Các thông tin kinh tế kém khả quan từ phía Mỹ và khả năng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp sẽ bị hạ thấp đã đè nặng lên thị trường hàng hóa vào tuần trước. Mãi tới phiên giao dịch cuối tuần, thông tin tốt đẹp về GDP của Mỹ đã mang lại luồng sinh khí mới cho thị trường, hỗ trợ tích cực cho niềm tin giới đầu tư, đồng thời kích thích giá cả hàng hóa tăng cao.
Tại thị trường Mỹ, số lượng đơn đặt hàng giao kỳ hạn tháng 2 có thêm 3% so với tháng trước. Tuy nhiên, mức tăng ấy chủ yếu lại tập trung vào khối ngành hàng không. Trong khi, ở các khối ngành khác, báo cáo lại không mấy khả quan, phần nào khiến giới đầu tư lo ngại về tốc độ hồi phục của nền kinh tế nước này.
Cũng trong tuần trước, số lượng người thất nghiệp đã tăng tới con số 496K, trong khi dự báo chỉ đạt 465K. Như vậy là, mức tăng trung bình của tháng là 474k, mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2009 đến nay. Bộ Lao Động cho biết thời tiết khắc nghiệt chính là nguyên nhân gây ra sự việc này, song có lẽ chúng ta vẫn không khỏi lo ngại rằng sự việc sẽ thêm phần tồi tệ hơn.
Đầu tuần này, chỉ số tiêu dùng trong tháng 2 của Mỹ bất ngờ giảm xuống ngưỡng 46, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009 đến giờ. Đồng thời, các chỉ số quan trọng trên thị trường việc làm cũng đáng thất vọng. Cụ thể là, chỉ số dự báo số lượng việc làm trên thị trường phải cố hết sức mới leo lên được mốc 465K. Điều này cho thấy trong thời gian tới, người dân Mỹ sẽ gặp khó khăn để tìm kiếm việc làm.
Tại châu Âu, các thông tin kinh tế ít nhiều cũng thỏa mãn mong đợi của thị trường. Tuy nhiên, vấn đề thâm hụt ngân sách của Hy Lạp dường như ngày một nghiêm trọng hơn. Cả S&P và Moody's đều tuyên bố sẽ hạ thấp xếp hạng tín dụng của quốc gia này trong những tháng sắp tới.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường đã hồi phục trở lại nhờ báo cáo GDP của Mỹ, tốt đẹp hơn dự báo.
Sau một tuần đầy biến động, chỉ số Reuters/Jefferies CRB Index đánh mất -1.09% chỉ còn 274.77. Cùng với đó, chỉ số US dollar cũng hạ 0,3% , xuống ngưỡng 80.36.
Thị trường dầu thô
Giá dầu có thêm 1,9% và chốt phiên cuối tuần tại mức $79.66/thùng sau khi Mỹ công bố GDP quý 4/2009 tương đối khả quan, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vẫn đang trên đà hồi phục.
Hiện tại, giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về việc dầu thô có thể vượt qua mốc $80/thùng do những thông tin kinh tế cơ bản vẫn còn ảm đạm. Mặc dù, đà hồi phục trong những ngày qua đã kéo giá dầu lên ngưỡng $80.78/thùng, song hoạt động chốt lời vẫn diễn ra quanh mức $80.
Trung Quốc công bố báo cáo cho thấy lượn dầu thô nhập khẩu trong tháng 1 đã giảm 900K bpd. Đây chính là ảnh hưởng của các chính sách hạ nhiệt của chính phủ nước này.
Trong những tuần tới, giá dầu được dự báo là tiếp tục hồi phục. Hợp đồng đầu tham chiếu vẫn duy trì trên ngưỡng $80/thùng; đồng thời nhu cầu của các nước OECD tăng cao được coi là điều cần thiết trong thời gian này. Tuy nhiên, chỉ số niềm tin tiêu dùng sụt giảm, cùng với đó là những thông tin kém khả quan về thị trường việc làm tại Mỹ đã chứng tỏ rằng nhu cầu trong tương lai gần chưa thể bật mạnh.
Thị trường kim loại quý
Vào thời điểm giữa tuần, vàng đã tuột dốc, rơi xuống dưới ngưỡng $1100/oz, song vẫn cố lấy lại các mức tăng trước đó. Đà hồi phục trong hai ngày thứ 5 và thứ 6 đã bù đắp phần nào các mức giảm trong những ngày đầu tuần. Nhìn chung, giá vàng tuần trước đã đành mất $0.265 xuống mức $1118.9.
Đầu tuần trước giá vàng sụt giảm do đô la mạnh lên. Hôm thứ 4, một kênh thông tin của Trung Quốc cho biết nước này sẽ không mua vàng của IMF. Điều này đã khiến giới đầu tư cảm thấy hụt hẫng bởi trước đó thị trường đã kỳ vọng ngân hàng TW của các thị trường đang nổi sẽ quan tâm tới các hợp đồng bán vàng của IMF.
Trong khi đó, hôm thứ 5, một website của Nga lại cho hay Trung Quốc đã khẳng định sẽ mua số vàng còn lại của IMF. Tuy nhiên, cả hai nguồn tin này vẫn chưa được chính phủ Trung Quốc thẩm định. Chúng tôi tin rằng quốc gia này sẽ tiếp tục cải thiện kho dự trữ kim loại quý của mình trừ phi giá vàng quá hấp dẫn.
Kim loại quý trong cả dài hạn và ngắn hạn đều được dự báo sẽ hồi phục. Mặt khác, đô la vẫn duy trì ở mức cao so với các đồng tiền khác. Đồng thời, vấn đề thâm hụt ngân sách tại khu vực châu Âu có lẽ sẽ khiến đồng Euro phải chịu nhiều áp lực. Mặc dù cuộc khủng hoảng này được coi là nhân tố có lợi cho giá vàng, song nếu nhìn vào bước đi của thị trường trong những ngày qua thì có thể thấy giới đầu tư đang đổ xô vào đô la và đồng Yên nhiều hơn là tìm đến với kim loại quý. Hơn nữa, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức ôn hòa. Tình huống này không chỉ xảy ra tại các nền kinh tế tiên tiên mà còn phổ biến tại Trung Quốc.
Mặt khác, đà giảm của giá vàng đã thôi thúc lực mua vật chất trên thị trường. Lượng vàng nhập khẩu của Ấn Độ trong những tháng gần đây tăng cao khi giá vàng đánh mất mức đỉnh và tuột dốc trong tháng 12/2009. Song những chính sách thuế mới có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho hoạt động nhập khẩu.
Triển vọng của PGM vẫn tốt đẹp. Chính phủ Trung Quốc dự tính sẽ nâng cao mức trợ cấp cho hoạt động mua bán phương tiện giao thông tại khu vực nông thôn. Đà tăng của nhu cầu xe hơi có lẽ sẽ hỗ trợ tích cực cho việc tiêu dùng PGM.
Giavang.net
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,387.30 | 4,952.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,476.50 | 4,056.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,299.20 | 12,999.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,699.10 | 1,349.10 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 17
- Truy cập hôm nay: 160
- Lượt truy cập: 7766375