Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Kịch bản giá vàng năm 2010
2010-01-11 15:16:59

Năm 2009 giá vàng biến động đầy phức tạp khi liên tục gia tăng rồi lại bất ngờ giảm sâu làm ngỡ ngàng nhiều nhà đầu tư và cả các chuyên gia kinh tế. Khác với các thị trường đầu tư khác, những đợt “sóng” trên thị trường vàng như là những cơn “sóng thần” cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó.

Bởi thế việc xác định xu hướng giá vàng trong năm 2010 có lẽ là điều cần thiết đối với nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.
Giá vàng đang ở giai đoạn nào?

Giá vàng đột ngột tăng mạnh vào ngày 2-9-2009 sau suốt ba tháng không rõ xu hướng trong khoảng trên dưới 950 đô la Mỹ/ounce. Giá đã tăng liên tục từ 945 đô la ngày 2-9 và liên tiếp vượt các mức “kỷ lục của mọi thời đại” để đạt mức cao nhất trong lịch sử là 1.227 đô la/ounce vào ngày 3-12-2009.

Điều này được lý giải bởi đồng đô la Mỹ yếu đi, khả năng lạm phát tăng cao trong tương lai sau một loạt các chỉ tiêu kinh tế được cải thiện và các quốc gia trên thế giới (đặc biệt là Mỹ) đã “bơm” quá nhiều tiền vào nền kinh tế; đồng thời các ngân hàng trung ương (NHTƯ) và các quỹ đầu tư lớn trên thế giới tăng cường mua vàng dự trữ…

Tuy nhiên từ ngày 3-12 giá vàng bất ngờ giảm mạnh. Chỉ trong ba tuần đã điều chỉnh giảm đến hơn 150 đô la/ounce và là đợt rớt giá mạnh nhất trong năm 2009. Nhiều chuyên gia, tổ chức đã cho rằng giá đã bắt đầu chu kỳ xuống như NHTƯ Hàn Quốc, một số tổ chức khác như các ngân hàng thương mại lớn tại Nhật; HSBC, RBS của Anh; BoA (Bank of America) của Mỹ.

Các tổ chức này cho rằng giá vàng cuối năm 2009 có xu hướng lặp lại kịch bản năm 1979-1980 khi giá vàng thời kỳ đó đã rớt từ 850 đô la Mỹ năm 1980 (quy đổi ra giá trị hiện tại giá vàng thời kỳ đó lên đến 3.500 đô la/ounce, nghĩa là những người mua vàng thời kỳ đó sau gần 30 năm vẫn chưa lấy lại được một nửa vốn) xuống đến 253 đô la/ounce vào ngày 1-9-1999. Khi đó vàng rớt liên tục trong 20 năm.

Tuy nhiên, ba ngân hàng khổng lồ khác là JP Morgan Chase, Morgan Stanley và Goldman Sachs lại có dự báo ngược lại khi cho rằng vàng còn tăng lên đến trên 1.300 đô la Mỹ từ năm 2010.

Kịch bản nào cho giá vàng năm 2010?

Yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến xu hướng của giá vàng phải kể đến đồng đô la Mỹ, đồng tiền định giá vàng. Xu hướng của đồng tiền này hiện nay vẫn mạnh lên trong ngắn hạn bất chấp việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp cho đến khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng bền vững cho dù hiện nay lạm phát bắt đầu tăng trở lại.

Nhiều chuyên gia cho rằng FED sẽ sớm tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong tương lai sau khi cơ quan này đã cùng với Chính phủ Mỹ “bơm” quá nhiều tiền vào nền kinh tế trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Điều này sẽ châm ngòi cho “siêu lạm phát”, bởi thế nên FED sẽ sớm hành động. Việc FED tăng lãi suất sẽ là yếu tố không hỗ trợ cho vàng tăng giá.

Mặc dù vậy, nếu nhìn vào hành động của FED sẽ thấy chính sách tiền tệ của cơ quan này đôi lúc ngược lại với phần còn lại của thế giới. Cụ thể là từ cuối tháng 6-2006, FED đã ngưng tăng lãi suất và kể từ tháng 9-2007 chính sách của FED là chống suy thoái và cơ quan này đã liên tục hạ lãi suất trong khi các NHTƯ lớn tại châu Âu như ECB (NHTƯ châu Âu) hay BoE (NHTƯ Anh) vẫn kiên trì với chính sách chống lạm phát khi liên tục tăng lãi suất đồng euro (EUR) và đồng bảng (GBP) trong giai đoạn này.

Các NHTƯ trên chỉ bắt đầu hạ lãi suất từ nửa cuối năm 2008 (sau FED một năm). Bởi thế chỉ khi có những tín hiệu kinh tế tăng trưởng bền vững và dấu hiệu lạm phát rõ ràng mới buộc FED phải hành động. Điều này nếu có diễn ra cũng cần một thời gian nữa và cần thêm thời gian cho các chính sách tác động đến nền kinh tế.

Cũng phải kể đến yếu tố kỹ thuật là yếu tố quan trọng tác động đến giá vàng. Trong năm 2009 có nhiều thời điểm giá vàng bị tác động mạnh bởi yếu tố này như trong tháng 11-2009 có những lúc thị trường không có thông tin gì đáng kể, giá dầu giảm, đồng đô la tăng mạnh nhưng giá vàng cũng tăng rất mạnh mà không phụ thuộc các yếu tố ảnh hưởng tương quan khác.

Bởi vì khi giá vượt những ngưỡng kháng cự kỹ thuật đã kích hoạt đồng thời các lực mua từ các NHTƯ, quỹ đầu tư… đẩy giá vàng lên.

Ngoài ra, nếu xu hướng giá vàng lặp lại lịch sử như năm 1979-1980 như một số tổ chức dự báo thì giá vàng vẫn còn một nhịp tăng nữa trước khi bắt đầu chu kỳ mới. Điều này cũng phù hợp với đồ thị phân tích kỹ thuật. Việc giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong tháng 12-2009 chính là nhịp điều chỉnh phù hợp với lý thuyết thị trường cân bằng trong thị trường tài chính.

Theo lý thuyết này, khi giá càng rời xa điểm cân bằng thì một khi điều chỉnh quay về điểm cân bằng sẽ càng mạnh. Nếu hình dung giá như một con lắc và trục giữ nó là điểm cân bằng thì khi con lắc dịch chuyển quá xa trục sẽ phải trả về điểm cân bằng rất mạnh.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng từng chứng kiến điều này vào thời điểm thị trường tăng nóng năm 2005-2007, thị trường đã điều chỉnh về lại điểm cân bằng khi VN-Index giảm sâu từ 1.171 điểm tháng 3-2007 về đến 235 điểm đầu năm 2009.

Cuối cùng, với khả năng nền kinh tế phục hồi đi kèm với lạm phát, các NHTƯ và các tổ chức đầu tư tiếp tục gom vàng… trước khi các chính sách kiềm chế lạm phát bắt đầu được thực thi và có hiệu lực, cộng với yếu tố kỹ thuật, yếu tố lịch sử vẫn cho khả năng giá vàng tiếp tục đạt tầm cao mới một lần nữa trước khi đi vào chu kỳ giảm giá thật sự.

Nguồn: vang-24h.com.vn



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,494.404,994.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,566.904,066.90
100g ABC Bullion Bar
14,588.0013,088.00
1kg ABC Bullion Silver
1,768.701,368.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 121
  • Truy cập hôm nay: 1635
  • Lượt truy cập: 7810321