Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Tìm chính sách cho giá vàng
2009-11-24 13:47:46

Những ngày đầu tháng 11 năm 2009, thị trường vàng VN bỗng lên cơn sốt: giá vàng tăng liên tục, người dân đổ xô đi mua; có hiệu vàng đã tăng giá bán tới 30 lần trong ngày… NHNN đã khẩn cấp tuyên bố cho nhập khẩu vàng và kết quả giá vàng đã giảm ngay lập tức.

 Mặc dù cơn sốt vàng đã được dập tắt nhưng dư luận vẫn còn đang đặt ra câu hỏi rằng chính sách nào phù hợp cho vàng VN trong thời gian tới.

Khi giá vàng tăng đột biến, người ta thường giải thích là do mất cân đối cung cầu  và suy ra là do đầu cơ của giới đầu nậu. Cách giải thích như vậy thường làm cho người ta quên đi các yếu tố sâu xa của vấn đề và như vậy cũng không cần nhà lập chính sách phải suy nghĩ gì thêm ngoài việc cố gắng có biện pháp chống buôn lậu và đầu cơ.

Mua tích trữ vì lo ngại lạm phát

Tuy nhiên, nếu dạo quanh thị trường vàng VN , mấy ngày vừa qua và quan sát kỹ thì chúng ta sẽ phát hiện ra một điều là dân chúng đang mua vàng miếng (vàng tiền tệ) là phổ biến.

 Tỷ trọng vàng miếng được các cửa hàng bán ra nhiều hơn rất nhiều so với vàng trang sức. Tại một cửa hàng vàng tương đối có tiếng ở Hà Nội, trong đợt sốt giá vàng vừa qua cho biết, mỗi ngày bán ra hàng trăm ngàn lượng vàng, trong đó 95% là vàng miếng.

 Hành vi tiêu dùng "vàng tiền tệ" như vậy thể hiện nhu cầu tích trữ tài sản tăng và điều đó lại phản ánh tâm lý phần nào lo ngại về lạm phát trong tương lai. Những quan ngại này là có lý do VN đã từng trải qua lạm phát cao và những thực tế về tình hình ngân sách nhà nước hiện nay.

 Khi giá vàng tăng cao, nếu loại trừ yếu tố đầu cơ, rõ ràng nó phản ánh những quan ngại về tiền tệ và lạm phát và như vậy, tín hiệu đó đòi hỏi Nhà nước (NHNN và Bộ Tài chính...) phải có giải pháp ổn định tài chính - tiền tệ, ngăn chặn lạm phát một cách căn cơ, có chiến lược.

 Đặc biệt việc bảo vệ sức mua của VND cần đặc biệt được chú trọng trên cả cơ sở kinh tế và pháp định. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá đồng VN so với một số đồng tiền quan trọng cần được xem xét và điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

 Sự thiếu tiền lẻ trong lưu thông, sự thoái luu của các đồng tiền xu VN nếu không kể các lý do vật lý khác thì cũng phần nào phản ánh tình trạng lãng quên của công chúng đối với đồng tiền pháp định VN (sự lãng quên đối với các đồng tiền mệnh giá khác là không nhận thấy rõ).

Nếu chúng ta nhìn nhận trong thời gian hơn một năm qua, nhiều loại giá đã từng trải qua các cú sốc. Không chỉ giá vàng mà giá bất động sản, chứng khoán, lãi suất và một vài hàng hoá quan trọng khác đã từng có đợt này hay đợt khác đột biến, hoặc sốt nóng.

 Điều đáng chú ý là đi kèm với sự sốt nóng này các nhà kinh tế còn nhìn thấy có một số các tỷ lệ vượt trội bất thường hay vượt qua mục tiêu kiểm soát như tốc độ tăng trưởng tín dụng 10 tháng đã lên tới 33,29% (ước cả năm 2009 có thể lên tới 40%) so với 2008.

 Chỉ số ICOR đã là 8 (trong khi năm 2000, khoảng 4%), phản ánh sự tốn kém của sự đánh đổi lấy sự tăng trưởng (GDP); hoặc nói một cách khác là nền kinh tế đang lạm dụng vốn mà hiệu quả đang giảm đáng kể.

Các nhận định của giới kinh tế cho rằng bất kỳ cú sốc giá nào đều gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và thị trường. Các cú sốc về tiền tệ, ngoại tệ và đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán... trước tiên nó phản ánh một thị trường kém phát triển sau đó nó sẽ làm tổn thương đến giới đầu tư, đến các DN - các DN không vượt qua được các cú sốc sẽ thua lỗ, phá sản và kèm theo nhiều hệ luỵ kinh tế- xã hội.

 Riêng đối với các cú sốc giá vàng, tình trạng này có thể làm xói mòn đến lòng tin của dân chúng đối với đồng bản tệ vì người ta cho rằng vàng mới là tiền, đuổi theo giá vàng là đuổi theo tiền thật - và đó là quyền lợi chính đáng (nhất là khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng).

Nhập khẩu bao nhiêu là đủ

Dễ dàng suy luận rằng nếu nhập khẩu vàng nhiều sẽ lại dẫn đến nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu và sẽ lại gây áp lực thâm hụt thương mại và sức ép phá giá trong trung hạn.

 Thực tế cho thấy lượng vàng nhập khẩu vào VN hàng năm rất cao. Theo số liệu ước tính và từ Hội đồng vàng thế giới, năm 2007 khoảng gần 90 tấn, năm 2008 khoảng 73 tấn (giá vàng hiện nay khoảng 35 ngàn USD/kg). Với khối lượng như vậy, trong những năm 2007 - 2008, nhập khẩu vàng nhiều chắc chắn đã đóng góp nhiều vào thâm hụt cán cân thương mại của VN.

 Tuy nhiên, chúng ta lại nhớ rằng, mấy tháng đầu năm 2009, VN đã từng xuất khẩu vàng (trị giá khoảng 3 tỷ USD), điều đó đã đưa đến thặng dư cán cân thương mại.

 Tình trạng này cho thấy, VN có thể xuất khẩu vàng để cải thiện cán cân thương mại... Và hơn thế nữa, VN có thể không cần nhập khẩu vàng. Trên một góc độ nào đó người ta có thể suy luận rằng, nếu tạo ra thói quen cất giữ vàng miếng, khi ngân hàng không có công cụ huy động vàng phù hợp, và đồng nội tệ còn có sự bấp bênh, thậm chí nếu cho nhập khẩu vàng nhiều thì sẽ làm tăng sự mất giá của đồng nội tệ.

 Rõ ràng suy luận này là có lý và điều đó đặt ra câu hỏi rằng VN cần nhập khẩu bao nhiêu vàng là phù hợp hay là đủ. Sự phù hợp này ít nhất là theo nghĩa lượng nhập bao nhiêu để thị trường trong nước không có các cơn sốc, để không dẫn đến thâm hụt thương mại quá mức, để khuyến khích dân chúng nắm giữ VND hơn là nắm vàng (trên cơ sở đó từng bước nâng cao uy tín VND) .

Gợi ý chính sách

Rõ ràng, cơn sốc giá vàng vừa qua là không có lợi cho nền kinh tế, nếu loại trừ yếu tố đầu cơ nếu có, sự tăng giá này cũng có thể là sự điều chỉnh giá một cách tự nhiên.

 Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể cho thấy diễn biến giá vàng thời gian qua có diễn biến theo hướng tăng dần, phù hợp với diễn biến lạm phát và có gắn với các yếu tố tiền tệ khác.

 Như vậy, việc ổn định VND sẽ đem đến sự ổn định giá vàng. Để ổn định VND cần một chính sách tiền tệ hợp lý, linh hoạt, điều chỉnh kịp thời khi các đồng tiền khác mất giá.

 Chính sách tài khoá (chi tiêu chính phủ) cần thận trọng, đảm bảo mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ ở mức cho phép. Nhà nước cần tính toán đến việc cho nhập khẩu vàng ở mức cần thiết, hoặc đảm bảo sự thông thương giữa thị trường vàng quốc tế và vàng trong nước ở mức phù hợp.

 Việc nhập khẩu vàng quá mức vào một quốc gia khi chưa tính toán kỹ sẽ làm hụt đi nguồn ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá khác của nền kinh tế và sau đó làm tăng thâm hụt cán cân thương mại. Việc nhập khẩu vàng tiền tệ quá mức vào  thậm chí sẽ có thể làm tăng sự lãng quên đối với việc sử dụng VND của công chúng (khi đồng tiền này còn yếu).

Nguồn: infotv.com.vn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,350.004,930.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,445.504,045.50
100g ABC Bullion Bar
14,209.5012,909.50
1kg ABC Bullion Silver
1,703.301,353.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 435
  • Truy cập hôm nay: 4967
  • Lượt truy cập: 7754869