Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Vui buồn chuyện cổ tức
2012-10-19 13:25:36

Kinh tế khó khăn đã khiến chuyện chia cổ tức đối với nhà đầu tư có khi vui đến không ngờ nhưng cũng có khi ngậm ngùi chấp nhận

Cổ tức ... lỗi hẹn

Công ty làm ăn có lãi, một phần lãi đó được trích ra để chia cổ tức cho cổ đông, và đó là chuyện bình thường trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán cũng đi lên. Còn hiện tại, trong nhiều đại hội cổ đông, ban lãnh đạo xin thông qua việc không chia cổ tức để giữ vốn lại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tìm vốn là không dễ dàng.

Cụ thể những doanh nghiệp bất động sản lớn trên sàn như Hoàng Anh Gia Lai, Thủ Đức House.. muốn giữ lại vốn tiền mặt cho sản xuất kinh doanh, giảm vốn vay, tiết kiệm chi phí nên đã quyết định không chia cổ tức năm 2011.

Chuyện gia hạn việc trả cổ tức cũng là hiện tượng chỉ mới xuất hiện trong năm nay. Cụ thể như Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (PTL) đã gia hạn thời gian chi trả cổ tức năm 2011 đến tháng 6-2013. Đây là lần thứ ba công ty này xin gia hạn, trong khi ngày nhà đầu tư đăng ký nhận cổ tức là 9-12 năm ngoái, và mức chi cũng chỉ 4%, tức mỗi cổ phiếu nhận được 400 đồng.

Lý do được phía công ty giải thích trong cả 3 lần gia hạn đều như nhau là một số khoản nợ khách hàng chuyển trả cho công ty chưa về tài khoản kịp thời như cam kết của khách hàng nên công ty chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức.

Nhưng nếu nhìn vào báo cáo tài chính của PTL cũng có thể hiểu được vì sao doanh nghiệp này lại lần lữa việc trả cổ tức. Việc kinh doanh bất động sản khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Với lợi nhuận quí 1 dưới 500 triệu đồng, quí 2 lỗ hơn 20 tỉ đồng, trong khi hàng tồn kho đến hết 6 tháng đầu năm còn đến hơn 1.500 tỉ đồng, cộng với áp lực phải trả lãi ngân hàng thì tiền nhàn rỗi của PTL khó còn để trả cổ tức cho cổ đông.

Còn Công ty cổ phần Someco Sông Đà (MEC) thì khất nợ cổ tức của năm 2010, tỷ lệ chi trả là 15%/cổ phiếu, chốt danh sách từ tháng 3 năm nay, dự kiến chi trả vào tháng 6, nhưng sau đó lùi đến đầu tháng 10, và hiện tại đã có thông báo chi trả là vào 28-12.

Trong khi 2 đợt xin lùi trước đó, công ty cho biết do một số khoản nợ khách hàng chuyển trả cho công ty chưa về tài khoản theo như cam kết của khách hàng nên công ty chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức. Nhưng đến lần gia hạn này công ty đã nói rõ hơn hình hình, đó là vì không thu hồi được tiền bán hàng, công nợ tồn đọng tại các công trình nên MEC chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức.

Có người lại mang quà bất ngờ

Trong khi đó, kinh tế khó khăn nhưng một số công ty vẫn trả những khoản cổ tức rất lớn, có khi lên đến 70% như trường hợp của Công ty cổ phần CNG Việt Nam. Với dự kiến sẽ chia cổ tức năm 2011 là 45%, nhưng đến gần cuối năm ngoái, CNG nâng tỷ lệ trả cổ tức lên 70%, trong đó có 60% bằng tiền mặt, còn 10% là cổ phiếu. Đến tháng 10 này, công ty lại tạm ứng thêm 15% cổ tức năm 2012, và tỷ lệ chia cổ tức năm nay dự kiến cũng lên đến 35%.

Hay như trường hợp của Công ty Đầu tư - Xây dựng Hà Nội (HCI) vừa chia cổ tức đến 50%/cổ phiếu chỉ cho đợt 1 của năm 2012, trong khi vào tháng 6 đã chia cổ tức năm 2011 là 25%/cổ phiếu cho cổ đông.

Theo trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán, khi xem cổ tức, phải xem xét tỷ lệ DIV/P, tức cổ tức trên thị giá của cổ phiếu, nếu tỷ lệ này cao thì mới chứng tỏ được lượng cổ tức lớn. Ví dụ như giá cổ phiếu của nhiều công ty lên đến 100.000 đồng/cổ phiếu, thì mức chia 20% (tức 2.000 đồng/cổ phiếu) chỉ là 2% trên thị giá, thấp hơn nhiều so với các cổ phiếu có thị giá 10.000 đồng, và chia cổ tức 20%.

Theo tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn đầu tư tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, không hẳn nhà đầu tư mua cổ phiếu là nhìn vào cổ tức, mà chủ yếu là nhìn vào triển vọng của doanh nghiệp, cổ tức chỉ là cái gương để soi vào việc làm ăn có lãi và khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Nhưng theo ông Chí nếu nói đến chia cổ tức, nhà đầu tư cũng nên lưu ý khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, thì đó là trên bút toán, tiền có thể đang ở đâu đó như nợ của đối tác, tiền hàng chưa thu được chứ không phải là tiền mặt, trong khi muốn chia cổ tức phải có tiền mặt.

Đồng thời khi chia cổ tức doanh nghiệp cũng phải xem xét các yếu tố mang tính chiến lược và dài hạn về môi trường hoạt động kinh doanh thậm chí là môi trường tài chính như triển vọng hoạt động của công ty trong thời gian tới, lạm phát, lãi suất, sau đó mới tính toán xem sẽ chia bao nhiêu, để vẫn làm tăng được giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, trong bối cảnh thị trường vốn đang khó, việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư và mang lại giá trị nhiều hơn cho doanh nghiệp trong tương lai cũng có thể xem là bình thường.

Tuy vậy, ông Chí cho rằng với các trường hợp đã chốt danh sách từ rất lâu rồi mà không chia, lần lữa gia hạn thì gây thiệt thòi nhiều cho cổ đông, vì giá cổ phiếu đã bị điều chỉnh ngay sau khi chốt danh sách, nhưng tiền thì không được chia, đó là chưa kể khoản nợ đó của doanh nghiệp với cổ đông cần phải cộng thêm lãi ngân hàng.

Theo Thanh Thương

Thời báo kinh tế Sài Gòn

http://cafef.vn/20121019104755487CA31/vui-buon-chuyen-co-tuc.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 166
  • Truy cập hôm nay: 198
  • Lượt truy cập: 7796325