Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Làm sao để huy động trái phiếu một cách “khôn ngoan”?
2010-03-04 09:44:50

Để đảm bảo nguồn thu về trái phiếu cho ngân sách nhà nước, tránh ảnh hưởng đến tiền tệ nói chung, Chính phủ đã có chỉ đạo và phối hợp giữa NHNN với Bộ Tài chính để xử lý vấn đề trái phiếu Chính phủ sao cho Chính phủ vẫn huy động được trái phiếu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu nhưng không đẩy mặt bằng lãi suất thị trường lên và cũng không tạo khó khăn cho ngân hàng.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2010, ông Lê Đức Thúy – nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia – cho biết, thời gian vừa qua do không huy động được trái phiếu nên Bộ Tài chính đã phải tạm ứng tiền gửi kho bạc và tiền gửi bảo hiểm ở ngân hàng.

“Chính phủ đã chỉ đạo NHNN và Bộ Tài chính bàn với nhau để tạo ngân sách từ việc tạm ứng từ NHNN thông qua việc bán trái phiếu có kỳ hạn ngắn như là một khoản vay tạm ứng để không gây áp lực trên thị trường tiền tệ trong lúc huy động vốn gặp khó khăn.”

Theo người đứng đầu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cách làm này vừa đúng luật, vừa đúng với nguyên tắc điều hành chính sách tiền tệ. Việc vay trong kỳ hạn ngắn và trả lãi sẽ không ảnh hưởng đến tổng cung ứng tiền cả năm đến lạm phát. Mặt khác bằng cách đó có thể trả lại những khoản tạm ứng kho bạc và bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức, trong khi đó các tổ chức này vẫn đang gửi tiền ở ngân hàng, vì vậy tiền gửi vào các ngân hàng sẽ dồi dào hơn. Do đó, việc huy động vốn đỡ khó khăn hơn và mặt bằng lãi suất cũng khó tăng cao hơn. Đây được xem là một giải pháp khôn ngoan về mặt chính sách mà vẫn giữ được ổn định vĩ mô.

Hoàn trả sau 3 tháng

Theo giải thích của ông Thúy, luật quy định, khi ngân sách nhà nước tạm thời thiếu hụt chi tiêu thì được quyền tạm ứng từ NHNN, khoản tạm ứng này phải được hoàn trả ngay trong năm ngân sách.

“Trên thực tế điều hành, ví dụ kho bạc nhà nước hay Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu 5 năm hoặc 10 năm là chuyện bình thường, nhưng NHNN để giải quyết khó khăn tạm thời cho ngân sách khi chưa bán được có thể mua trái phiếu 10 năm với kỳ hạn 3 tháng, tức là Bộ Tài chính phải cam kết sau 3 tháng mua lại để hoàn trả khoản tiền đó về cho NHNN.”

Như vậy, NHNN là nơi tạo ra tiền và hoàn toàn không có vấn đề gì khi nhận về trái phiếu của Chính phủ trong kỳ hạn 3 tháng để đưa tiền cho ngân sách chi tiêu. Chẳng hạn như Chính phủ cần 1 nghìn tỷ đồng nhưng đấu thầu trái phiếu không thành công, 1 nghìn tỷ không là gì đối với NHNN nhưng vì khó khăn như thế thì họ bắt đầu đi tạm ứng tiền gửi kho bạc ở các NHTM và tạm ứng tiền gửi của bảo hiểm. Nguồn tiền ấy lẽ ra đang được các ngân hàng sử dụng làm nguồn vốn thì bị kéo về, do vậy ngân hàng bỗng nhiên thiếu thanh khoản, do đó NHTM lại phải nâng lãi suất tiền gửi lên và trở thành một cuộc chạy đua.

“Rõ ràng là có thể giải quyết để ổn định thị trường. Còn sau 3 tháng, nếu những biện pháp tác động làm cho mặt bằng ở mức hợp lý thì Bộ Tài chính lúc ấy bán trái phiếu ra thị trường để lấy tiền trả về NHNN, và đấy là cách khôn ngoan để giải quyết những vấn đề về tài chính tiền tệ.” – ông Thúy giải thích.

InfoTV
Nguyễn Tuân





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,486.405,036.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,560.204,110.20
100g ABC Bullion Bar
14,566.6013,266.60
1kg ABC Bullion Silver
1,752.901,402.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 133
  • Truy cập hôm nay: 2509
  • Lượt truy cập: 7789161