Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

M&A các DN niêm yết bắt đầu “nổi sóng”
2010-05-06 14:27:02

Không ít DN công bố việc hoàn tất việc mua lại hoặc trình ĐHCĐ kế hoạch sáp nhập với các DN niêm yết khác.

Không ít DN công bố việc hoàn tất việc mua lại hoặc trình ĐHCĐ kế hoạch sáp nhập với các DN niêm yết khác. Một số DN mới thống nhất về mặt chủ trương và đang bước vào các bước kỹ thuật thực hiện lộ trình. Tuy nhiên, động thái sáp nhập và mua lại (M&A) của các DN niêm yết trong thời gian gần đây đang báo hiệu một xu hướng mới trên TTCK.

Thêm nhiều DN sẽ thực hiện M&A

Ngày 28/4, ĐHCĐ CTCP Viễn thông Sài Gòn - SaigonTel (SGT) đã thông qua tờ trình về chủ trương sáp nhập vào Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC). Trước đó một ngày, ĐHCĐ của KBC đã thông qua kế hoạch sáp nhập bằng cách mua lại 100% vốn của SGT.

Theo tờ trình tại hai đại hội, hiện tại, cả hai đang là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), có lĩnh vực hoạt động khá tương đồng, có khả năng bổ trợ cho nhau. Do đó, việc sáp nhập sẽ làm tăng quy mô hoạt động, thị phần và tài sản. KBC có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, xây dựng khu đô thị, tòa nhà thương mại, khách sạn.

Với các hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ như Internet và thiết bị viễn thông, dịch vụ truyền thông, SGT có thể bổ trợ đáng kể cho hoạt động của KBC. Địa bàn hoạt động của KBC là phía Bắc, còn SGT ở phía Nam, việc sáp nhập sẽ giúp cả hai mở rộng địa bàn và bành trướng hoạt động.

Ông Hoàng Sỹ Hóa, Phó tổng giám đốc SGT cho biết, thông qua chủ trương sáp nhập tại hai đại hội mới là bước đầu tiên. HĐQT hai công ty đang lựa chọn đơn vị tư vấn để xây dựng phương án sáp nhập chi tiết, sau đó mới xin ý kiến cổ đông vào thời điểm chín muồi.

Đã có chủ trương từ vài năm qua, sau nhiều lần trì hoãn, cuối tuần này, ĐHCĐ của CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD) sẽ nhóm họp để thông qua tờ trình sáp nhập vào CTCP Kinh Đô (KDC). Sau đó một ngày, ĐHCĐ của KDC sẽ biểu quyết thông qua phương án sáp nhập NKD và Kem Kido's vào Công ty.

Trao đổi với ĐTCK, ông Lương Quang Hiển, Phó tổng giám đốc KDC cho biết, mục đích của việc sáp nhập NKD vào KDC là nhằm tránh sự cạnh tranh chồng chéo lẫn nhau trong hoạt động khi KDC muốn mở rộng địa bàn ra phía Bắc, còn NKD có chủ trương tiến vào phía Nam. Sáp nhập sẽ giảm thiểu lãng phí về nguồn lực giữa hai công ty. Bên cạnh đó, về tiềm lực tài chính, thương hiệu và kinh nghiệm quản lý, hiện tại, KDC có ưu thế hơn NKD và Kido's. Sự hợp nhất, quy về một mối khiến KDC có thể hỗ trợ hai công ty đó nhiều hơn hiện tại.

Vấn đề được quan tâm nhất của các thương vụ sáp nhập là tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu. Về điều này, ông Hiển cho hay, HĐQT hai công ty sẽ giữ bí mật đến tận "giờ G", vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các cổ đông. Hai công ty chọn thời điểm họp ĐHCĐ vào ngày cuối tuần cũng vì lẽ đó. Phương án là KDC sẽ phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của NKD và Kido's. Sau đó, NKD và Kido's sẽ trở thành công ty TNHH một thành viên trực thuộc KDC.

Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công bố, sẽ thực hiện sáp nhập nhiều công ty con trực thuộc Tập đoàn. Một số DN niêm yết "họ" Vinaconex niêm yết tại HNX cũng đang manh nha kế hoạch sáp nhập.

Trước đó, thị trường niêm yết đã ghi nhận một số trường hợp M&A thành công như CTCP Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) sáp nhập vào CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1), CTCP Miraa Fiber (KMF) sáp nhập vào CTCP Miraa (KMR). Bên cạnh đó, một số DN niêm yết đã thực hiện sáp nhập thành công với các công ty con như PVD Invest sáp nhập vào PV Drilling (PVD), CTCP Thương mại Hiệp Quang sáp nhập vào CTCP Dabaco (DBC)…

Bên cạnh hoạt động sáp nhập, TTCK Việt Nam cũng chứng kiến các thương vụ mua lại diễn theo hình thức chào mua công khai: Thủy sản Hùng Vương (HVG) mua 3,75 triệu cổ phần của Agifish (AGF), biến AGF thành công ty con; Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mua 26% cổ phần của Nhiên liệu Sài Gòn (SFC), nâng tỷ lệ sở hữu lên tới 49%. Đây là hình thức một công ty thôn tính một công ty khác, nắm tỷ lệ sở hữu chi phối, không tạo ra một pháp nhân mới.

Lý giải thị trường

Sau hai năm chịu tác động của khủng hoảng, quá trình tái cấu trúc tại nhiều DN niêm yết đang diễn ra mạnh mẽ, nhằm tìm kiếm mô hình hoạt động tối ưu. Theo một số DN, hoạt động M&A là một phần của quá trình tái cấu trúc này.

Chẳng hạn, khi HVG sở hữu 51,08% cổ phần tại AGF, Công ty tận dụng ngay được các nhà máy hiện tại của AGF hơn là đầu tư mới, với khoảng thời gian chờ đợi, lãng phí nhiều cơ hội kinh doanh. Còn AGF tận dụng được nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu và kinh nghiệm quản lý của HVG - DN xuất khẩu cá tra và basa hàng đầu Việt Nam. Kết quả, ngay trong quý I/2010, AGF đạt 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng mạnh so với mức 1,56 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Theo ông Đinh Quang Hoàn, Giám đốc Tư vấn tài chính doanh nghiệp CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), trong mùa ĐHCĐ năm nay, thị trường chứng kiến hiện tượng nhiều DN niêm yết lên kế hoạch M&A với đơn vị khác.

Ông Hoàn cho rằng, gốc rễ sâu xa của hiện tượng trên là lợi ích và giá trị cộng hưởng từ sự hợp nhất các công ty mang lại, nhưng có tính bùng phát trong thời gian gần đây là do ách tắc về thủ tục pháp lý đã được giải quyết.

Ông Hoàn cho biết, trước đây, khi VCSC tiên phong làm tư vấn về M&A cho một số DN niêm yết, đã có trường hợp hồ sơ tắc tại cơ quan quản lý gần 5 tháng. Tuy nhiên, sau một số thương vụ thành công, lộ trình M&A đã được khơi thông, khích lệ quyết tâm thực hiện của các DN. M&A hiện không còn bỡ ngỡ với cả đơn vị tư vấn đi sau và cả cơ quan quản lý.

Theo Giang Thanh
Đầu tư chứng khoán





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 239
  • Truy cập hôm nay: 3324
  • Lượt truy cập: 7793731