Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Quản lý thị trường vàng: Chưa đạt mục tiêu bình ổn
2013-10-19 08:58:44

Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng vàng tồn tại trong các ngân hàng thương mại (NHTM) đã để lại những rủi ro lớn trước những bất ổn của giá vàng. Hoạt động này càng lớn trong nền kinh tế có thể đưa đến tính không hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Chính điều này khiến NHNN có chủ trương tách hoạt động này ra khỏi NHTM. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa được thực hiện một cách triệt để.

Vòng xoáy hoạt động kinh doanh vốn vàng

Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN đánh dấu bước ngoặt cho các NHTM trong việc huy động vốn và cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi vốn huy động sang VNĐ. Năm 2000 và 2001, giá vàng thế giới chỉ quanh mức 270USD/oz, sau đó bắt đầu có sự gia tăng mỗi năm và đến năm 2005 đạt mức 430USD/oz.

 

Để thực sự bình ổn được thị trường vàng, NHNN không nên tiếp tục cơ chế quản lý “một mình, một chợ”, điều tiết chủ yếu bằng biện pháp hành chính như vừa qua. Cách quản lý này Trung Quốc đã áp dụng cách đây 10 năm và đã thất bại. NHNN nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một ngân hàng trung ương trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và cải thiện tình trạng vĩ mô, không tham gia sản xuất kinh doanh. Hãy trả lại việc kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất - kinh doanh phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ quản lý chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhãn hiệu như các doanh nghiệp đã đăng ký, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay vì độc quyền.

PGS.TS Ngô Trí Long
nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả

Đặc biệt giá vàng tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, biến động trung bình 20%/năm. Sự biến động này gây bất lợi cho các NHTM khi đã chuyển đổi vốn vàng sang VNĐ để cho vay, bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng cho vay bằng VNĐ không đủ bù trừ rủi ro biến động của giá vàng.

Do vậy năm 2006, NHNN đã ban hành Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18-01-2006 về việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài để tạo điều kiện cho các NHTM triệt tiêu rủi ro biến động giá vàng thế giới, không ảnh hưởng đến lợi nhuận từ việc chuyển đổi vốn vàng huy động sang VNĐ để cho vay.

Thực ra Quyết định 03/2006 giúp các NHTM thực hiện một nghiệp vụ rất cơ bản là đặt mua trên tài khoản vàng thế giới bằng với lượng vàng huy động trong nước khi chuyển đổi sang VNĐ. Tức nếu giá vàng tăng, lượng vàng đã chuyển đổi sang VNĐ của NHTM bị rủi ro đã được phòng ngừa bằng một lượng tương ứng thông qua việc mua trên tài khoản.

Thông qua hình thức này, NHTM đã triệt tiêu được rủi ro giá vàng thế giới biến động và mang lượng tiền VNĐ được chuyển đổi từ vàng cấp tín dụng trong nền kinh tế. Cách thức chuyển đổi này đã giúp NHTM kinh doanh không rủi ro, lợi nhuận cao, nhưng đồng thời gia tăng tổng tài sản, gia tăng huy động vốn bằng vàng.

Không chỉ dừng lại ở đây, hoạt động này được mở rộng khi các NHTM được phép cho các công ty kinh doanh vàng vay vốn để mua vàng.

Trong khi đó, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31-12-2001 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng không xác định đối tượng công ty kinh doanh vàng vào Điều 9: “Những nhu cầu vốn không được cho vay của các tổ chức tín dụng”.

Điều này đã tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tín dụng cho các công ty kinh doanh vàng mua vàng từ nguồn huy động và chuyển đổi sang VNĐ của các NHTM. Tức sau khi huy động được vốn vay bằng VNĐ, các công ty kinh doanh vàng mua vàng từ các NHTM có nhu cầu chuyển đổi sang VNĐ để bán ra thị trường, thậm chí quay trở lại cho NHTM huy động thông qua phát hành chứng chỉ vàng.

Cách thức này, như đã phân tích, làm gia tăng lượng vàng huy động đồng thời gia tăng tổng tài sản của NHTM. Trong khi đó, số vàng huy động được có bao nhiêu là vàng trong dân khó ai biết, có thể một lượng vàng huy động được đưa vào hệ thống NHTM nhiều lần để gia tăng sự lớn mạnh của một NHTM trên danh nghĩa.

Đứng trước việc  gia tăng tổng tài sản “ảo” của hệ thống NHTM trong việc huy động vốn bằng vàng, NHNN đã phải thực hiện một loạt công việc để chấm dứt tình trạng này.

Những nỗ lực hạn chế rủi ro

Như đã phân tích, sự gia tăng mạnh trong một số NHTM từ nghiệp vụ huy động vốn bằng vàng đã đứng trước rủi ro biến động mạnh theo chiều hướng tăng của giá vàng thế giới. Trong giai đoạn 2009-2011, giá vàng thế giới tăng từ mức 730USD/oz  đến 1.900USD/oz, tương đương trên 50% mỗi năm, đã làm hoạt động huy động vốn bằng vàng của hệ thống NHTM đưa đến rủi ro lớn cho nền kinh tế.

Bởi NHNN liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng để đáp ứng cho nền kinh tế và hoạt động huy động vốn bằng vàng của các NHTM. (Báo ĐTTC số ra ngày 10-10 có bài phân tích về vấn đề này). Qua đó, NHNN đã ban hành một số thông tư quan trọng nhằm chấm dứt tình trạng huy động vốn bằng vàng để chuyển đổi sang VNĐ và mở tài khoản vàng nước ngoài, chấm dứt tình trạng cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh bằng vàng.

 

Quản lý thị trường vàng: Chưa đạt mục tiêu bình ổn (1)

Huy động vốn và cho vay bằng vàng gặp rủi ro lớn khi giá vàng bất ổn.

Điển hình, NHNN đã ban hành Thông tư 22/2010/TT-NHNN với nội dung: “Tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VNĐ và các hình thức bằng tiền khác kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành.

Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành VNĐ theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN, phải giảm dần và tất toán chậm nhất ngày 30-6-2011.” Song nỗ lực này đã không như kỳ vọng của NHNN, bởi NHNN liên tục thay đổi thời gian bằng việc ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN, Thông tư 32/2011/TT-NHNN, Thông tư 12/2012/TT-NHNN và cuối cùng là Quyết định 7019/NHNN-QLNH, chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng (tất toán trạng thái) vào thời hạn 30-6-2013.

Theo đó, cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh vàng được điều chỉnh, các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng có hệ số rủi ro bằng 250% được quy định trong Thông tư 33/2011, các NHTM chấm dứt việc kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên đã gây ra những phản ứng về chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng lớn. Ngoài nhu cầu của người dân trong nền kinh tế, một lực cầu xuất hiện cực lớn là hệ thống NHTM khi chấm dứt tình trạng huy động vốn bằng vàng.

Theo báo cáo tài chính 2012, chỉ tính 2 NHTM có lượng huy động vàng lớn nhất đến cuối quý I-2012, số dư vàng huy động đã lên đến 83.800 tỷ đồng, tương đương khoảng 2 triệu lượng vàng (khoảng 80 tấn vàng), còn nếu tính cả hệ thống NHTM con số sẽ lớn rất nhiều lần. Không chỉ lực cầu này mà còn chính lực cầu của các tổ chức, cá nhân vay vốn bằng vàng phải thực hiện chuyển đổi sang vốn bằng VNĐ hoặc chấm dứt hợp đồng vay vốn bằng vàng.

Nhiều lực cầu tác động lên giá vàng trong nước trong cùng một thời điểm, khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới không ngừng giãn rộng. Cuối cùng NHNN đã phải thực hiện nhập khẩu vàng và đấu thầu cho các thành viên tham gia thị trường để giúp các NHTM tất toán trạng thái vàng đúng thời hạn quy định và đáp ứng nhu cầu vàng của người dân.

Xuất hiện các “kỹ thuật” tài chính mới

Nỗ lực tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN không nằm ngoài mục đích loại rủi ro ra khỏi bảng cân đối kế toán của các NHTM. Từ đó các NHTM đã chuyển sang hình thức giữ hộ vàng của người gửi vàng và bán khống lượng vàng giữ hộ để khuếch đại khả năng tất toán trạng thái (nghiệp vụ này đã được báo ĐTTC nhiều lần phản ánh trên các số báo trước).

Vậy vấn đề rủi ro có thật sự được loại bỏ trên bảng cân đối kế toán của hệ thống NHTM? Thực ra, sau khi cấm nghiệp vụ huy động vốn vàng, các NHTM đã thực hiện nghiệp vụ giữ hộ vàng, hình thức này được chuyển sang hạch toán trên bảng cân đối kế toán ngoại bảng.

Tức dùng lượng vàng giữ hộ này để kinh doanh với những hình thức khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận từ giá vàng chênh lệch. Từ đây đưa đến tiềm ẩn rủi ro từ nghiệp vụ bán khống vàng giữ hộ. Như vậy xem ra nỗ lực của NHNN về chấm dứt huy động vốn bằng vàng đã vấp phải nhiều vấn đề chông gai và hiện nay NHNN vẫn tiếp tục thực hiện công việc đấu thầu vàng để bình ổn.

Nghị định 24 ra đời đã đưa hệ thống NHTM vào đối tượng được kinh doanh vàng miếng. Theo đó có 17 NHTM được phép kinh doanh vàng miếng. Từ đây bảng cân đối kế toán của NHTM lại tiếp tục chứa đựng rủi ro biến động giá vàng.

Tuy nhiên, để hạn chế mức độ tác động của giá vàng lên hoạt động NHTM, NHNN đã quy định trạng thái vàng nắm giữ của các NHTM được phép kinh doanh vàng không vượt quá 2% vốn sở hữu. Như vậy một ngân hàng có vốn 10.000 tỷ đồng khả năng nắm giữ vàng không quá 2% trên lượng vốn này tương đương 200 tỷ đồng. Trạng thái này thật ra không phải quá lớn và rủi ro có thể kiểm soát.

Theo Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TPHCM

Sài gòn Đầu tư tài chính

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/quan-ly-thi-truong-vang-chua-dat-muc-tieu-binh-on-201310180850493203ca34.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,320.504,900.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,421.104,021.10
100g ABC Bullion Bar
14,131.0012,881.00
1kg ABC Bullion Silver
1,702.401,352.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 33
  • Truy cập hôm nay: 59
  • Lượt truy cập: 7741889