CEO của VFM: Năm 2011 thị trường sẽ biến động theo xu hướng đi lên
2010-12-21 13:30:03
Ông Trần Thanh Tân–Tổng giám đốc CTCP Quản Lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) tin tưởng sẽ không còn những điều tồi tệ hơn, cũng như những yếu tố xấu bất ngờ ảnh hưởng đến TTCK năm 2011.
Năm 2010 là năm bùng nổ các gói kích thích kinh
tế của Chính phủ các nước lớn trên thế giới nhằm cứu nền kinh tế khỏi suy thoái.
Lạm phát cao, nợ công do tăng cường phát hành trái phiếu và vay nợ, thắt chặt
chi tiêu, sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng, thất nghiệp… làm cho người ta
liên tưởng đến cuộc khủng hoảng kép. Tuy nhiên, dưới gốc nhìn của nhà quản lý
quỹ hàng đầu Việt Nam, ông Tân cho rằng, đây thực chất là những “phản ứng phụ”
được chính phủ các nước chấp nhận nhằm giải cứu nền kinh tế khỏi những “phản ứng
chính” nguy hại hơn.
“Từ nay, chúng ta không còn nói về khủng hoảng sẽ xảy ra như thế nào, mà tương lai sẽ như thế nào”- Ông Tân chia sẻ. Bức tranh kinh tế toàn cầu trong thời gian tới sẽ dần sáng rạng và tốt đẹp hơn.
Kinh tế Việt Nam thời gian tới chỉ có thể tốt hơn
Trong hơn nửa đầu quý IV/2010, phần lớn thông tin liên quan đến vĩ mô là còn mù mờ và có tính tiêu cực đã tác động xấu đến thị trường : lãi suất cơ bản tăng, lãi suất huy động tiền gửi tạo đỉnh 18% vào đầu tháng 12 và biến động mạnh, xuất hiện tình trạng chèn ép tín dụng giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân, khan hiếm vốn, ngân hàng chạy đua tăng vốn, tỷ giá hối đoái có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá tự do, hàng loạt sai phạm trên thị trường chứng khoán được phát hiện….
Theo đánh giá của Ông Tân, đó là những thông tin xấu nhất, không còn tệ hơn và không còn yếu tố bất ngờ ảnh hưởng xấu đến thị trường. Điều này cũng giải thích thái độ lạc quan của hầu hết các nhà đầu tư thể hiện qua tăng trưởng của thị trường trong những phiên giao dịch từ đầu tháng 12 đến nay. Do đó bức tranh trong thời gian tới chỉ có thể là tốt hơn bởi các lý do sau:
- Thăm dò của VFM cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện lãi suất cao, tỷ giá biến động, vĩ mô bất ổn nhưng kết quả hoạt động vẫn có dấu hiệu tốt. Nếu lãi suất trong thời tới giảm xuống, vĩ mô ổn định, về xu hướng chung các doanh nghiệp có thể có kết quả hoạt động tốt hơn.
- Việc điều hành tỷ giá thời gian tới dự báo sẽ có lợi cho đồng nội tệ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ được lợi nhiều hơn.
- Lạm phát không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà là vấn đề của các nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc. Đô la hóa cao, nhập khẩu lạm phát của Việt Nam từ các nước nền kinh tế lớn sẽ tăng khi các nước này có lạm phát tăng. Do đó kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số, hay hơn một chút cũng không phải là yếu tố bất ngờ.
- Năm 2011, sự chờ đợi về cơ cấu nhân sự trong khu vực Nhà nước – Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ kết thúc. Với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước theo xu hướng đi lên, kỳ vọng sẽ gia tăng nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vốn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khả quan trong năm 2011
Vĩ mô sẽ ổn định, các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn; Thị trường chứng khoán tỏ ra minh bạch hơn, niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, dòng chảy vốn sẽ tuôn là những dự báo cho một thời kỳ phát triển mới của Thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày cuối năm 2010. Ẩn sâu bên trong những dự báo này là gì? Theo Ông Trần Thanh Tân:
+ Trước hết lực cầu đến từ Nhà đầu tư khối nội. Trong một vài năm gần đây thị trường chứng khoán được dẫn dắt bởi khối nội. “Chưa ai có thống kê cụ thể được lượng tiền khối nội đang nắm giữ. Nhưng tôi tin là rất lớn bởi dòng chảy kiều hối hàng năm đưa về Việt Nam lên đến 7-8 tỷ USD, quá trình làm ăn tích lũy. Vấn đề là tạo niềm tin để khơi thông dòng vốn khối nội”.
Hiện tại, rất nhiều cổ phiếu giao dịch với giá dưới giá trị sổ sách – về mặt lý thuyết đầu tư, mua gì dưới giá trị là an toàn. Nhìn qua thị trường các nước trong khu vực, thị trường chứng khoán tăng trung bình khoảng 20% (Malaysia); Thái Lan, Indonesia, Philipines tăng khoảng 40%. Trong khi Việt Nam giảm dài khoảng tạo ra hố cách biệt rộng giữa Việt Nam với các nước bạn. Do đó, TTCK Việt Nam sẽ có sức bật mạnh hơn.
Thêm vào đó, việc đầu tư vào cuối năm để thu cổ tức cũng là yếu tố kích thích với nhà đầu tư nội. Cuối năm cũng là mùa làm ăn, thị trường chứng khoán cũng bị tác động một phần nào đó.
Ngoài ra, kênh đầu tư là vàng và USD, phần lớn nhà đầu tư tham gia vào đều bị lỗ do không kiểm soát được thông tin đối với đầu tư vàng và bị chính phủ quản lý chặt chẽ đối với đầu tư USD. Một phần tiền từ khu vực này đổ vào chứng khoán cũng có thể kéo thị trường lên mạnh.
+ Lực cầu đến từ nhà đầu tư ngoại. Trong suốt 2008 – 2010, việc huy động vốn gần như không thể. Bởi lẽ, nếu như giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam rẻ, thị trường nước ngoài thời gian này giá cũng rẻ, trong khi đó thị trường nước ngoài, đồng tiền dễ dàng chuyển đổi được. Giữa 2010, sau vài đợt bơm tiền của chính phủ các nước lớn trên thế giới, thị trường nước ngoài bắt đầu bão hòa, dòng tiền (dòng tiền nóng) bắt đầu chạy về vùng trũng – châu Á. Cuối 2010, khi các yếu tố bất ngờ tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam không còn, các quỹ tín thác (mutual fund) đã huy động được và bắt đầu đổ vào Việt Nam, các quỹ sử dụng dòng tiền nóng khác bắt đầu mở tài khoản và giao dịch tại Việt Nam dù có e dè rủi ro về tỷ giá.
+ Yếu tố nội tại: Luật chứng khoán sửa đổi có tác động ít nhiều, các hành động của UBCKNN trong nổ lực làm trong sạch hóa thị trường cũng đã tạo ra lòng tin cho nhà đầu tư, niềm tin cho thị trường.
Như vậy, trong một năm vừa qua thị trường biến động rất nhiều, lên và xuống nhưng theo chiều hướng đi xuống. Trong năm 2011, thị trường cũng sẽ có biến động lên xuống nhưng theo xu hướng đi lên. “Theo một chu kỳ nhất định, nếu thị trường chứng khoán phục hồi, kéo theo sau là thị trường bất động sản thì năm 2011 sẽ là năm bản lề bắt đầu cho một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.” – Ông Tân chia sẻ quan điểm.
“Từ nay, chúng ta không còn nói về khủng hoảng sẽ xảy ra như thế nào, mà tương lai sẽ như thế nào”- Ông Tân chia sẻ. Bức tranh kinh tế toàn cầu trong thời gian tới sẽ dần sáng rạng và tốt đẹp hơn.
Kinh tế Việt Nam thời gian tới chỉ có thể tốt hơn
Trong hơn nửa đầu quý IV/2010, phần lớn thông tin liên quan đến vĩ mô là còn mù mờ và có tính tiêu cực đã tác động xấu đến thị trường : lãi suất cơ bản tăng, lãi suất huy động tiền gửi tạo đỉnh 18% vào đầu tháng 12 và biến động mạnh, xuất hiện tình trạng chèn ép tín dụng giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân, khan hiếm vốn, ngân hàng chạy đua tăng vốn, tỷ giá hối đoái có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá tự do, hàng loạt sai phạm trên thị trường chứng khoán được phát hiện….
Theo đánh giá của Ông Tân, đó là những thông tin xấu nhất, không còn tệ hơn và không còn yếu tố bất ngờ ảnh hưởng xấu đến thị trường. Điều này cũng giải thích thái độ lạc quan của hầu hết các nhà đầu tư thể hiện qua tăng trưởng của thị trường trong những phiên giao dịch từ đầu tháng 12 đến nay. Do đó bức tranh trong thời gian tới chỉ có thể là tốt hơn bởi các lý do sau:
- Thăm dò của VFM cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện lãi suất cao, tỷ giá biến động, vĩ mô bất ổn nhưng kết quả hoạt động vẫn có dấu hiệu tốt. Nếu lãi suất trong thời tới giảm xuống, vĩ mô ổn định, về xu hướng chung các doanh nghiệp có thể có kết quả hoạt động tốt hơn.
- Việc điều hành tỷ giá thời gian tới dự báo sẽ có lợi cho đồng nội tệ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ được lợi nhiều hơn.
- Lạm phát không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà là vấn đề của các nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc. Đô la hóa cao, nhập khẩu lạm phát của Việt Nam từ các nước nền kinh tế lớn sẽ tăng khi các nước này có lạm phát tăng. Do đó kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số, hay hơn một chút cũng không phải là yếu tố bất ngờ.
- Năm 2011, sự chờ đợi về cơ cấu nhân sự trong khu vực Nhà nước – Chính phủ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ kết thúc. Với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước theo xu hướng đi lên, kỳ vọng sẽ gia tăng nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vốn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khả quan trong năm 2011
Vĩ mô sẽ ổn định, các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn; Thị trường chứng khoán tỏ ra minh bạch hơn, niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, dòng chảy vốn sẽ tuôn là những dự báo cho một thời kỳ phát triển mới của Thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày cuối năm 2010. Ẩn sâu bên trong những dự báo này là gì? Theo Ông Trần Thanh Tân:
+ Trước hết lực cầu đến từ Nhà đầu tư khối nội. Trong một vài năm gần đây thị trường chứng khoán được dẫn dắt bởi khối nội. “Chưa ai có thống kê cụ thể được lượng tiền khối nội đang nắm giữ. Nhưng tôi tin là rất lớn bởi dòng chảy kiều hối hàng năm đưa về Việt Nam lên đến 7-8 tỷ USD, quá trình làm ăn tích lũy. Vấn đề là tạo niềm tin để khơi thông dòng vốn khối nội”.
Hiện tại, rất nhiều cổ phiếu giao dịch với giá dưới giá trị sổ sách – về mặt lý thuyết đầu tư, mua gì dưới giá trị là an toàn. Nhìn qua thị trường các nước trong khu vực, thị trường chứng khoán tăng trung bình khoảng 20% (Malaysia); Thái Lan, Indonesia, Philipines tăng khoảng 40%. Trong khi Việt Nam giảm dài khoảng tạo ra hố cách biệt rộng giữa Việt Nam với các nước bạn. Do đó, TTCK Việt Nam sẽ có sức bật mạnh hơn.
Thêm vào đó, việc đầu tư vào cuối năm để thu cổ tức cũng là yếu tố kích thích với nhà đầu tư nội. Cuối năm cũng là mùa làm ăn, thị trường chứng khoán cũng bị tác động một phần nào đó.
Ngoài ra, kênh đầu tư là vàng và USD, phần lớn nhà đầu tư tham gia vào đều bị lỗ do không kiểm soát được thông tin đối với đầu tư vàng và bị chính phủ quản lý chặt chẽ đối với đầu tư USD. Một phần tiền từ khu vực này đổ vào chứng khoán cũng có thể kéo thị trường lên mạnh.
+ Lực cầu đến từ nhà đầu tư ngoại. Trong suốt 2008 – 2010, việc huy động vốn gần như không thể. Bởi lẽ, nếu như giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam rẻ, thị trường nước ngoài thời gian này giá cũng rẻ, trong khi đó thị trường nước ngoài, đồng tiền dễ dàng chuyển đổi được. Giữa 2010, sau vài đợt bơm tiền của chính phủ các nước lớn trên thế giới, thị trường nước ngoài bắt đầu bão hòa, dòng tiền (dòng tiền nóng) bắt đầu chạy về vùng trũng – châu Á. Cuối 2010, khi các yếu tố bất ngờ tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam không còn, các quỹ tín thác (mutual fund) đã huy động được và bắt đầu đổ vào Việt Nam, các quỹ sử dụng dòng tiền nóng khác bắt đầu mở tài khoản và giao dịch tại Việt Nam dù có e dè rủi ro về tỷ giá.
+ Yếu tố nội tại: Luật chứng khoán sửa đổi có tác động ít nhiều, các hành động của UBCKNN trong nổ lực làm trong sạch hóa thị trường cũng đã tạo ra lòng tin cho nhà đầu tư, niềm tin cho thị trường.
Như vậy, trong một năm vừa qua thị trường biến động rất nhiều, lên và xuống nhưng theo chiều hướng đi xuống. Trong năm 2011, thị trường cũng sẽ có biến động lên xuống nhưng theo xu hướng đi lên. “Theo một chu kỳ nhất định, nếu thị trường chứng khoán phục hồi, kéo theo sau là thị trường bất động sản thì năm 2011 sẽ là năm bản lề bắt đầu cho một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.” – Ông Tân chia sẻ quan điểm.
T.
Sam
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,544.70 | 5,044.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,608.50 | 4,108.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,722.00 | 13,222.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.30 | 1,359.30 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 67
- Truy cập hôm nay: 2058
- Lượt truy cập: 7803247