Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa ra báo cáo về thị trường chứng khoán. Tên gọi của báo cáo là “Opportunity knocks, not only once”. Công ty chứng khoán này nhận định: “Đây là thời điểm tốt để đầu tư chứng khoán” - (“Time to invest”). Và sự sôi động của thị trường ngay từ những ngày đầu năm đã minh chứng cho điều đó.
Bản nhận định của Rồng Việt ra đời khi thị trường đang trong nhịp điều chỉnh. Nhà đầu tư đang băn khoăn tìm hướng đi cho mình. Chúng tôi xin trích dẫn một số luận điểm mà công ty chứng khoán này cho rằng sẽ tác động mạnh đến cơ hội thị trường năm 2014:
Vĩ mô ổn định là yếu tố cơ bản để giữ vững niềm tin. Trải qua gần ba năm của quá trình tái cơ cấu, niềm tin của nhà đầu tư trên TTCKVN liên tục bị thử thách từ những bất ổn trong hệ thống ngân hàng cho đến việc phải kiểm chứng mức độ ổn định của vĩ mô. Dựa trên những đánh giá về triển vọng vĩ mô cho năm 2014, VDSC cho rằng NĐT có thể tương đối lạc quan về sự ổn định của lạm phát, tỷ giá và sự phục hồi của nền kinh tế.
VDSC cho rằng vĩ mô ổn định là van an toàn đểgiữ vững niềm tin của NĐT, tuy nhiên, những tồn tại yếu kém của nền kinh tế nếu chưa được gỡ bỏ thì mức độ tin tưởng cũng như gắn kết của NĐT với thị trường sẽ vẫn còn lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.
Tăng trưởng lợi nhuận là tâm điểm để lựa chọn cổ phiếu trong năm 2014. VDSC cho rằng giai đoạn bất ổn về vĩ mô 2008-2012 đã tạo ra nhiềuhệ lụy tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bước sang năm 2014, quá trình thanh lọc vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khối DNNN do đang trong lộ trình tái cơ cấu, trong khi đó, khu vực DNtư nhân kỳ vọng sẽ có chuyển biến lạc quan hơn nhờ sự cải thiện của lĩnh vực sản xuất, tín dụng gia tăng và các chính sách hỗ trợ về thuế (Từ năm 2014, thuếTNDN sẽ giảm từ 25% xuống còn 22%, đến năm 2016 sẽ giảm còn 20%). Với điều kiện trên thì khả năng phục hồi của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của hoạt động kinh doanh cốt lõi,năng lực cạnh tranh và đổi mới cho phù hợp với mức độ hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế. Do dó, VDSC cho rằng chỉ báo tăng trưởng lợi nhuận là một trong những tiêu chí quan trọng nên được xem xét trong năm nay để đánh giá mức độ cải thiện của hoạt động kinh doanh.
Thị trường có thêm gia vị mới nhờ Cổ phần hóa DNNN và thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Việc cổ phần hóa ồ ạt DNNN đáng được xem là động lực hỗ trợ giúp tăng quy mô và thanh khoản của TTCK. Sự manh nha cổ phần hóa các tập đoàn lớn gần đây (Vinatex, Mobifone, Vietnam Airlines, Cienco 1,4,5,6,8, TCT Xây dựng thủy lợi 4…) đang thu hút sự chú ý của nhiều NĐT và các tổ chức chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, từ góc nhìn thận trọng, VDSC chưa đánh giá cao tác động của tiến trình cổ phần hóa đối với diễn biến của TTCKVN trong năm 2014 bởi vẫn còn những bất cập như sự chậm trễ trong việc niêm yết sau IPO, hoặc dù có được cổ phần hóa thì phần đại diện vốn Nhà nước vẫn còn lớn và chất lượng quản trị doanh nghiệp sau IPO chưa cải thiện.
Tuy nhiên, VDSC đặc biệt nhấn mạnh việc SCIC lên kế hoạch thoái vốn khỏi 376 doanh nghiệp trước năm 2015. Công ty chứng khoán này cho rằng lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ mang sự tích cực hơn là áp lực đối với TTCK, một mặt tiếp sức cho quá trình tái cấu trúc DNNN, mặt khác tăng thêm nguồn hàng cho thị trường,đặc biệt là những cổ phiếu đầu ngành, chất lượng được nhiều đối tác chiến lược trong và ngoài nước quan tâm.
Việc nới room ngoại nếu được thông qua sẽ mang lại lợi ích đáng kể nhưng tác động vẫn chưa rõ ràng. Dự thảo nới room hiện đã được soạn thảo xong và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với tiến độ hoàn thành sớm nhất dự kiến là trong Q1/2014. Nếu dự thảo nới room được thông qua, VDSC đánh giá cao các lợi ích có thể đạt được. Mặc dù vậy, VDSC cho rằng tác động của việc nới room cho NĐT nước ngoài vẫn chưa rõ ràng. Trong ngắn hạn, VDSC kỳ vọng đây sẽ là nhân tố củng cố niềm tin của NĐT và mang hiệu ứng tâm lý lên diễn biến giá cổ phiếu là chủ yếu. Lợi ích thực sự của chính sách này chỉ có thể lượng hóa sau khi đã được thông qua cùng với các văn bản hướng dẫn cụ thể đi kèm. Bên cạnh đó, môi trường vĩ mô đòi hỏi sự ổn định mới tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả và bền vững. Những lợi ích có thể đạt được và những hạn chế mà chính sách nới room cho NĐT đang vấp phải gồm: