Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chủ tịch UBCK: " Năm 2012, TTCK sẽ có những yếu tố thuận lợi nhất định"
2012-01-03 10:01:09

 

 Chỉ số thị trường giảm sút; khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh, khoảng 60%; huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và đấu giá cổ phần hóa giảm chỉ còn khoảng 20% so với năm 2010.
 

Năm 2011 được xem là một năm đáng nhớ đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Niềm vui duy nhất có được vào những ngày cuối cùng của năm đó là việc chính thức ban hành Thông tư về quỹ mở và thông tin sắp áp dụng thời gian giao dịch T+2, còn lại “chán nản” là hai từ duy nhất mà mọi người nói về TTCK trong năm qua. Trao đổi của chúng tôi với ông Vũ Bằng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK).

 

Theo ông năm 2011 là một năm như thế nào đối với thị trường chứng khoán, đứng cả ở góc độ quản lý?

 

Rõ ràng năm 2011 là một năm rất khó khăn với TTCK. Chỉ số thị trường giảm sút; khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh, khoảng 60%; huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và đấu giá cổ phần hóa giảm chỉ còn khoảng 20% so với năm 2010. Số lượng công ty niêm yết thua lỗ và lợi nhuận sụt giảm tăng theo từng quý….Vấn đề cơ bản nhất là để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã phải thực hiện chính sách tín dụng chặt chẽ, linh hoạt, điều đó đã tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp niêm yết và TTCK.

 

Trong bối cảnh khó khăn chung đó, cơ quan quản lý sẽ phải chịu sức “nặng” nhiều nhất.

 

Về vấn đề rút ngắn thời gian giao dịch, cái lý của nhà đầu tư là “người bỏ tiền không lo tại sao UBCK cứ phải lo thay” quan điểm của ông thế nào?

 

Từ năm 2003 nhiều thành viên thị trường và nhà đầu tư đã đòi hỏi Ủy ban phải ban hành quy định về bán khống nhưng họ không hiểu rằng ngay kể cả những nước có thị trường chứng khoán phát triển cũng đã phải trả giá rất đắt cho sản phẩm này. Và gần đây thậm chí một số thị trường đã phải cấm giao dịch bán khống do điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính khó khăn thì thực hiện giao dịch bán khống càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.

 

Về vấn đề giao dịch T + 2, chúng ta cần phân biệt 2 vấn đề: vấn đề thứ nhất là rút ngắn chu kỳ thanh toán xuống T + 2 và vấn đề thứ hai là cho phép bán chứng khoán trước ngày chứng khoán về tài khoản khách hàng (cụ thể ở đây là bán chứng khoán vào ngày T + 2):

 

Thứ nhất, về chu kỳ thanh toán, chúng ta đang áp dụng quy trình thanh toán T + 3, đây là chu kỳ hiện đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia. Một số quốc gia trong khu vực có cải tiến rút ngắn quy trình thanh toán xuống còn T+2, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng phát sinh nhiều rủi ro, do đó một số thị trường đã quay trở lại chu kỳ thanh toán T+3.

 

Ở Việt Nam, chúng ta cũng tìm cách rút ngắn chu kỳ thanh toán xuống T + 2 nhưng khi trao đổi với các tổ chức lưu ký toàn cầu thì họ không thực hiện được do chênh lệch về múi giờ nên họ không thể đối chiếu kịp với khách hàng của họ.

 

Thứ hai, về vấn đề bán chứng khoán vào ngày T + 2, từ hai năm trước, UBCK đã họp bàn nhiều lần với các công ty chứng khoán để thống nhất phương án triển khai và các thành viên thị trường đều khẳng định đã sẵn sàng.

 

Tuy nhiên, thực tế khi Ủy ban đi vào kiểm tra chính thức thì nhiều công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về công nghệ, nên nếu triển khai vội vàng sẽ gây rủi ro lớn cho thị trường chứng khoán.

 

Hiện tại, Ủy ban đang xây dựng phương án triển khai bán chứng khoán vào ngày T+2 trình Bộ Tài chính, nhưng vấn đề thực hiện vẫn có khó khăn cần có thời gian chuản bị.

 

Thêm vào đó, ở góc độ là cơ quan quản lý UBCK cũng phải tính lường trước các tình huống khi triển khai T+2 sẽ xảy tình trạng thiếu hụt chứng khoán. Lúc đó sẽ phải ứng xử thế nào? Ảnh hưởng đến thị trường ra sao…Ngoài ra khi triển khai bán chứng khoán vào ngày T + 2 sẽ phải xử lý vấn đề cho vay chứng khoán để đề phòng trường hợp thiếu chứng khoán gây đổ vỡ hệ thống.

 

Năm 2012 được dự báo là sẽ có làn sóng các quỹ đầu thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam, vậy UBCK có biện pháp gì để “giữ chân” họ không?

 

Năm 2012 có thể là năm hết thời hạn hoạt động của một số quỹ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các quỹ sẽ thoái vốn khỏi TTCK Việt Nam.

 

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quỹ mở và cho phép khả năng chuyển đổi các quỹ đóng sang quỹ dạng mở nếu đáp ứng một số điều kiện cho phép.

 

Trước khi hết thời gian hoạt động, các quỹ cũng đều đã có kế hoạch riêng trong việc thoái vốn của quỹ nhằm hạn chế ảnh hưởng tới bản thân giá trị tài sản của quỹ bằng cách hạn chế tối đa tác động tới thị trường.

 

Một số quỹ cũng đang tái cấu trúc danh mục và tìm hướng đầu tư mới như đầu tư qua hình thức đầu tư vốn cổ phần tư nhân (private equity), thực hiện qua con đường thâu tóm, mua bán sáp nhập doanh nghiệp; công tác cổ phần hóa tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt đối với các DNNN lớn, do vậy nếu các công ty có triển vọng tốt, minh bạch thông tin và cơ chế quản trị công ty tốt thì vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các quỹ đầu tư.

 

Về phía cơ quan quản lý nhằm phát triển các nhà đầu tư tổ chức, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư về quỹ mở; ngoài ra, một loạt các loại hình quỹ đầu tư mới như quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện cũng sẽ được ra đời trong thời gian tới.

 

Các cơ chế, chính sách về thuế đối với hoạt động đầu tư của quỹ cũng sẽ được nghiên cứu, sửa đổi...Đặc biệt khi chúng ta thực hiện tốt tái cấu trúc nền kinh tế thì đây cũng là cơ sở vững chắc để thu hút và phát triển các quỹ đầu tư tại Việt Nam.

 

Vậy ông đánh giá như thế nào về năm tới – năm 2012?

 
 
Mặc dù trong năm 2011 TTCK gặp nhiều khó khăn, song năm 2012, TTCK sẽ có những yếu tố thuận lợi nhất định, đó là: Nghị quyết TW 3 đã yêu cầu cần phải tái cấu trúc 3 trụ cột của nền kinh tế gồm có đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại, trung gian tài chính.
Điều này sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh chung và sự phát triển bền vững của nền kinh tế, sẽ góp phần phát huy vai trò của TTCK.
 

Kinh tế năm 2011 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6%, đây là con số tương đối khả quan khi so với các nước; việc kiểm soát nhập siêu đã có cải thiện, giảm so với năm 2010.

 

Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát đã dần phát huy tác dụng và đạt kết quả khả quan, chỉ số lạm phát đã có dấu hiệu giảm…. Do khả năng thế giới đối mặt với suy thoái lần 2 nên giá cả thế giới có giảm, điều này giúp giảm áp lực gây lạm phát.

 

Việc điều hành chính sách tiền tệ cũng đã có sự cải thiện, linh hoạt hơn góp phần giúp thanh khoản ngân hàng cải thiện.

 

Tuy nhiên năm 2012 cũng có rất nhiều khó khăn thách thức do vấn đề nợ công và đồng tiền chung Châu Âu, nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới lần 2 cũng tiềm ẩn nhiều bất ổn…

 

Do vậy, chúng ta cần phải tiếp tục duy trì các giải pháp đã đề ra nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì hoạt động của TTCK.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Khánh Linh (Thực hiện)


Theo TTVN





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,538.905,038.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,603.804,103.80
100g ABC Bullion Bar
14,706.7013,206.70
1kg ABC Bullion Silver
1,766.101,366.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 142
  • Truy cập hôm nay: 2196
  • Lượt truy cập: 7803385