn đầu trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn này bắt đầu chậm đi trong quý III/2009, sau khi bùng nổ vào quý II. NĐT từ các nước phát triển đã thận trọng hơn trước cảnh báo về những đợt tăng giá "nóng" và khả năng hình thành "bong bóng" giá cổ phiếu mới ở một số thị trường mới nổi chủ chốt như Trung Quốc.
Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo với các khách hàng của mình là giá cổ phiếu một số thị trường mới nổi không còn rẻ nữa từ giữa quý III/2009; trong giai đoạn này, nhiều nhà kinh tế học cũng lên tiếng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế thế giới.
Sự kiện Dubai World diễn ra vào những tháng cuối năm 2009 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho NĐT tại các thị trường mới nổi. Hiệu ứng của sự kiện này khiến nhà ĐTNN đòi hỏi một "phần bù rủi ro" lớn hơn, nghĩa là họ muốn tìm kiếm những thị trường mà giá cổ phiếu còn rẻ tương đối so với mức độ rủi ro của nó. Họ xem xét mối quan hệ giữa chất lượng các khoản vay nợ của DN đến giá cổ phiếu. Những DN có dấu hiệu rủi ro về nợ vay sẽ không được ưa chuộng và phải chấp nhận một mức giá cổ phiếu thấp hơn để hấp dẫn NĐT.
Vốn ngoại vào Việt Nam: Không biến động mạnh
Khi khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, vốn ĐTNN tại nhiều quốc gia đã bị rút ra, nhưng tại Việt Nam, không thấy dòng vốn này biến động mạnh. Thứ nhất là do thông tin về dòng vốn ĐTNN vào TTCK không được thống kê rõ ràng, do đó khó có sự phản ánh chính xác và kịp thời trên các phương tiện truyền thông về diễn biến dòng vốn này.
Thứ hai là do việc rút vốn ra khỏi Việt Nam không dễ dàng trong bối cảnh nguồn cung USD không phải luôn thông suốt. Nếu bất chấp hậu quả mà rút vốn thì tổn thất của nhà ĐTNN do biến động tỷ giá là không nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, không có tình trạng rút vốn ào ạt khỏi Việt Nam.
Khi dòng vốn nước ngoài bắt đầu quay lại các thị trường mới nổi, có thể họ đặt mục tiêu quay lại những thị trường mới nổi quen thuộc hơn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và các thị trường mới nổi ở châu Âu trước khi quay lại Việt Nam. Cộng với việc thống kê về vốn nước ngoài ở Việt Nam chưa rõ ràng, nên chúng ta không cảm nhận được sự di chuyển trở lại của vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Theo báo cáo "Taking Stock" của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 12/2009 thì lượng vốn đầu tư danh mục vào Việt Nam sụt giảm từ mức tăng 6,2 tỷ USD trong năm 2007 xuống mức giảm 0,6 tỷ USD trong năm 2008 và được ước tính không có thay đổi đáng kể trong năm 2009 (hình 2). Có tài liệu trích nguồn số liệu từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội tháng 11/2009 là nguồn vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam khoảng 500 triệu USD.
Tuy không có đột biến trong dòng vốn ngoại vào và ra trên TTCK Việt Nam, nhưng năm 2009 đã nổi lên một vài sự kiện đáng chú ý, đó là vấn đề về chứng chỉ tham gia đầu tư (P-notes) và "sự kiện rút vốn".
Bàn về P-notes
Trong năm qua, P-notes nhận được nhiều mối quan tâm của giới đầu tư chứng khoán, vì có những cảnh báo về tính khó kiểm soát của dòng vốn đầu tư vào những sản phẩm này khiến cho dòng vốn vào - ra có thể tạo ra những bất ổn trên TTCK và khiến rủi ro về rửa tiền ở Việt Nam tăng lên, bởi những người đầu tư vào P-notes không cần đăng ký với cơ quan quản lý.
Trước tiên, cần xem xét bản chất của P-notes. Đây là công cụ phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là một gói danh mục các chứng khoán được một số tổ chức tài chính nước ngoài sở hữu. Một số ngân hàng phát hành P-notes đầu tư vào Việt Nam gồm Deutsche Bank, HSBC, Citigroup và Merill Lynch. Hiểu đơn giản là các ngân hàng này mua một nhóm cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, sau đó gói lại thành một gói và các NĐT mua P-notes của các tổ chức này phát hành sẽ được hưởng lãi vốn và cổ tức từ gói danh mục đó.
Đối với một số tổ chức phát hành, danh mục đầu tư cơ sở này là danh mục đầu tư có thời hạn quy định sẵn. Điều này nghĩa là người mua P-notes không thể buộc thanh lý danh mục sớm hơn dự kiến và nếu họ muốn thì chỉ có thể bán nó cho người khác (một số chứng chỉ này được niêm yết). Như vậy, đối với những P-notes mà danh mục đầu tư cơ sở không phụ thuộc vào quyết định của người sở hữu P-notes thì cơ quan quản lý Việt Nam không cần phải quá lo lắng về vai trò của những người sở hữu P-notes, vì dòng vốn di chuyển giữa những người này không ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK Việt Nam.
Những người này giống như đầu tư vào một quỹ đầu tư do các tổ chức phát hành quản lý và cơ quan quản lý của Việt Nam chỉ cần quan tâm đến giao dịch của đại diện tổ chức phát hành các P-notes này ở Việt Nam. Trong khi đó, những tổ chức này nằm trong tầm quản lý của các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Nguồn: HOSE
Đối với những P-notes cho phép NĐT được quyền quyết định định kỳ lựa chọn mua bán chứng khoán, nghĩa là tổ chức đầu tư thay mặt NĐT đó để giao dịch mua vào - bán ra cổ phiếu thường xuyên hơn, thì tình hình có vẻ phức tạp và có vẻ sẽ ảnh hưởng đến độ biến động của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi quy kết cho những P-notes dạng này "tội danh" lớn như vậy, cần phải xem lại là quy mô giao dịch của khối nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam có lớn đến mức họ có thể làm thị trường bất ổn hơn nhiều hay không?
Giao dịch của nhà ĐTNN: Không nên thổi phồng tính quan trọng
Theo dữ liệu của Sở GDCK TP. HCM (HOSE) thì trong giai đoạn 2005 - 2009, giá trị giao dịch hàng năm của khối ngoại dù là mua vào hay bán ra, thỏa thuận hay khớp lệnh, thường không chiếm hơn 20% giá trị giao dịch của toàn thị trường (hình 3). Do đó, không thể cho rằng, giao dịch của nhà ĐTNN có vai trò chính trong việc tạo ra biến động lớn trên thị trường cổ phiếu Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý là năm 2009, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại giảm đi. Vì vậy, không có gì lạ khi có nhiều nhận định rằng, dòng vốn nội dẫn dắt thị trường trong năm 2009. Như vậy, trong điều kiện hiện tại, những giao dịch có liên quan đến P-notes của khối nhà ĐTNN càng không đáng quan ngại.
Nguồn: WB
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,469.30 | 5,019.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,546.10 | 4,096.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,521.10 | 13,221.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.40 | 1,392.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 95
- Truy cập hôm nay: 1924
- Lượt truy cập: 7788576