Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thị trường chứng khoán Việt nam sẽ bứt phá vào cuối quý IV/2010
2010-08-11 13:56:42

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương cho rằng thời điểm này đầu tư trung và dài hạn là rất tốt. 2 tháng cuối năm 2010 TTCK sẽ có có những bứt phá.

Nội dung tại Hội thảo “Tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán thế giới và các tác động đến chứng khoán Việt Nam”, do Công Ty Chứng Khoán Dầu Khí tổ chức ngày 10/8/2010.

Tại hội thảo, trả lời câu hỏi, liệu kinh tế thế giới có trượt sâu trong suy thoái hay vai trò của Châu Á trong cuộc suy thoái toàn cầu, các chuyên gia từ Ngân hàng Đầu tư Nikko Cordial Ngân hàng Sumitomo hay Ngân hàng Đầu tư Daiwa đều có những đánh giá tích cực.

Thời kỳ đen tối của kinh tế thế giới đã lùi lại đằng sau

Ông Hiroki Shimazu, Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Đầu tư Nikko Cordial cho rằng “Thời kỳ “đen tối” nhất của kinh tế thế giới gần như đã lùi lại đằng sau. Mặc dù còn nhiều lo ngại, nhưng sự hồi phục kinh tế đang được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và tài khóa thông thoáng hơn. Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thế giới. Chiến lược “hiện thực hoá lợi nhuận” đã và đang được áp dụng sớm ở các nền kinh tế phát triển là một trong những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế thứ cấp cao hơn ở các nền kinh tế cao cấp. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn. Sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu càng thuận lợi hơn với khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, việc“hiện thực hóa lợi nhuận” sớm làm giảm tính thanh khoản là một rủi ro với sự hồi phục kinh tế toàn cầu”.

Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế thứ cấp cao hơn ở các nền kinh tế cao cấp

Ông Seiji Kawazoe – Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Sumitomo cho rằng Châu Á đang có những chuyển động tích cực. “Có thể nói, kinh tế thế giới hiện nay xuất hiện 3 nguồn lực mới. Thứ nhất, nền kinh tế các nước châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật lại có sức bật yếu hơn. Thứ hai, bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành một “quyền lực” mới ở châu Á. Thứ ba, phần doanh thu từ nước ngoài tiếp tục tăng trong khu vực sản xuất. Xuất khẩu sang các nước châu Á tăng trong những năm gần đây

Tình trạng vay nợ tăng mạnh tại Việt Nam có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng

Về phía Việt Nam, ông Prasenjit K.Basu- Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư  Daiwa cho biết: tăng GDP thực tế trong quý 4 năm 2009 (và quý 2 năm 2010) làm tăng mạnh thâm hụt kép. Các kích thích tài chính (trong năm 2009) được thực hiện với mục tiêu đạt 8,7% tổng GDP (ước tính thâm hụt tài chính là 9% GDP trong năm 2009)

Thâm hụt thương mại lớn trong nửa cuối năm 2009 và nửa đầu 2010 cùng với tình trạng lạm phát cao dẫn đến sự cần thiết phải giảm các chính sách kích thích tài chính như việc giảm giá trị đồng (giảm5% trong tháng 11/2009 và 3,5% trong tháng 2/2010) và tăng lãi suất.

Ông Prasenjit K.Basu cho biết, tình trạng vay nợ tăng mạnh tại Việt Nam có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, các kích thích tài chính làm tăng thâm hụt tới 9% GDP. Chuyên gia này cho rằng tỷ lệ tăng tín dụng giảm còn 10,3% trong tháng 6/2010, nhưng mục tiêu 25% vào năm 2010 là quá cao.

“Chúng tôi cho rằng việc cắt hỗ trợ lãi suất trong tháng 3/2010 là đúng đắn (tuy nhiên sẽ có thể đạt hiệu quả cao hơn bằng việc tăng lãi suất cơ bản)” Ông Prasenjit K.Basu cho biết

Thâm hụt thương mại tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, giảm trong nửa sau năm 2008 và Q1/2009, nhưng lại tăng nhanh trong 4/2009-06/2010 - hạn chế những cải thiện của thâm hụt tài khoản vãng lai. Bên cạnh đó, FDI vào Việt Nam vẫn mạnh, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cân bằng đối ngoại; tổng lượng đầu tư cạn kiệt trong 2008-09.

Dòng vốn FDI nhanh chóng hồi phục trong quý 2-3 năm 2009 (trên 10% GDP), chúng tôi dự đoán tỷ lệ này sẽ ổn định ở 8%-10% GDP trong trung hạn và đây sẽ là một nguồn hỗ trợ cân bằng đối ngoại quan trọng. Do FDI luôn đi kèm với công nghệ và tiếp cận thị trường, dòng vốn FDI 8-10% của GDP sẽ giúp tăng năng suất và phục hồi tăng trưởng GDP thực hàng năm lên 7-8% trong trung hạn sau khi môi trường vĩ mô được ổn định lại. Măặ dù vốn FDI đủ cung cấp cho thâm hụt tài khoản vãng lai, sự thâm hụt này vẫn sẽ làm giảm độ tin cậy, dẫn đến sự chảy vốn ra nước ngoài”.

Ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương cho rằng rủi ro vĩ mô vẫn còn, song vẫn có thể kiếm soát được  và Chính phủ  đang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhận định về 6 tháng cuồi năm, chuyên gia này cho rằng dư địa nởi lỏng tiền tệ là có nhưng tương đối thận trọng và gắn chặt với chính sách tài khóa. Theo ông Thành thời điểm này đầu tư trung, dài hạn là tương đối tốt và ngoài dòng tiền “nóng” ông cho rằng còn có dòng tiền của các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư dài hạn đang vào thị trường.
 
Ông Thành cho rằng nửa 2 tháng cuối cùng của quý IV nếu như điều hành vĩ mô tránh giật  cục, thị trường chứng khoán sẽ có những bứt phá mạnh mẽ và vượt trước.

 V.Minh





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 139
  • Truy cập hôm nay: 1941
  • Lượt truy cập: 7798068