Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Quyết liệt tạo kênh dẫn vốn dài hạn
2012-07-06 09:30:42

Sự phụ thuộc vào nguồn vốn NH của DN chỉ có thể cải thiện một khi các kênh dẫn vốn dài hạn phát triển.

Thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp

DN khi phát hành trái phiếu sẽ chủ động kiểm soát được rủi ro lãi suất chứ không bị động như sử dụng vốn vay từ NH. Nếu vốn vay từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ dùng để bổ sung vốn lưu động thì với trái phiếu, DN có nguồn lực để từ đó có thể hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn

Nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là dòng vốn ổn định nhất, với thời hạn có thể lên tới 15 - 20 năm. DN khi phát hành trái phiếu sẽ chủ động kiểm soát được rủi ro lãi suất (LS) chứ không bị động như sử dụng vốn vay từ NH. Nếu vốn vay từ NH chủ yếu là vốn ngắn hạn, chỉ dùng để bổ sung vốn lưu động thì với trái phiếu, DN có nguồn lực để từ đó có thể hoạch định kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn.

Dù quan trọng như vậy nhưng cho tới nay, thị trường TPDN của VN hầu như chưa định hình. Thời gian qua chỉ có vài DN lớn, một số tổng công ty, tập đoàn nhà nước phát hành thành công TPDN nhưng hầu hết cũng chỉ là TPDN ngắn hạn từ 1 - 3 năm.

Nhận xét về nguyên nhân của tình trạng trên, TS Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - NH (Trường ĐH Mở TP.HCM) - cho rằng do hành lang pháp lý cho thị trường này còn quá sơ sài. Việc thiếu khung pháp lý, đặc biệt là vấn đề vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, xử phạt các hành vi vi phạm trong phát hành... đã khiến các nhà đầu tư (NĐT) không yên tâm rằng mình đã được bảo vệ tốt, từ đó họ có tâm lý e ngại, hạn chế tham gia các đợt phát hành trái phiếu của DN. Đây là những điểm quan trọng cần phải khắc phục ngay.

Đồng tình với nhận xét này, TS Lê Đạt Chí (ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng cho rằng nhà nước phải xây dựng ngay các chính sách bảo vệ NĐT, tạo niềm tin cho họ. Cụ thể là xây dựng điều kiện đối với DN phát hành trái phiếu về quy mô, tính minh bạch thông tin; những quy định về tài sản đảm bảo hay cam kết về dự án đầu tư khi huy động vốn bằng trái phiếu... Song song đó, NHNN cần có những chính sách khuyến khích hệ thống NH thương mại tham gia đầu tư vào TPDN hơn là chủ yếu mang vốn huy động gửi lại ở những NH khác. Nhà nước cũng cần chú trọng phát huy vai trò giám sát tình hình sử dụng vốn huy động từ trái phiếu ở DN một cách thường xuyên.

Nâng cấp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hầu hết các chuyên gia tài chính đều cho rằng cần thiết phải nâng cấp UBCKNN, tách cơ quan này thành một cơ quan độc lập ngang tầm cấp Bộ. Khi đó UBCKNN mới có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy TTCK phát triển, có thể phối hợp cùng với Bộ Tài chính và NHNN đưa ra những giải pháp phát triển thị trường vốn trong tương lai.

Tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) độc lập và ngang hàng với NH Trung ương và Bộ Tài chính. Tại Anh, Bộ Tài chính, NH Trung ương và Cơ quan Dịch vụ tài chính - đơn vị quản lý các công ty chứng khoán, NH đầu tư... cũng là 3 đơn vị tồn tại độc lập. Đó là mô hình VN có thể nghiên cứu áp dụng.

Từ góc độ cá nhân, ông Trịnh Hoài Giang - Phó chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu VN - đề xuất, cần tổ chức hoặc khuyến khích thành lập cơ quan định mức tín nhiệm. Bản thân các DN cũng phải tự nâng cấp về quy mô và uy tín để thu hút được sự tham gia của NĐT mua trái phiếu. Theo ông Giang, 3 yếu tố quan trọng để hình thành và thúc đẩy được thị trường TPDN gồm thông tin minh bạch, sự hấp dẫn của trái phiếu (ví dụ TPDN có LS cao hơn LS của trái phiếu Chính phủ) và tính thanh khoản cao của TPDN.

Tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK) thông qua phát hành cổ phiếu (CP), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu Chính phủ 6 tháng đầu năm nay đạt 84.000 tỉ đồng (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011). Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) thừa nhận vốn huy động qua phát hành CP đã giảm mạnh khoảng 50% so với cùng kỳ. Theo giấy chứng nhận chào bán CP được cấp thì các DN chỉ huy động được hơn 5.468 tỉ đồng, một con số quá khiêm tốn so với tổng số vốn huy động được 100.000 tỉ đồng trong năm 2010.

Huy động vốn của DN từ năm 2001 đến nay đã sụt giảm mạnh do giá CP trên sàn giảm mạnh, NĐT không muốn tiếp tục bỏ vốn vào TTCK. Không huy động vốn được từ TTCK, DN quay lại vay NH. Và do LS NH liên tục cao, DN càng suy kiệt. Tăng tính thanh khoản cho thị trường là việc làm cấp thiết để giúp TTCK khởi sắc, từ đó tạo điều kiện để DN huy động được vốn, giảm được thế bị động này.

Theo TS Nguyễn Văn Thuận, muốn vậy, Chính phủ phải ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định LS và giữ lạm phát ở mức thấp. UBCKNN cần tạo sự linh hoạt hơn cho giao dịch của NĐT song song với việc giám sát chặt chẽ hơn việc phát hành CP của các DN niêm yết. Điều đó cũng hạn chế tình trạng phát hành CP bừa bãi, gây ra hiện tượng cung nhiều hơn cầu trong khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng, khiến NĐT thất vọng.

Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TP.HCM - nhấn mạnh sự quan trọng của việc tăng chất lượng hàng hóa trên TTCK. Theo ông, không phải cứ DN lớn là trở thành một loại hàng hóa tốt trên TTCK mà phải nhìn vào hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận mà nó tạo ra. Một vài DN có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả thì khối NĐT ngoại đã sở hữu ở mức đụng “trần” (NĐT nước ngoài chỉ được phép nắm giữ 49% số lượng CP của DN). Điều này khiến dòng vốn mới khó có cơ hội gia tăng. Điều quan trọng nữa là dù đã có nhiều quy định về minh bạch công bố thông tin nhưng NĐT vẫn chưa thấy yên tâm.

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam

Tại nhiều nước như Mỹ, Singapore, thủ tục, quy định cho DN niêm yết trên sàn cực kỳ khắt khe nên DN nào đáp ứng được các chuẩn đó sẽ khiến NĐT yên tâm. Trong khi tại VN, quy định niêm yết vẫn còn khá thấp và chưa phân loại rõ đâu là DN mạnh, DN yếu.

TS Lê Đạt Chí nhấn mạnh, cũng giống như các quy định về việc phát hành trái phiếu, cơ quan quản lý nhà nước cần phải nâng điều kiện niêm yết trên sàn đối với các DN. Ví dụ quy định về qui mô DN phải dựa trên vốn chủ sở hữu chứ không phải nhìn theo vốn điều lệ. Quan trọng nhất là phải căn cứ trên doanh số hằng năm của DN.

Theo ông Trịnh Hoài Giang, VN cần nhanh chóng xây dựng hệ thống thanh toán, giao dịch và lưu ký hiện đại để có thể tiến tới phát triển các sản phẩm phái sinh trên TTCK. Đồng thời các quy định về giám sát hoạt động của DN, của TTCK cần phải chặt chẽ hơn và tăng cường thực hiện vai trò giám sát của cơ quan quản lý.

Theo Mai Phương

Thanh niên

http://cafef.vn/20120706082544221CA31/quyet-liet-tao-kenh-dan-von-dai-han.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 240
  • Truy cập hôm nay: 3433
  • Lượt truy cập: 7799560