Sự kiện này không những khiến nhiều nhân sự cấp cao của khối công ty chứng khoán lo ngại, mà còn khiến các ông chủ thực sự của loại hình công ty này phải nhìn nhận lại vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ.
Vụ án gây rung động thị trường chứng khoán
Ngày 30/5, ông Hoàng Xuân Quyến đã bị Công an Hà Nội bắt để điều tra những sai phạm trong quá trình làm Tổng giám đốc, gây thiệt hại tài chính cho công ty chứng khoán Liên Việt (LVS). Tiếp đó, ngày 1/6, ông Hoàng Xuân Quyến bị khởi tố điều tra về hành vi lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo thông tin LVS cung cấp, đầu năm 2011, ông Hoàng Xuân Quyến, Tổng giám đốc LVS thời kỳ đó, đã ký kết trái phép một số hợp đồng nhận thế chấp cổ phiếu OTC để cho khách hàng vay tiền với giá trị lớn. Sau đó, các khách hàng này bỏ hợp đồng, không trả nợ và gây thiệt hại tài chính cho LVS. Đây là nghiệp vụ Hội đồng quản trị LVS không cho phép thực hiện.
Đến tháng 4/2011, Hội đồng quản trị LVS phát hiện ra vụ việc và miễn nhiệm chức vụ của ông Quyến cùng một số cán bộ có liên quan. Đồng thời, Hội đồng quản trị yêu cầu những người này thực hiện thu đòi nợ và phải đền bù các thiệt hại cho LVS. Mặc dù ông Quyến và các cán bộ có liên quan đã nhận trách nhiệm, khắc phục một phần, nhưng phần khắc phục nhỏ hơn nhiều so với thiệt hại mà LVS phải gánh chịu.
Hơn nữa, LVS còn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như: Ban điều hành đã tự ý huy động vốn trái thẩm quyền, trong khi đáng lẽ đây là việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Đáng chú ý, số vốn huy động này dã được ông Quyền vay từ một ngân hàng ngoài hệ thống.
Thông thường, Ban điều hành sẽ phải nộp báo cáo hàng tháng cho Hội đồng quản trị, nhưng khi có hành động vượt quyền thì ông Quyến đã không nộp báo cáo, bởi vậy Hội đồng quản trị đã yêu cầu Ban kiểm soát vào làm việc, kiểm tra và phát hiện vụ việc.
Từ những vấn đề trên, Hội đồng quản trị LVS đã quyết định gửi đơn đến cơ quan công an để điều tra làm rõ hành vi của ông Quyến. Sự kiện ông Quyến bị bắt là hành đọng tiếp theo của lá đơn này, nhằm phục vụ công tác điều tra của cơ quan chức năng.
Xung quanh vấn đề thiệt hại, LVS chưa đưa ra con số cụ thể, mà chỉ khẳng định giá trị thiệt hại là lớn. LVS cũng phủ nhận thông tin một số báo đưa về con số thiệt hại cũng như số tiền mà ông Quyến đã khắc phục.
Về nguyên tắc, do vẫn còn tài sản thế chấp là số cổ phiếu OTC, nêu nếu được cơ quan điều tra cho phép, LVS sẽ bán đi để giảm bớt thiệt hại. Phần thiệt hại còn lại thì ông Quyến và các cán bộ liên quan vụ việc phải đền bù cho LVS. Do đó, thiệt hại cụ thể ra sao chưa tính toán được. Hiện LVS đã có công văn đề nghị cơ quan điều tra cho phép bán số cổ phiếu OTC này, tuy nhiên đến nay cơ quan điều tra chưa trả lời.
Bài học về quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ
Chủ tịch Hội đồng quản trị LVS Huỳnh Ngọc Huy cho biết, tổn thất tài chính đối với LVS tuy lớn, nhưng không đến mức nghiêm trọng. Song bên cạnh vấn đề thiệt hại và bồi thường về tài chính, đây là một kinh nghiệm để LVS nhận ra lỗ hổng quản trị để khắc phục, cơ cấu lại.
Theo ông Huy, dòng tiền ra khỏi LVS quá dễ dàng và không được kiểm soát chặt chẽ, đây là tình trạng rất nguy hiểm trong trường hợp nhân viên công ty cấu kết với nhau để làm sai các quy định. Trong khi đó, với ngân hàng, việc kiểm soát đã có quy trình và bản thân ngành ngân hàng có rất nhiều năm kinh nghiệm để ngăn chặn các vụ việc tương tự.
Sau khi xảy ra vụ việc, Hội đồng quản trị LVS đã thay thế Ban điều hành, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban điều hành, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh chính, công tác tài chính, kế toán, quản trị rủi ro. Đồng thời, tiến hành tái cấu trúc toàn diện, tinh giản bộ máy, số lượng nhân sự của LVS trước khi xảy ra vụ việc là khoảng 100 nhân viên, hiện số nhân viên của LVS chỉ còn hơn 20 người. "Kể từ đó đến nay, mọi hoạt động kinh doanh của LVS đều ổn định, khả năng tiềm ẩn rủi ro là rất thấp", ông Huy nói.
Tuy nhiên, thực tế còn nhiều vấn đề khác mà khối công ty chứng khoán nói chung rất khó khắc phục, như hành lang pháp lý đối với các dịch vụ có tính chất tín dụng. Các quy định pháp lý của khối ngân hàng khá hoàn thiện, nhưng đối với khối công ty chứng khoán còn nhiều vấn đề lỏng lẻo, sơ hở.
Chẳng hạn như hợp đồng repo, đây thực chất là hoạt động tín dụng, cho vay cầm cố bằng chứng khoán. Tuy nhiên, khi tài sản cầm cố, tức là cổ phiếu, giảm giá và không còn đủ giá trị đảm bảo, nhà đầu tư thường "bỏ của chạy lấy người". Nhưng việc xử lý tài sản cầm cố này đối với khối công ty chứng khoán còn nhiều khó khăn trong khi khối ngân hàng họ đã có hành lang pháp lý để đảm bảo khi khách hàng không trả nợ, tài sản cầm cố trở thành tài sản của ngân hàng và họ có quyền xử lý thu hồi nợ.
Theo Hoàng Duy
ĐTCK
http://cafef.vn/20120604054358641CA31/chung-khoan-lien-viet-con-20-nhan-vien-sau-vu-ong-hoang-xuan-quyen.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 139
- Truy cập hôm nay: 3914
- Lượt truy cập: 7800041