Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

IFS và ANZ, cuộc chiến pháp lý chưa có hồi kết
2010-08-30 11:04:32

Tháng 1/2008, ANZ đã chỉ định Công ty Luật Clifford Chance và Vilaf làm cố vấn pháp lý cho việc bảo lãnh phát hành trái phiếu của IFS.

CTCP Thực phẩm quốc tế Interfood (IFS) vừa khởi kiện Ngân hàng The Australia and New Zealand Banking Group Limited - Chi nhánh Hà Nội (viết tắt là ANZ) ra Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao. Lý do khởi kiện được IFS cho rằng, do hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu giữa hai bên đã bị vô hiệu.

Trước đó, vào tháng 3/2010, Tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã xét xử vụ này và công nhận ANZ đã hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Trong lần khởi kiện ra Tòa phúc thẩm, IFS giữ nguyên quan điểm hợp đồng vô hiệu và cung cấp thêm một số bằng chứng. Theo IFS, hợp đồng này không được thực hiện khiến cho việc làm ăn của Công ty bị thua lỗ. Trên thực tế, mới đây, cổ phiếu IFS này đã bị HOSE ra quyết định tạm ngừng giao dịch do thua lỗ 2 năm liên tiếp.

Theo hợp đồng ký kết ngày18/12/2007, ANZ Chi nhánh Hà Nội là người quản lý chính và người bảo lãnh duy nhất liên quan đến hoạt động huy động vốn của IFS. Việc huy động vốn bao gồm chào bán trái phiếu có lãi suất cố định bằng VND với giá trị huy động là 650 tỷ đồng trong năm 2008. Thời gian phát hành cụ thể sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường và khuyến nghị sau cùng từ người quản lý chính.

Bên cạnh việc ANZ Hà Nội ký kết bảo lãnh trái phiếu, ANZ Chi nhánh TP. HCM và IFS còn ký thỏa thuận một khoản vay bắc cầu có tổng hạn mức 18 triệu USD. Công ty cam kết sẽ phát hành trái phiếu bằng VND tương đương tối thiểu 18 triệu USD, với mức lãi suất được xác định theo điều kiện thị trường do ANZ tư vấn và xác định nhưng không muộn hơn ngày 30/6/2008 để trả khoản vay bắc cầu khi đáo hạn.

Trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và Bộ Tài chính, IFS cho biết, tháng 1/2008, ANZ đã chỉ định Công ty Luật Clifford Chance và Vilaf làm cố vấn pháp lý cho việc bảo lãnh phát hành trái phiếu của IFS. Sau đó, ANZ đã chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu như dự thảo bản chào bán trái phiếu và tiến hành quá trình soát xét toàn diện IFS. Tuy nhiên, trong năm 2008, viện vào lý do điều kiện thị trường không thuận lợi, ANZ đã không tiếp tục thực hiện hợp đồng, cho dù trước đó IFS đã trả 30% phí bảo lãnh phát hành trái phiếu, tương đương hơn 2,437 tỷ đồng cho ANZ và đã nhiều lần yêu cầu ANZ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của hợp đồng. Theo IFS, việc ANZ không tiếp tục thực hiện hợp đồng dẫn đến các hoạt động mở rộng sản xuất - kinh doanh của Công ty thất bại và IFS chịu tổn thất lớn.

Vẫn theo IFS, ANZ không tiếp tục thực hiện hợp đồng không phải do điều kiện thị trường mà là do ANZ không đủ năng lực pháp lý và điều kiện để cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu DN là một loại hình kinh doanh chứng khoán và ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ cần phải có giấy phép chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và UBCK. Trong khi đó, vào thời điểm ký kết hợp đồng (18/12/2007), ANZ chưa được cấp giấy phép hoạt động này. Mãi đến ngày 12/6/2008, ANZ mới được NHNN cấp giấy phép tiến hành các dịch vụ nêu trên (Quyết định số 1345/QĐ-NHNN) và đến khi xảy ra tranh chấp giữa ANZ và IFS, ANZ vẫn chưa được UBCK cấp phép chấp nhận là ngân hàng thương mại đủ điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Ngày 25/8, trao đổi với ĐTCK, Ngân hàng ANZ cho biết, vụ việc giữa ANZ và IFS đã được được xét xử tại Tòa án Hà nội phiên sơ thẩm vào tháng 3/2010 và Tòa sơ thẩm đã bác yêu cầu của IFS. Tòa sơ thẩm khẳng định rằng, ANZ đã hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và không vi phạm cam kết nào. Do vụ việc này đang được Tòa phúc thẩm xem xét nên hiện nay chưa là thời điểm thích hợp để ANZ đưa ra bình luận gì về vụ việc này.

Trao đổi với ĐTCK, bà Nguyễn Thị Kim Liên, người công bố thông tin của IFS cho biết, sở dĩ IFS kháng án lên Tòa phúc thẩm vì trong phiên sơ thẩm, Tòa án Hà Nội đã không sử dụng những văn bản liên quan của NHNN và UBCK, mà chỉ căn cứ vào giấy phép bổ sung của NHNN để ra phán quyết là chưa đúng. Theo bà Liên, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, ANZ phải được hai cơ quan là NHNN và UBCK cấp giấy phép. Trong khi hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu với IFS được ký từ tháng 12/2007 thì đến tháng 6/2008, ANZ mới được NHNN cấp phép chính thức và UBCK thì chưa có văn bản nào cho phép ANZ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Vì thế, theo IFS, hợp đồng bảo lãnh phát hành đã vô hiệu ngay từ khi ký kết.

Đối với dự án đầu tư tại miền Bắc, năm 2008, IFS đã ứng tiền mua máy móc thiết bị và đặt cọc tiền thuê đất trị giá gần 10 triệu USD, Công ty dự định dùng nguồn vốn đầu tư cho dự án này từ phát hành trái phiếu DN với sự bảo lãnh phát hành bởi ANZ, hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu đã được ký kết vào tháng 12/2007. Để hỗ trợ Công ty triển khai dự án trong khi chờ đợi phát hành trái phiếu, ANZ còn ký một khoản vay bắc cầu trị giá 18 triệu USD với nguồn trả nợ từ việc phát hành trái phiếu trên. Khoản vay này đã giải ngân được 4 triệu USD trong tháng 3/2008. Tuy nhiên, do tình hình biến động về tài chính và tín dụng trong năm 2008, ANZ không thực hiện cam kết phát hành trái phiếu và ngưng cung cấp khoản vay bắc cầu cho IFS. Với tình hình tài chính khó khăn như vậy, Công ty buộc phải ngưng dự án và chịu lỗ cho các khoản đã ứng cho nhà cung cấp do vi phạm hợp đồng. Chi phí lỗ từ hoạt động đầu tư vào dự án tại miền Bắc được hạch toán trong năm 2009.

Trích: Báo cáo thường niên năm 2008 của CTCP Interfood

Theo Thanh Đoàn

ĐTCK





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 41
  • Truy cập hôm nay: 3216
  • Lượt truy cập: 7799343