Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

“Mở van” thoái vốn dưới giá trị sổ sách
2014-02-20 08:49:01

Để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN với trọng tâm CPH giai đoạn 2014 - 2015, tại hội nghị tái cơ cấu DNNN do Chính phủ chủ trì ngày 18.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định triển khai một loạt giải pháp đột phá như cho phép thoái vốn dưới giá trị sổ sách, bán vốn cho SCIC khi thông thể thoái vốn theo kế hoạch... Những giải pháp này kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, CPH DNNN đang chậm chạp hiện nay.

SCIC được mua lại khoản đầu tư vào bảo hiểm, ngân hàng

Năm 2013, CPH DNNN đạt kết quả khá thấp, được 74 DN. Bên cạnh đó, một loạt văn bản quy định chưa phù hợp, còn vướng mắc như xác định giá trị DN hay thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính bảo toàn vốn, quy định lương thưởng của lãnh đạo DN sau CPH,... tạo khó khăn, làm chậm quá trình CPH. Trước thực tế đó, Chính phủ đã dự thảo lấy ý kiến để ban hành nghị quyết về giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, CPH và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 với một loạt thay đổi mang tính đột phá.

Vướng mắc rất lớn được các tập đoàn, TCty nêu là thoái vốn đầu tư ngoài ngành không được thấp hơn mệnh giá hay dưới giá trị sổ sách thì nay đã được Chính phủ chấp thuận với điều kiện cụ thể.

Theo đó, các tập đoàn, TCty, DNNN được thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của DN sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định và trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định. Ngoài ra, DNNN có thể thuê CTCK hoặc trực tiếp bán đấu giá các khoản đầu tư tại CTCP chưa niêm yết có giá trị mệnh giá 10 tỉ đồng trở lên.

Trường hợp không đấu giá thành công thì có thể báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định để bán thỏa thuận. Đối với vốn cổ phần đầu tư của DNNN vào các Cty đại chúng bị lỗ lũy kế thì phải chào bán ra công chúng cho dù KQKD năm liền trước lãi hay lỗ.

Đặc biệt, để hỗ trợ các tập đoàn, Tcty xử lý những khoản đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, nghị quyết của Chính phủ giao TCty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC xem xét mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành này khi các đơn vị đã thực hiện các biện pháp thoái vốn mà không thành công. Giá mua theo thị trường nhưng không cao hơn giá sổ sách kế toán trừ đi khoản trích dự phòng giảm giá đầu tư.

Tại thời điểm chuyển nhượng cho SCIC nếu các đơn vị chưa trích lập hay trích lập chưa đầy đủ thì các tập đoàn, TCty, DNNN có trách nhiệm trích lập bổ sung theo đúng quy định. Các tập đoàn, TCty, DNNN phải chủ động thông báo cho SCIC và hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn trước 31.12.2015.

Nếu không thực hiện được tiến độ sắp xếp, CPH và thoái vốn theo kế hoạch thì lãnh đạo các tập đoàn, TCty, DNNN phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để báo cáo và xử lý. Còn Bộ trưởng quản lý ngành, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm với Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm hoàn thành kế hoạch.

Còn nỗi lo với người lao động

Nếu như những khó khăn thoái vốn đầu tư ngoài ngành hay xác định giá trị doanh nghiệp có thể xử lý bằng quyết định hành chính thì vấn đề con người sau CPH thực sự khiến nhiều tập đoàn, TCty đau đầu.

Ông Trần Xuân Hòa - Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) - cho biết, các DNNN đối mặt với vấn đề không biết lấy kinh phí ở đâu để xử lý vấn đề lao động dôi dư sau CPH. Theo ông Hòa, kinh nghiệm từ các nước khi tái cơ cấu kinh tế thì Nhà nước phải phê duyệt khoản kinh phí để chuyển dịch lao động dôi dư từ ngành này sang ngành khác thông qua việc đào tạo lại kỹ năng cho người lao động.

“Có như vậy thì chúng ta mới thực hiện thành công tái cơ cấu DNNN. Nếu không thì đây là vấn đề rất khó với những DN thực hiện CPH. Riêng ngành than với công nghệ và sản lượng hiện nay thì có thể dôi dư tới 30 ngàn người, không thể tái cơ cấu đẩy họ ra ngoài đường được, bởi người lao động đã gắn bó với ngành hàng chục năm. Đây là nguồn lực cần huy động để tạo ra của cải xã hội” – ông Hòa nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo TKV, để giải quyết vấn đề 30 ngàn lao động dôi dư của ngành than dự kiến cần khoảng 10 ngàn tỉ đồng.

Cũng liên quan đến quyền lợi của người lao động nhưng ở vị trí lãnh đạo, ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV - cho rằng cơ chế tiền lương thưởng của lãnh đạo các DNNN đã CPH chưa phù hợp. Hiện nay, chức danh chủ tịch, TGĐ bị hạn chế lương tối đa 36 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ban lãnh đạo các DN này không phải chỉ có đại diện cho vốn nhà nước.

Hơn nữa, các DN đều thực hiện sản xuất kinh doanh trên cơ chế thị trường, thước đo đánh giá là hiệu quả kinh doanh thì lương thưởng của lãnh đạo DN cũng cần cơ chế thích hợp hơn là quy định hành chính hiện tại.

Theo T.Sơn

 

Lao động

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/mo-van-thoai-von-duoi-gia-tri-so-sach-201402191617436877ca31.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,342.404,922.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,439.204,039.20
100g ABC Bullion Bar
14,189.4012,939.40
1kg ABC Bullion Silver
1,718.701,368.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 402
  • Truy cập hôm nay: 2039
  • Lượt truy cập: 7743869