Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Hủy niêm yết: Tính toán người trong cuộc
2013-05-09 08:53:00

 

Không ồ ạt tính chuyện hủy niêm yết như năm 2012, mùa Đại hội cổ đông năm nay chứng kiến hiện tượng DN tính chuyện hủy niêm yết tự nguyện với số lượng đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng hầu hết các DN này đều lên phương án hủy niêm yết một cách… chất lượng.

 

Vậy những DN hủy niêm yết tự nguyện trước đây là không chất lượng? Không hẳn! Nhưng xét ở những khía cạnh khác nhau thì việc hủy niêm yết tự nguyện của đại đa số các DN trước đây, đều là những tính toán và xuất phát từ các lý do khó thuyết phục 100% cổ đông.

 

Nói theo cách của ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN là “Điều này xuất phát từ cái nhìn ngắn hạn về lợi ích của một nhóm cổ đông lớn trong DN, thay vì lợi ích của cổ đông đại chúng (có tỉ lệ nắm giữ áp đảo trên 65% sẽ dễ dàng thông qua việc hủy niêm yết)”.

 

2 năm trước...

 

Điển hình là hủy niêm yết của SGT (CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn) và SQC (CTCP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn), hai mã cổ phiếu thuộc hai DN tiên phong làn sóng hủy niêm yết tự nguyện. Chuyện cũ nói lại, nhưng không ai không biết lý do các DN này chọn hủy niêm yết được nêu ra là do “thị giá cổ phiếu bị định giá quá thấp, khiến DN bị mất điểm trong mắt đối tác, không tương xứng với tầm vóc DN...”. Các lý do này về sau đã thành “điệp khúc” kinh điển cho các DN muốn hủy niêm yết viện dẫn.

 

Hàng loạt DN công bố ý định hủy niêm yết như DCC (CTCP xây dựng Sông Đà Descon), TRI (CTCP nước giải khát Sài Gòn Tribeco), MKP (CTCP hóa dược phẩm Mekophar), IFS (CTCP thực phẩm quốc tế), V11 (CTCP xây dựng số 11) và S27 (CTCP Sông Đà 27)... sau SGT và SQC, nhìn chung, cũng nêu ra một vài lý do riêng.

 

Descon chưa kịp hủy niêm yết như mong muốn thì HoSE bắt buộc hủy niêm yết vì vi phạm lỗi công bố thông tin. TRI giải thể. MKP rời sàn với khúc mắc room sở hữu ngoại. IFS chưa đủ ba năm lỗ nhưng lỗ lũy kế 2 năm vượt vốn điều lệ thực góp cũng bị bắt buộc rời sàn… Mỗi cây mỗi hoa, mỗi DN mỗi lý do...

 

2013 và chiếc áo tái cấu trúc

 

Trở lại với năm 2013, nếu so chiếu một số trường hợp DN tự nguyện hủy niêm yết thời gian trước với năm nay, có vẻ câu chuyện hủy niêm yết tự nguyện đã có lý do hợp lý, với các động lực không chỉ vì lợi ích ngắn hạn của cổ đông lớn.

 

Thử xét trường hợp của ALP (CTCP đầu tư Alphanam) – mã cổ phiếu đã góp phần đun đẩy vị Chủ tịch HĐQT ALP lên top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán.

 

Mặc dù ĐHCĐ của ALP sẽ chỉ được tổ chức vào cuối tháng 5 này, tuy nhiên theo kế hoạch sẽ trình ĐHCĐ, ALP có đề cập nội dung xin ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết tự nguyện.

 

ALP hủy do lỗ, hiểu không sai. Nhưng ALP chưa rơi vào diện lỗ 3 năm mà chỉ mới nằm trong danh sách cổ phiếu bị cảnh báo.

 

ALP hủy niêm yết do mong muốn hoạt động sáp nhập, cũng không sai. Nhưng mong muốn khác với các trường hợp hủy niêm yết để sáp nhập và tái niêm yết, như HBB với SHB hay rất nhiều DN khác. ALP hủy niêm yết vì đầu tư tài chính dàn trải nay muốn co cụm lại, có thể.

 

Thực tế ALP đang có khá nhiều Cty hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản và kết quả thua lỗ của năm qua khiến HĐQT xác định lại chiến lược “ăn cá khô, vá lưới”, tức ăn của để dành và tập trung thời gian sửa chữa các lổ hổng đang có, chờ ngày biển lặng lại dong thuyền ra khơi…

 

Hiểu cách nào về động cơ hủy niêm yết tự nguyện mà ALP xem như một mục tiêu trong ĐHCĐ năm nay, đều có phần đúng. Chính Chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải cũng không hề giấu một trong lý do khiến ông mong mỏi ALP rời sàn là do nhà đầu tư hiện đang định giá ALP quá thấp.

 

Dù vậy, nhìn sâu vào các nội dung ông Nguyễn Tuấn Hải nêu, nhìn sâu vào động lực khiến ALP dự tính rời sàn, có thể thấy nỗ lực tái cấu trúc, thay đổi chiến thuật hoạt động, vẫn là động lực chính.

 

Thậm chí, nếu cộng thêm cả lý do cá nhân thì động lực muốn hoàn thành trách nhiệm của một doanh nhân, không để lại áp lực DN cho thế hệ kế cận, cũng khẳng định một quyết định đặt lợi ích của DN lên trên.

 

Trên hết, lợi ích đó song song với sự minh bạch trong trách nhiệm của người đứng đầu DN, bao gồm trách nhiệm “bảo vệ được những thành quả và muốn rút lui để bảo toàn lực lượng” – những động lực đáng được trân trọng.

 

Xu hướng mới?

 

Ở trường hợp của CTCP thủy sản Minh Phú (MPC), mọi chuyện lại chưa được rõ ràng như ALP, do lãnh đạo của Cty không nêu ra nguyên do thực sự của mong muốn hủy niêm yết mà chỉ xác nhận đây là đề xuất của một cổ đông ngoại – cổ đông lớn.

 

Song căn cứ vào nhu cầu tăng vốn của Minh Phú – Hậu Giang – Cty con của Minh Phú - từ 600 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng bằng cách tăng thêm thành viên mới, với các kế hoạch thành lập Viện nghiên cứu tôm với vốn ban đầu 1 triệu USD trích từ quỹ nghiên cứu phát triển mà HĐQT dự kiến sẽ trình ĐHCĐ 2013, có thể nhận thấy Minh Phú đang có nhu cầu vốn và xét trên cơ cấu sở hữu hiện nay (các cổ đông sáng lập và lãnh đạo đang nắm phần vốn chi phối), nếu không tạo đường để thu hút ngoại lực, Minh Phú khó có thể đạt được mục tiêu huy động vốn và có nguồn tài trợ vốn cho các kế hoạch mới.

 

Từ đó, giới đầu tư cho rằng việc Minh Phú tính chuyện hủy niêm yết cũng là sự hoạch định một chặng đường phát triển mới cho DN mà trong đó, niêm yết chưa chắc đã là “cái mác” sáng giá giúp DN có thêm những hỗ trợ ngoại lực tốt hơn.

 

Mở rộng từ trường hợp Minh Phú, theo nguồn tin của DĐDN, trên thị trường hiện nay có không ít DNNY cũng đang lên kế hoạch hủy niêm yết theo yêu cầu của các nhà đầu tư ngoại.

 

Dù TTCK hiện chưa có nhiều thay đổi và các vấn đề tái cấu trúc vĩ mô trên thị trường vẫn chưa cho thấy triển vọng thực thi, nhưng những chuyển động bên trong lòng thị trường đã không còn như trước.

 

Sự chuyển động này đang xuất phát từ nội tại các DN – những hàng hóa chính trên thị trường mà theo đó – nhu cầu rời thị trường, tái cấu trúc đã trở thành nhu cầu chính đáng, thay thế cho góc nhìn lợi ích ngắn hạn của nhóm cổ đông lớn, cũng như thay thế cho những bức tường được dựng lên trong động thái co mình tránh các nguy cơ bị thâu tóm.

 

Sẽ đến lúc thị trường quen thuộc hơn với hiện tượng hủy niêm yết tự nguyện và có cái nhìn tích cực hơn với các trường hợp này.

 

Ở góc độ cơ quan quản lý và nhà tạo lập thị trường, DN lẫn giới đầu tư đang mong đợi cơ quan này sớm đưa ra những quy định nghiêm để tránh việc DN rời sàn vô tổ chức, gây xáo trộn thị trường nhưng đồng thời tạo các hành lang pháp lý và sân chơi mới cho cả những DN hậu rời sàn. Bởi rất có thể đó sẽ là những nguồn hàng hóa chất lượng mới, cho một chu kỳ phát triển mới của TTCK trong tương lai.

 

Theo Lê Mỹ

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/huy-niem-yet-tinh-toan-nguoi-trong-cuoc-2013050815310834719ca31.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,404.504,969.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,490.704,070.70
100g ABC Bullion Bar
14,345.0013,045.00
1kg ABC Bullion Silver
1,724.701,374.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 60
  • Truy cập hôm nay: 283
  • Lượt truy cập: 7782097