Chứng khoán ngày 7/12: Chuyển biến cuối ngày
2009-12-07 17:32:11
Với hai phiên liên tiếp giằng co và không có đột biến đáng kể, tâm lý nhiều nhà đầu tư hẳn không mấy vội vàng
Trạng thái “ru ngủ” kéo dài gần hết phiên giao dịch. Thị trường khó tạo đột biến khi giao dịch kém sôi động. Nhưng hẳn những chuyển biến cuối ngày đã tạo một niềm vui nho nhỏ cho nhà đầu tư, trong đó có cả bất ngờ.
Đã hết đợt 2, HOSE vẫn chưa tìm được con số 1.000 tỷ đồng giá trị giao dịch. Phiên thứ hai liên tiếp khối lượng và giá trị sụt giảm mạnh (giảm 20% về khối lượng, 21% về giá trị), giá chứng khoán giằng co và chỉ số thay đổi trong phạm vi hẹp. Có thể việc chấm dứt chế độ “ưu ái” T+1 đã rút bớt một phần nhiệt của thị trường, nhưng hơn hết vẫn là sự thận trọng của bên mua, nhất là với nhà đầu tư ngắn hạn. Trong khi đó, sự lình xình hiện tại cũng không tạo nhiều động lực để bên bán quyết định.
VN-Index gần như lặp lại kịch bản của phiên liền trước, liên tục đổi màu trong phiên với những mức điểm tăng – giảm thấp. Nhưng đã có chuyển biến, thường được xem là tích cực khi chỉ số bật tăng vào cuối phiên và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày, dù vẫn còn thiếu gần 1,4 điểm để đạt chẵn 500 điểm.
Một lần nữa, như đã thể hiện mạnh và rõ nét trong tháng 10, nhóm cổ phiếu bất động sản trở lại và cùng lên tiếng để hỗ trợ chỉ số chung. Hôm nay, tiếng nói đó mạnh mẽ hơn.
HAG, SJS, TDH, BCI đồng loạt tăng mạnh, cùng đạt mức giá cao nhất vào cuối phiên, đặc biệt là sức tăng trần của HAG, TDH và BCI. Tương tự, hai cổ phiếu lớn bất động sản trên HNX là VCG và KBC cũng có sự bất phá khá mạnh cuối phiên so với sự thận trọng trước đó, đáng chú ý là sức cầu mạnh tại KBC.
Bên cạnh đó, các chỉ số còn được hỗ trợ của nhóm cổ phiếu thuộc “họ” dầu khí, dù hoạt động ở lĩnh vực khác, khi hầu hết đều tăng giá. Trên HOSE, bất ngờ lớn nhất của nhóm này là PVF với bước nhảy mạnh vào đợt cuối. Từ mức tăng 900 đồng, giá cổ phiếu của PVFC tưởng như đã nhượng bộ khi lùi về phút cuối đợt 2, chỉ còn tăng 400 đồng, nhưng bất ngờ nhảy vọt lên giá trần, tăng 1.400 đồng đóng cửa. Có 231.100 đơn vị ở mức giá cao nhất ở đợt cuối ngày đó và đáng chú ý là khối đầu tư nước ngoài mua tới 442.240 đơn vị trong tổng số 596.040 đơn vị PVF chuyển nhượng hôm nay. Trên HNX, tương tự là PVI với mức tăng tới 5,16% kết thúc phiên.
Ngoài những động lực trên, VN-Index còn nhận được hỗ trợ từ những cổ phiếu lớn như PPC, FPT hay MSN tiếp tục tạo hiện tượng. Trong đó, đã lâu lắm rồi cổ phiếu của Nhiệt điện Phả Lại mới tại được ấn tượng như vậy, tạo cú nhảy kịch trần tuyệt đối 5% trước giờ đóng cửa; đây cũng là cổ phiếu lớn giữ được quy mô giao dịch khá mạnh (trong bối cảnh hiện nay).
Với hai phiên liên tiếp giằng co và không có đột biến đáng kể, tâm lý nhiều nhà đầu tư hẳn không mấy vội vàng. Tuy nhiên, bước chuyển cuối ngày đó có thể sẽ tạo sự gợi mở lạc quan cho phiên ngày mai; con số 27,77 triệu đơn vị với 1.160 tỷ đồng giá trị trên HOSE, 15,6 triệu cổ phiếu với 602,3 tỷ đồng trên HNX có thể được cải thiện.
Thị trường thời điểm này thiếu các thông tin hỗ trợ mang tính đột biến, nhưng về tổng quan đang có những cải thiện rõ ràng hơn trên thị trường ngoại hối; thông tin cam kết ODA năm 2010 trên 8 tỷ USD cũng được chú ý; thêm một số ngân hàng cam kết bản đủ và đúng giá ngoại tệ; thị trường vàng hạ nhiệt cũng giảm bớt những xáo trộn; một số doanh nghiệp niêm yết bắt đầu công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm…; nhưng ngược lại lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng cao, dù không ngoài dự tính, cho thấy phần nào căng thẳng nguồn vốn của hệ thống hiện nay.
Và trên sàn, sau tuần mua ròng khá mạnh, bán ròng nhẹ phiên cuối tuần, khối đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 44,8 tỷ đồng trên HOSE; trên HNX họ bán ròng gần 13 tỷ đồng giá trị.
nguồn: vneconomy
Đã hết đợt 2, HOSE vẫn chưa tìm được con số 1.000 tỷ đồng giá trị giao dịch. Phiên thứ hai liên tiếp khối lượng và giá trị sụt giảm mạnh (giảm 20% về khối lượng, 21% về giá trị), giá chứng khoán giằng co và chỉ số thay đổi trong phạm vi hẹp. Có thể việc chấm dứt chế độ “ưu ái” T+1 đã rút bớt một phần nhiệt của thị trường, nhưng hơn hết vẫn là sự thận trọng của bên mua, nhất là với nhà đầu tư ngắn hạn. Trong khi đó, sự lình xình hiện tại cũng không tạo nhiều động lực để bên bán quyết định.
VN-Index gần như lặp lại kịch bản của phiên liền trước, liên tục đổi màu trong phiên với những mức điểm tăng – giảm thấp. Nhưng đã có chuyển biến, thường được xem là tích cực khi chỉ số bật tăng vào cuối phiên và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày, dù vẫn còn thiếu gần 1,4 điểm để đạt chẵn 500 điểm.
Một lần nữa, như đã thể hiện mạnh và rõ nét trong tháng 10, nhóm cổ phiếu bất động sản trở lại và cùng lên tiếng để hỗ trợ chỉ số chung. Hôm nay, tiếng nói đó mạnh mẽ hơn.
HAG, SJS, TDH, BCI đồng loạt tăng mạnh, cùng đạt mức giá cao nhất vào cuối phiên, đặc biệt là sức tăng trần của HAG, TDH và BCI. Tương tự, hai cổ phiếu lớn bất động sản trên HNX là VCG và KBC cũng có sự bất phá khá mạnh cuối phiên so với sự thận trọng trước đó, đáng chú ý là sức cầu mạnh tại KBC.
Bên cạnh đó, các chỉ số còn được hỗ trợ của nhóm cổ phiếu thuộc “họ” dầu khí, dù hoạt động ở lĩnh vực khác, khi hầu hết đều tăng giá. Trên HOSE, bất ngờ lớn nhất của nhóm này là PVF với bước nhảy mạnh vào đợt cuối. Từ mức tăng 900 đồng, giá cổ phiếu của PVFC tưởng như đã nhượng bộ khi lùi về phút cuối đợt 2, chỉ còn tăng 400 đồng, nhưng bất ngờ nhảy vọt lên giá trần, tăng 1.400 đồng đóng cửa. Có 231.100 đơn vị ở mức giá cao nhất ở đợt cuối ngày đó và đáng chú ý là khối đầu tư nước ngoài mua tới 442.240 đơn vị trong tổng số 596.040 đơn vị PVF chuyển nhượng hôm nay. Trên HNX, tương tự là PVI với mức tăng tới 5,16% kết thúc phiên.
Ngoài những động lực trên, VN-Index còn nhận được hỗ trợ từ những cổ phiếu lớn như PPC, FPT hay MSN tiếp tục tạo hiện tượng. Trong đó, đã lâu lắm rồi cổ phiếu của Nhiệt điện Phả Lại mới tại được ấn tượng như vậy, tạo cú nhảy kịch trần tuyệt đối 5% trước giờ đóng cửa; đây cũng là cổ phiếu lớn giữ được quy mô giao dịch khá mạnh (trong bối cảnh hiện nay).
Với hai phiên liên tiếp giằng co và không có đột biến đáng kể, tâm lý nhiều nhà đầu tư hẳn không mấy vội vàng. Tuy nhiên, bước chuyển cuối ngày đó có thể sẽ tạo sự gợi mở lạc quan cho phiên ngày mai; con số 27,77 triệu đơn vị với 1.160 tỷ đồng giá trị trên HOSE, 15,6 triệu cổ phiếu với 602,3 tỷ đồng trên HNX có thể được cải thiện.
Thị trường thời điểm này thiếu các thông tin hỗ trợ mang tính đột biến, nhưng về tổng quan đang có những cải thiện rõ ràng hơn trên thị trường ngoại hối; thông tin cam kết ODA năm 2010 trên 8 tỷ USD cũng được chú ý; thêm một số ngân hàng cam kết bản đủ và đúng giá ngoại tệ; thị trường vàng hạ nhiệt cũng giảm bớt những xáo trộn; một số doanh nghiệp niêm yết bắt đầu công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm…; nhưng ngược lại lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng cao, dù không ngoài dự tính, cho thấy phần nào căng thẳng nguồn vốn của hệ thống hiện nay.
Và trên sàn, sau tuần mua ròng khá mạnh, bán ròng nhẹ phiên cuối tuần, khối đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 44,8 tỷ đồng trên HOSE; trên HNX họ bán ròng gần 13 tỷ đồng giá trị.
nguồn: vneconomy
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,357.00 | 4,937.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,451.30 | 4,051.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,228.30 | 12,928.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,700.50 | 1,350.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 170
- Truy cập hôm nay: 1878
- Lượt truy cập: 7761510