Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Cổ phần hoá các “đại gia” vẫn trắc trở
2010-03-26 09:31:17

Xem ra giới đầu tư sẽ còn phải chờ dài dài mới có thể chứng kiến sự ra mắt của các loại “hàng khủng” trên thị trường sơ cấp, bởi đến nay, việc cổ phần hoá (CPH) các “đại gia” như: Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Mobifone… vẫn gặp nhiều trắc trở.

Nhà đầu tư thận trọng với đòn bẩy tài chính

Kế hoạch bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sở GDCK Hà Nội dự kiến diễn ra trong quý I/2010 và tiếp đó là niêm yết trên TTCK tập trung của Vinapaco, đến thời điểm này coi như phá sản, khi ông Đỗ Xuân Trụ, Chủ tịch HĐQT Vinapaco cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng CPH Tổng công ty, để chuyển sang mô hình công ty TNHH một thành viên trước ngày 1/7 hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Có nhiều lý do khiến kế hoạch CPH của Vinapaco gặp trắc trở, chủ yếu do khó khăn trong định giá các công ty lâm nghiệp thành viên. Do đây là các DN trồng rừng có liên kết với khá đông dân cư, nên rất khó trong phân định tỷ lệ giá trị tài sản của người dân và DN…

Một “đại gia” khác là Vinatex đang gồng mình vượt qua trắc trở trong quá trình đẩy nhanh tiến độ CPH các DN thành viên, để sớm cán đích CPH công ty mẹ - Vinatex.

Chủ tịch HĐQT Vinatex, ông Lê Quốc Ân, cho hay, hiện phần lớn DN thành viên của Tập đoàn đã CPH xong, chỉ còn 3 DN đang thực hiện và sẽ kết thúc trước tháng 6/2010 là: Công ty Dệt 8/3, Công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân và Công ty Dệt kim Đông Phương. Khi kết thúc CPH các DN thành viên, phương án CPH công ty mẹ sẽ được xây dựng, để đến năm 2011 hoàn tất CPH.

Kế hoạch là như vậy, nhưng ông Ân cũng để ngỏ thời điểm cụ thể nào trong năm 2011 sẽ hoàn tất CPH Vinatex, bởi việc này tuỳ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế, đặc biệt là TTCK có ủng hộ cho việc IPO hay không. Rõ ràng, yếu tố bất định này cũng đang làm cho thời điểm hoàn tất CPH của Vinatex vốn đã chậm so với kế hoạch ban đầu cũng… bất định không kém.

Mới đây, một thông tin thu hút sự quan tâm của giới đầu tư là Chính phủ có kế hoạch CPH Petrolimex, Mobifone và BIDV trong năm nay. Nếu kế hoạch này được hiện thực hoá, quả thật, Việt Nam sẽ tạo ra bước tiến dài trong tiến trình CPH các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty…

Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, trong số các “đại gia” trên, việc CPH Petrolimex đang được khởi động khá rốt ráo ngay sau khi Bộ Công thương có quyết định CPH DN này ngày 1/2 vừa qua.

Theo quyết định có hiệu lực từ ngày ký, phương thức CPH được xác định: Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ để hình thành tập đoàn xăng dầu đa sở hữu, thời điểm xác định giá trị DN để CPH là ngày 1/1/2010.

Quyết tâm hoàn tất CPH được Petrolimex khẳng định tại Hội nghị triển công tác năm 2010 với thông điệp: phấn đấu hoàn thành CPH trong năm 2010.

Theo một quan chức của Bộ Công thương, Ban đổi mới và phát triển DN của Bộ và Ban chỉ đạo CPH Petrolimex đang phối hợp xây dựng phương án CPH, trong đó tập trung làm rõ phương thức xác định giá trị đất, số lượng nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, phương thức và thời điểm bán đấu giá cổ phần... Tuy nhiên, với DN có quy mô lớn như Petrolimex, chỉ riêng việc xác định giá trị DN cũng rất phức tạp, nên khó có thể hoàn tất trong thời gian ngắn.

Trong khi đó, việc CPH Mobifone và BIDV chưa có dấu hiện được “hâm nóng”. Theo một quan chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ đang chờ chỉ đạo mới của Chính phủ về phương án CPH Mobifone, ngay sau khi có chủ trương, Bộ sẽ phối hợp với các bên liên quan triển khai khẩn trương để việc CPH diễn ra đúng tiến độ.

Về những trắc trở trong CPH các DNNN, theo lý giải của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khi trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, là giai đoạn này chủ yếu tiến hành CPH các tập đoàn, tổng công ty, các công ty con của các tập đoàn lớn, do đó vấn đề tài chính, xác định giá trị DN rất phức tạp. Hơn nữa, việc chọn nhà đầu tư chiến lược gặp nhiều khó khăn; TTCK chưa phục hồi bền vững cũng ảnh hưởng đến việc CPH…

Những trở ngại trên đã được Chính phủ giao Bộ Tài chính tháo gỡ thông qua việc sửa đổi Nghị định 109/2007/NĐ-CP về việc chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP.

Được biết, dự thảo nghị định lần này sẽ đưa ra một số quy định mới về bán cổ phần cho cổ đông chiến lược, cũng như phương thức tính giá trị, lợi thế về vị trí địa lý đất đai khi xác định giá trị DN. Khoảng một tháng nữa, dự thảo Nghị định sẽ được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trước khi kết thúc việc sửa đổi trong tháng 6 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Nghị định 109 sửa đổi đang được trông chờ như là “chìa khoá” tháo gỡ các bế tắc trong CPH các DNNN. Và để văn bản này phát huy hiệu quả tối đa trong giải toả các nút thắt trong CPH, Bộ Tài chính cần xem xét thấu đáo các cản trở hiện tại, cũng như lường trước một số vướng mắc có thể phát sinh, để đưa ra cách thức xử lý triệt để, đặc biệt là phương thức bán cổ phần cho cổ đông chiến lược, tính giá trị đất đai khi định giá DN… Nếu chỉ dừng lại ở các quy định chung chung thì sẽ khó cải thiện được tình trạng CPH “rùa” hiện nay.

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,531.005,081.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,597.204,147.20
100g ABC Bullion Bar
14,685.5013,385.50
1kg ABC Bullion Silver
1,761.101,411.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 98
  • Truy cập hôm nay: 299
  • Lượt truy cập: 7790706