Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Yếu tố nào nâng đỡ thị trường?
2009-12-03 10:18:00

Đóng góp vào sự phục hồi này, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ trong việc vực dậy một nền kinh tế bị tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, những đóng góp từ chính các NĐT cá nhân cũng đã góp phần đem lại sự phục hồi cho thị trường.

Vai trò của khu vực tư nhân

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), sự phục hồi một cách nhanh chóng của VN-Index so với các thị trường khác trên thế giớ trước tiên phải kể đến tiềm lực tài chính trong dân là rất lớn, điều mà ở các thị trường khác không có được.

“Ở các thị trường khác, người dân phải đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu tín dụng cá nhân như mua nhà, mua xe hay tiêu dùng khác. Chính vì vậy, chỉ cần bất trắc gì với doanh nghiệp hay với nền kinh tế thì số lượng người thất nghiệp sẽ gia tăng rất nhanh. Còn ở Việt Nam, hầu như tôi không thấy ai vay tiền ngân hàng để mua nhà ở, trừ trường hợp họ đi vay để đầu cơ.”

Hơn nữa, tín dụng của người dân Việt Nam rất lành mạnh và người dân Việt Nam có thói quen tích lũy tài sản. Chính khu vực tư nhân này đã đóng góp đáng kể vào câu chuyện phục hồi nền kinh tế của Việt Nam. Thực tế thị trường trong thời gian gần đây đã cho thấy vai trò của các NĐT cá nhân là rất lớn, góp phần làm tăng trưởng thị trường.

Bà Lê Lệ Hằng – Giám đốc khối Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI – cho rằng dấu hiệu của sự phục hồi này thể hiện ở việc GDP đã tăng 4,5% trong quý 2 và tăng 5,8% trong quý 3, trong cả năm 2009 dự kiến tăng trưởng GDP sẽ đạt mục tiêu trên 5%.

“Như vậy, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc và chúng ta cũng cần phải nhắc lại rằng nội lực của Việt Nam rất dồi dào và tỷ lệ tiết kiệm của người dân trên tổng GDP rất cao. Từ năm 2002 – 2006, tiết kiệm của người dân là 25,22% tổng GDP. Bên cạnh đó, GDP thực tế rất khó định lượng nhưng chắc chắn cao hơn GDP này nhiều vì chỉ một tỷ lệ rất nhỏ dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân từ các ngân hàng.” – bà Hằng phân tích.

3 yếu tố chính

Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng xuất hiện nhờ kết quả của những hoạt động kích cầu của Chính phủ. Hiện nay Chính phủ đã công bố gói kích cầu với giá trị lên đến 8 tỷ USD bao gồm những biện pháp khác nhau như: hỗ trợ lãi suất, miễn thuế, tăng chi tiêu. Gói kích cầu cũng như chính sách tiền tệ được nới lỏng khiến cho nền kinh tế Việt Nam được phục hồi nhanh chóng.

Nói về những yếu tố chính góp phần đưa nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2009, cũng như khiến Việt Nam trở thành nơi đáng tin cậy để NĐT nước ngoài đặt chân đến, bà Hằng cho rằng có 3 yếu tố chính gồm: khu vực tư nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu.

Về khu vực tư nhân trong nước, nền kinh tế Việt Nam tập trung nhiều hơn vào đầu tư và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, mặc dù khu vực nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu trong những lĩnh vực chiến lược. Tuy nhiên môi trường cạnh tranh đang bình đẳng hơn với các DN tư nhân và DN nước ngoài. Tỷ lệ của đầu tư nhà nước đã giảm từ 56% năm 2004 xuống 29% năm 2008, và tỷ lệ đầu tư của khu vực tư nhân đã tăng từ 27% năm 2004 lên 41% năm 2008. Theo Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện nay có khoảng 300 nghìn DN hoạt động ở Việt Nam và 95% trong số đó là các DN vừa và nhỏ.

Về FDI, theo phân tích của bà Hằng, sự ổn định về chính trị với một Chính phủ luôn cam kết đối với thị trường có sự tăng trưởng rất nhanh chóng khiến Việt Nam trở thành một nước đi đầu trong danh mục những nước hấp dẫn các NĐT nước ngoài. Trong năm 2008, Việt Nam đã phê duyệt 64 tỷ USD từ nguồn vốn FDI, trong đó tỷ lệ giải ngân là 11,5 tỷ USD. Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 FDI đăng ký vào Việt Nam giảm xuống 20 tỷ USD, bằng con số đăng ký cả năm 2007 và tỷ lệ giải ngân trong 11 tháng đầu năm đã đạt 9,7 tỷ USD.

Yếu tố thứ 3 được nhắc đến là xuất khẩu của Việt nam. Lĩnh vực này đã luôn tăng trưởng với mức tăng khoảng 20% trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2008. Trong năm 2008, xuất khẩu đã chiếm 27% tổng GDP của cả nước và xuất khẩu những mặt hàng như gạo và thủy sản chiếm 41% tổng xuất khẩu của Việt Nam.


Cơ hội từ TTCK

Từ năm 2005, với việc đẩy mạnh niêm yết, thị trường chứng khoán đã phát triển nhanh chóng. Đến nay, số lượng chứng khoán niêm yết trên thị trường đã tăng gấp 10 lần so với năm 2005 và lượng vốn hóa của thị trường đã tăng 48 lần cùng thời gian đó.Tính đến cuối năm 2008, tổng vốn hóa thị trường chiếm 55% GDP và được dự kiến là sẽ tăng lên 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.

Sau khi suy giảm 66% trong năm 2008 và trở thành thị trường có mức suy giảm tồi tệ nhất trong khu vực, VN-Index đã phục hồi mạnh mẽ khi tính đến nay chỉ số này đã tăng 55% so với 1 năm trước đây và tăng 108% so với mức thấp nhất vào tháng 2/2009.

“Hiện nay chúng tôi đang quan sát 45 công ty niêm yết hàng đầu, chiếm 36% tổng vốn hóa toàn thị trường và tin tưởng rằng những công ty này sẽ phản ánh rất đúng TTCK Việt Nam, bởi họ có tỷ lệ vốn hóa rất cao và mức thanh khoản cũng rất tốt. Chúng tôi đánh giá mức độ tăng trưởng về doanh thu trong năm 2009 và 2010 của nhóm các công ty này sẽ lần lượt là 13% và 24%.” – bà Hằng cho biết.

Tính đến hết ngày 26/11/2009, P/E toàn thị trường là khoảng 12 và P/E năm 2010 được dự kiến khoảng 10. So sánh với các thị trường trong khu vực, bà Hằng khẳng định TTCK Việt Nam hiện nay rất hấp dẫn và sẽ tiếp tục hấp dẫn với nhiều tiềm năng khác nhau như nguồn cung trong nước tăng lên, sự hỗ trợ từ Chính phủ, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu…

Lạc quan về những cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam nhưng chuyên gia này cho rằng khi đầu tư vào Việt Nam, NĐT nước ngoài vẫn phải lường trước những rủi ro nhất định như: sự thiếu minh bạch của thị trường, thiếu những sự tập trung vào các ngành kinh doanh chính của các DN, rủi ro về tỷ giá và rủi ro về lạm phát. Đó cũng là mối quan ngại hàng đầu của TTCK Việt Nam vào thời điểm này.

infotv.vn

Nguyễn Tuân





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,350.004,930.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,445.504,045.50
100g ABC Bullion Bar
14,209.5012,909.50
1kg ABC Bullion Silver
1,703.301,353.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 420
  • Truy cập hôm nay: 138
  • Lượt truy cập: 7759770