Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để huy đông vốn quốc tế thành công?
2011-05-18 09:06:31
Thị trường nước ngoài đánh giá cao các doanh nghiệp minh bạch thông tin
bao gồm tin tốt và tin xấu để nhà đầu tư có những quyết định và ước định
được rủi ro khi tham gia đầu tư.
Quý I/2011, CTCP Sữa Việt Nam (VNM), công ty duy nhất
của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng Forbes 500 Asia đã quyết định hủy kế hoạch
phát hành và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Singapore. Tại kỳ Đại
hội cổ đông thường niên tổ chức vào cuối tháng 3 vừa qua, đại diện của VNM chia
sẻ với cổ đông, VNM hoàn toàn đủ điều kiện niêm yếu tại thị trường này, nhưng việc
niêm yết sẽ gặp nhiều thủ tục giữa Trung tâm lưu ký Việt Nam và Singapore cũng
như VNM sẽ đối mặt với những điều kiện về cổ đông khác nhau,…
Được biết, để được niêm yết trực tiếp cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán nước ngoài đòi hỏi có sự thông nhau giữa hệ thống lưu ký của Việt Nam với nước ngoài; chuẩn mực kế toán 2 bên phải gần như giống nhau; phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa sở giao dịch của 2 nước về công bố thông tin; giải quyết những khác biệt đặc thù như mệnh giá cổ phiếu, trading block. Ngoài ra chi phí để thực hiện, duy trì việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài cũng khá cao.
Đường đến với thị trường vốn nước ngoài qua phát hành và niêm yết cổ phiếu dường như đã khép lại, tình hình thị trường vốn Việt Nam không mấy khả quan, nhưng không lâu sau CTCP Hoàng Anh Gia Lai công bố đã niên yết 24,3 triệu Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) tại Sở Giao dịch chứng khoán Luân Đôn, huy động 60 triệu USD phục vụ đầu tư vào dự án. Tiếp sau đó, KDC, PDR cũng đề cập đến huy động vốn qua GDRs.
Phải chăng GDRs là chìa khóa mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường vốn quốc tế? Theo đánh giá của giới tài chính, GDRs không những tốt cho doanh nghiệp, tốt cho thị trường mà tốt cho cả nền kinh tế Việt Nam. Nếu thực sự như vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để tiếp cận được nguồn vốn ngoại qua GDRs?
Theo chia sẻ cũng những thành viên tham gia tư vấn cho HAG huy động vốn qua GDRs, để phát hành thành công, doanh nghiệp phải có trách nhiệm về các thông tin công bố; báo cáo, kế hoạch kinh doanh; tái cơ cấu tài chính, nhân sự, dự án để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch là khả thi cao; phải trao đổi thường xuyên với nhà đầu tư nước ngoài để nhà đầu tư nắm bắt, hiểu rõ doanh nghiệp, quy mô vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường. Các công đoạn phải được sắp xếp lại theo cách mà nhà đầu tư quốc tế nhìn nhận là minh bạch, phù hợp với nhà đầu tư tại thị trường mình cần huy động vốn.
Công đoạn này thường được chuẩn bị bởi công ty Chứng khoán tư vấn tại Việt Nam, Ngân hàng lưu ký – đơn vị phát hành chứng chỉ lưu ký và một công ty chứng khoán nước ngoài là thành viên của thị trường mà chứng chỉ lưu ký niêm yết. Ngoài ra, tham gia vào quá trình này cần thiết có một công ty luật tại Việt Nam có tính quốc tế, một công ty luật quốc tế đại diện cho Ngân hàng lưu ký, và một Book-runner làm nhiệm vụ lựa chọn hệ khách hàng phù hợp với GDR này.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hồ Nam, chủ tịch CTCK Sacombank – SBS, đơn vị tư vấn HAG phát hành thành công hơn 24 triệu GDRs, tính minh bạch thông tin là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Thị trường nước ngoài đánh giá cao các doanh nghiệp minh bạch thông tin bao gồm tốt và xấu để nhà đầu tư có những quyết định và ước định được rủi ro khi tham gia.
Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp trong nước bị vấp phải tình trạng “tốt khoe, xấu che’ trong công bố thông tin. Theo quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài, một doanh nghiệp hoạt động, có xấu có tốt là bình thường. Nếu doanh nghiệp chỉ toàn tốt, hoặc toàn xấu thì đây là điều bất thường. Do đó, khi doanh nghiệp cung cấp toàn tin tốt, thì thị trường cũng khó chấp nhận được.
GDR là sản phẩm phái sinh được phát hành bởi tổ chức lưu ký toàn cầu. Trên thế giới hiện nay có 4 tổ chức được thực hiện phát hành DR gồm: Citibank, Deutsche Bank, Bank of New York và JPMorgan Chase. GDRs hạn chế doanh nghiệp Việt Nam tham gia bởi quy định đầu tiên của nó về quy mô vốn – tính thanh khoản.
Được biết, để được niêm yết trực tiếp cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán nước ngoài đòi hỏi có sự thông nhau giữa hệ thống lưu ký của Việt Nam với nước ngoài; chuẩn mực kế toán 2 bên phải gần như giống nhau; phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa sở giao dịch của 2 nước về công bố thông tin; giải quyết những khác biệt đặc thù như mệnh giá cổ phiếu, trading block. Ngoài ra chi phí để thực hiện, duy trì việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài cũng khá cao.
Đường đến với thị trường vốn nước ngoài qua phát hành và niêm yết cổ phiếu dường như đã khép lại, tình hình thị trường vốn Việt Nam không mấy khả quan, nhưng không lâu sau CTCP Hoàng Anh Gia Lai công bố đã niên yết 24,3 triệu Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDRs) tại Sở Giao dịch chứng khoán Luân Đôn, huy động 60 triệu USD phục vụ đầu tư vào dự án. Tiếp sau đó, KDC, PDR cũng đề cập đến huy động vốn qua GDRs.
Phải chăng GDRs là chìa khóa mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường vốn quốc tế? Theo đánh giá của giới tài chính, GDRs không những tốt cho doanh nghiệp, tốt cho thị trường mà tốt cho cả nền kinh tế Việt Nam. Nếu thực sự như vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để tiếp cận được nguồn vốn ngoại qua GDRs?
Theo chia sẻ cũng những thành viên tham gia tư vấn cho HAG huy động vốn qua GDRs, để phát hành thành công, doanh nghiệp phải có trách nhiệm về các thông tin công bố; báo cáo, kế hoạch kinh doanh; tái cơ cấu tài chính, nhân sự, dự án để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch là khả thi cao; phải trao đổi thường xuyên với nhà đầu tư nước ngoài để nhà đầu tư nắm bắt, hiểu rõ doanh nghiệp, quy mô vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường. Các công đoạn phải được sắp xếp lại theo cách mà nhà đầu tư quốc tế nhìn nhận là minh bạch, phù hợp với nhà đầu tư tại thị trường mình cần huy động vốn.
Công đoạn này thường được chuẩn bị bởi công ty Chứng khoán tư vấn tại Việt Nam, Ngân hàng lưu ký – đơn vị phát hành chứng chỉ lưu ký và một công ty chứng khoán nước ngoài là thành viên của thị trường mà chứng chỉ lưu ký niêm yết. Ngoài ra, tham gia vào quá trình này cần thiết có một công ty luật tại Việt Nam có tính quốc tế, một công ty luật quốc tế đại diện cho Ngân hàng lưu ký, và một Book-runner làm nhiệm vụ lựa chọn hệ khách hàng phù hợp với GDR này.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hồ Nam, chủ tịch CTCK Sacombank – SBS, đơn vị tư vấn HAG phát hành thành công hơn 24 triệu GDRs, tính minh bạch thông tin là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Thị trường nước ngoài đánh giá cao các doanh nghiệp minh bạch thông tin bao gồm tốt và xấu để nhà đầu tư có những quyết định và ước định được rủi ro khi tham gia.
Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp trong nước bị vấp phải tình trạng “tốt khoe, xấu che’ trong công bố thông tin. Theo quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài, một doanh nghiệp hoạt động, có xấu có tốt là bình thường. Nếu doanh nghiệp chỉ toàn tốt, hoặc toàn xấu thì đây là điều bất thường. Do đó, khi doanh nghiệp cung cấp toàn tin tốt, thì thị trường cũng khó chấp nhận được.
GDR là sản phẩm phái sinh được phát hành bởi tổ chức lưu ký toàn cầu. Trên thế giới hiện nay có 4 tổ chức được thực hiện phát hành DR gồm: Citibank, Deutsche Bank, Bank of New York và JPMorgan Chase. GDRs hạn chế doanh nghiệp Việt Nam tham gia bởi quy định đầu tiên của nó về quy mô vốn – tính thanh khoản.
Q.
Nguyễn
Theo SBS
Theo SBS
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,455.10 | 4,955.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,534.30 | 4,034.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,483.30 | 12,983.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,717.80 | 1,317.80 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 176
- Truy cập hôm nay: 1199
- Lượt truy cập: 7805539