CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa công bố báo cáo nhận định kinh tế vĩ mô 2014 (2014 Macro Outlook). Theo đó, SSI cho rằng những hậu quả để lại của gói hỗ trợ lãi suất năm 2009 ảnh hưởng đến lạm phát, sự mất giá của tiền đồng, nợ xấu đã được Chính phủ đánh giá thiệt hại và đưa ra các giải pháp để xử lý trong năm 2012 và năm 2013.
Và theo SSI, năm 2014 sẽ là một bước đệm quan trọng để đẩy mạnh các cải cách đã được chờ đợi từ lâu và sẽ là một năm “nói ít làm nhiều” (less talking but more walking) trước khi thời hạn của công cuộc tái cơ cấu toàn diện kết thúc vào năm 2015 và Đại hội Đảng năm 2016.
Năm 2014, Chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ 2 mục tiêu chiến lược là hỗ trợ tăng trưởng đồng thời tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô (GDP tăng 5,8%, CPI quanh mức 7%, tiền đồng mất giá nhiều nhất 2%, thâm hụt ngân sách 5,3% GDP, tăng trưởng tín dụng từ 12-14%, duy trì ổn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở mức thấp hơn đối với các ngành ưu tiên).
Bộ phận phân tích SSI đánh giá GDP Việt Nam năm 2014 sẽ tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra (đạt mức 5,6% - do việc hạn chế ngay lập tức các nhánh từ đầu tư công và khu vực FDI), CPI sẽ cao hơn (khoảng 7,5% do kết quả từ đầu tư công không thể cải thiện một sớm một chiều, cộng thêm việc tiếp tục tăng giá các mặt hàng tiện ích được trợ cấp như y tế, điện và sự phá giá tiền đồng cao hơn.
Liên quan đến tỷ giá, SSI cho rằng mặc dù dự trữ ngoại hối đã cải thiện đáng kể đạt khoảng 12 tuần nhập khẩu và kiều hối tiếp tục tăng tuy nhiên thâm hụt thương mại có thể sẽ quay lại do có thể sẽ quay lại do một loạt dự án các cơ sở hạ tầng lớn có kế hoạch bắt đầu vào năm 2014 và do đó nhu cầu về máy móc và vật liệu xây dựng sẽ lớn. Tuy nhiên cán cân thanh toán vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể là tích cực, cho phép NHNN chủ động quản lý tỷ giá VND/USD.
SSI tin rằng Chính phủ sẽ nghiêng về các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng trong năm 2014 bởi các doanh nghiệp trong nước không thể chịu đựng gánh nặng của chương trình cải cách kéo dài khác. Kế hoạch 5 năm (2011-2015) đang dần kết thúc và Chính phủ cần đưa ra các giải pháp giải cứu và thực hiện một số cải cách đã tuyên bố trước đó.
Dưới đây là một số vấn đề đáng chú ý mà theo báo cáo SSI Chính phủ cần lưu ý trong năm 2014:
Sự cần thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng
Việt Nam là một nước có điểm về cơ sở hạ tầng yếu kém so với các nước Asean (nguồn: báo cáo WEF 2013-2014) do đó Chính phủ cần chỉ đạo tập trung cải thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Hai ngành quan trọng là giao thông và năng lượng, với chi phí vốn tăng lên 33,3% và 11,7% năm 2014.
Các dự án trọng điểm bao gồm quốc lộ 1A và 14, một số sân bay, cầu, cảng, cảng nước sâu, hai nhà máy lọc dầu và đường ống, một số nhà máy lọc dầu và đường dây 500kilovon thứ hai.
Một thống kê cho rằng Việt Nam sẽ cần khoảng 167 tỷ USD, tương đương với GDP của Việt Nam hiện tại trong 10 năm tới để đầu tư cơ sở hạ tầng (nguồn ADB) và điều này sẽ dẫn Việt Nam đến thế ‘tiến thoái lưỡng nan”.
Một là để cạnh tranh với các nước trong khu vực thì cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng, nhưng mặt khác nhu cầu đầu tư lại vượt ngân sách. Việt Nam cần phải xác định chính xác và thực hiện các mục tiêu khả thi nhất. Tuy nhiên theo SSI công cuộc nâng cấp cơ sở hạ tầng vẫn là một chiến lược dài hạn và hiệu ứng số nhân của nó có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế trong các năm tới, nhưng không phải ngay lập tức trong năm 2014.
Mặc dù nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng là rõ ràng nhưng có một số vấn đề trong việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam: (1) việc trao đổi đất trong các dự án cơ sở hạ tầng, (2) liệu PPP (Public Private Partnership - hợp tác đầu tư công) có phải là giải pháp?, (3) mối quan tâm về hiệu quả của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Công cuộc tái cơ cấu DNNN đã diễn ra chậm chạp trong năm 2013 và SSI kỳ vọng các thương vụ IPO lớn sẽ chuyển sang năm 2014 như Viglacera, Vinatex và Vietnam Airlines. Một số các vụ IPO lớn được công bố bao gồm ACV (Tổng công ty hàng không Việt Nam, chủ sở hữu của tất cả các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội bài và là nhà đầu tư chính của dự án đầu tư sân bay Long Thành), một số công ty Cienco của Bộ Giao thông như Cienco 1,4,5,6 (là nhà thầu chính của rất nhiều dự án giao thông công cộng), Mobifone (được kỳ vọng vào năm 2014 sau khi tách khỏi VNPT nhưng ít khả năng hơn).
Quy định mới về việc niêm yết cổ phiếu sau 1 năm IPO sẽ tác động tích cực đến các nhà đầu tư. Và trong năm 2014 khi SCIC và các tổng công ty thoái bớt vốn cũng sẽ tác động đến thị trường, khi Bộ Tài chính đã đồng ý cho phép SCIC và các tổng công ty được thoái vốn dưới giá trị sổ sách.
Thu hút vốn đầu tư: NĐT nước ngoài vẫn là động lực chính
Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, cải cách khu vực ngân hàng và thêm nhiều các đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) đòi hỏi nguồn kinh phí. Đầu tư công sẽ giữ nguyên trong năm 2014 (từ ngân sách nhà nước - đầu tư phát triển , cộng với chi tiêu của Chính phủ là gần 13 tỷ USD, xấp xỉ năm 2013).
Chính phủ dự kiến tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn trong năm 2014 (mục tiêu 12-14% , nhưng ước tính của SSI là cao hơn ở mức 15% - vì cú “hạ cánh mềm” cho lĩnh vực ngân hàng) và các yếu tố đằng sau sự tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm 2014 sẽ không chỉ từ tín dụng tiêu dùng (như năm 2013) hoặc từ doanh nghiệp nhà nước mà còn từ đầu tư tư nhân.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là một phần không thể thiếu trong việc thu hút vốn đầu tư, không chỉ từ vốn đầu tư trực tiếp FDI (2013 cam kết cao có thể dẫn đến giải ngân tốt hơn trong năm 2014), hoặc vốn đầu tư gián tiếp FII (với việc room sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng cho cả ngành ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng), nhưng quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn ODA. Báo cáo cho thấy nguồn vốn ODA chưa giải ngân có thể đạt đến 15 tỷ USD cho đến nay, và Chính phủ dành khoảng 1 tỷ USD vốn đối ứng cho năm 2014 và phân phối chi tiết đến các tỉnh, như vậy có tín hiệu giải ngân nhiều hơn vốn ODA cho năm 2014.
Một trong số những điều lo ngại theo SSI liên quan đến nợ công cao.Nguy cơ nợ công cao là rất dễ thấy, do tính chất của thâm hụt ngân sách cao, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng tăng nhưng chất lượng quản lý kém, tất cả đều có thể dễ dàng dẫn đến lạm phát cao hơn.
SSI dự đoán VN-Index có thể đạt 590-600 điểm trong năm 2014 (xem thêm).
Phương Mai
Theo Trí Thức Trẻ
http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ssi-nam-2014-la-nam-noi-it-lam-nhieu-201402090051359637ca31.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,338.20 | 4,918.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,435.70 | 4,035.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,178.00 | 12,928.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,708.20 | 1,358.20 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 299
- Truy cập hôm nay: 1753
- Lượt truy cập: 7743583