Hết lao theo cổ phiếu blue-chips, cổ phiếu bất động sản..., các nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường chuyển sang đầu tư vào các cổ phiếu có thông tin tăng giá, cổ phiếu các ngành vào vụ mùa kinh doanh.
Chạy theo các ngành tăng giá
"Đón gió" thông tin từ ngày 1.3, giá điện sinh hoạt tăng 6,8%, giá điện bán cho các ngành sản xuất và điện kinh doanh tăng 6,3%, giá điện bán lẻ cho các cơ quan hành chính sự nghiệp tăng 6,1%... các cổ phiếu ngành điện như VSH của Thủy điện Sông Hinh, VNE của Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam, TMP của Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ, KHP của Điện lực Khánh Hòa, TIC của Công ty cổ phần đầu tư điện Tây Nguyên và PPC của Nhiệt điện Phả Lại đã đồng loạt tăng trần từ phiên giao dịch cuối tuần trước... "Sóng" được tạo nên từ kỳ vọng, việc tăng giá điện sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các cổ phiếu này.
Tương tự, cổ phiếu vật liệu xây dựng như thép, xi măng... cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các NĐT khi có triển vọng tăng giá. Nhiều NĐT sợ lỡ bước "sóng" đã mua các cổ phiếu này ngay tại các phiên thị trường tăng điểm. Trước đó, thị trường những ngày cuối năm đã chứng kiến NĐT lao vào tranh mua cổ phiếu ngành thực phẩm với kỳ vọng sau vụ mùa bội thu là dịp Tết, các công ty hoạt động trong lĩnh vực này như bánh kẹo, đường, bia, nước giải khát... sẽ có báo cáo tài chính quý 1 đẹp bởi con số lợi nhuận tăng vọt. Vì vậy, tích lũy cổ phiếu thực phẩm trước Tết để "đón sóng" trong mùa báo cáo tài chính quý đầu tiên của năm nay là mục tiêu của nhiều người.
Tại phiên giao dịch ngày hôm qua, nhóm cổ phiếu tài chính - ngân hàng lại trở thành trụ cột nâng đỡ thị trường sau thông tin Ngân hàng Nhà nước chính thức cho vay thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn...
Thiếu tính toán
Kỳ vọng tăng trưởng của các ngành đã, đang, sẽ có những thuận lợi để đạt được lợi nhuận cao là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, việc "đua" theo các cổ phiếu với kỳ vọng như nói trên đang tiềm ẩn không ít rủi ro bởi rất nhiều yếu tố mà NĐT chưa tính tới.
Đơn cử như kỳ vọng lợi nhuận cao từ cổ phiếu vật liệu xây dựng dự kiến sẽ tăng giá trong tháng 3 của các NĐT trên thị trường hiện nay. Trên thực tế, việc tăng giá của các sản phẩm này là do giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, tỷ giá, giá điện... tăng khiến giá thành sản phẩm tăng. Điều đó có nghĩa là giá tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc tăng. Thậm chí, trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới đang chịu sức ép hậu khủng hoảng, việc tăng giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng mạnh tới sức tiêu thụ trên thị trường. Từ đó, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Như vậy, việc tăng giá có thể gây tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp chứ không như kỳ vọng của NĐT.
Tương tự, nhiều NĐT đang trở lại với các cổ phiếu tài chính - ngân hàng sau khi Ngân hàng Nhà nước "bật đèn xanh" cho các ngân hàng cho vay thỏa thuận lãi suất trung - dài hạn cũng được cho là tính chưa tới. Trên thực tế, hành động "bật đèn xanh" của Ngân hàng Nhà nước chỉ là hình thức hợp pháp hóa việc thu phí cho vay của các ngân hàng lâu nay nên không có cơ sở để kỳ vọng về sự đột biến trong doanh thu của ngân hàng từ lý do này. Đó là chưa kể, với lãi suất cho vay đẩy lên 16 - 18%, không phải doanh nghiệp nào cũng dám vay. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, để đạt được mức tăng trưởng cao hơn mức lãi suất 18% không đơn giản. Vì vậy, sẽ dẫn đến khả năng chỉ có các doanh nghiệp có lợi nhuận cực cao mới vay với lãi suất như nói trên... Và kỳ vọng tăng trưởng mạnh, đột biến của các cổ phiếu ngân hàng từ việc này có thể nói là chưa đủ cơ sở.
Quá mải mê với việc săn tìm các cổ phiếu có yếu tố tăng giá trong thời gian tới, nhiều NĐT quên rằng, "sóng" thời vụ mà họ kỳ vọng cũng dễ dàng bị "đè bẹp" khi kỳ vọng khác được nhen lên. Đơn cử như việc tích lũy cổ phiếu ngành thực phẩm trước Tết chờ "sóng" mùa báo cáo tài chính quý 1 đã bị lãng quên hoàn toàn khi kỳ vọng sóng cổ phiếu ngành điện, vật liệu xây dựng, tài chính ngân hàng đang nóng trên thị trường. Cũng quá mải mê với việc đua lệnh các cổ phiếu tăng giá, nhiều NĐT trong nước bỏ qua việc khối ngoại (nhà đầu tư nước ngoài) từ sau Tết đã thay đổi chiến lược, từ mua ròng chuyển sang bán ròng với lượng lớn. Có phiên, khối lượng bán ra của khối ngoại đã chiếm tới 1/3 giá trị trên thị trường.
Khối ngoại bán ròng trong khi các NĐT trong nước lao vào chu kỳ tích lũy. Còn khi NĐT trong nước xả hàng với giá rẻ lại là lúc khối ngoại mua ròng... Điều này đã lặp đi lặp lại nhiều lần trên thị trường với "pha làm bàn" phần lớn thuộc về khối ngoại. Như vậy có thể thấy, rất nhiều kỳ vọng của NĐT chưa thực sự có cơ sở. Và nếu không cẩn trọng thì rất dễ rơi vào tình trạng muốn tạo sóng để lướt nhưng lại gặp "sóng thần".
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,486.40 | 5,036.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,560.20 | 4,110.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,566.60 | 13,266.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,752.90 | 1,402.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 135
- Truy cập hôm nay: 2519
- Lượt truy cập: 7789171