Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Yếu tố nào giúp vực dậy TTCK thế giới năm 2010?
2010-02-09 12:54:44

Người ta thường nói rằng thị trường chứng khoán tháng 1 là hàn thử biểu của cả năm. Quan điểm này chính xác đối với năm 2010 hay không còn là điều cần xem xét. Chỉ số MSCI của TTCK thế giới giảm 4,6% trong tháng, mức hạ sâu nhất từ tháng 2/2009, thị trường các nước mới nổi giảm 5,6%.

 

Dù thị trường tăng điểm nhẹ ở thời điểm đầu tháng 2/2010 nhờ số liệu kinh tế tốt hơn dự kiến của giới chuyên gia, khởi đầu năm 2010 u ám tương phản hoàn toàn với những ngày đầu năm 2009.

 

Đà tăng điểm dường như còn phụ thuộc vào những kế hoạch kích cầu của chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước. Thế nhưng cả hai yếu tố này không thể cùng tồn tại lâu, đà phục hồi không thể kéo dài hoặc nếu có, những chương trình kích thích sẽ được rút đi.

 

Ngoài ra, khả năng đưa ra thêm kế hoạch kích cầu của chính phủ phụ thuộc vào sự hào hứng của thị trường trong việc cung cấp tiền với mức lợi tức thấp. Thế nhưng tại sao nhà đầu tư lại phải chấp nhận mức lợi tức thấp nếu họ kỳ vọng đà phục hồi sẽ diễn ra rất mạnh. Xét trên phương diện nào đó, thị trường dường như đang mắc kẹt.

 

Câu chuyện đó đang dần đến hồi kết. Trong nhóm nước đang phát triển, Trung Quốc đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này không khỏi khiến người ta lo lắng bởi Trung Quốc đang đóng vai trò đầu tầu tăng trưởng kinh tế.

 

Trong nhóm nước phát triển, nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng chính phủ làm cách nào để tiếp tục có tiền chi tiêu. Minh chứng rõ nhất là Hy Lạp nơi lợi tức trái phiếu thời hạn 10 năm đã lên mức 7% ở thời điểm cuối tháng trước. Mức đó cao hơn tăng trưởng kinh tế Hy Lạp, nợ sẽ tăng rất nhanh. Dù Hy Lạp đang chịu nhiều tai tiếng thế nào, nước này thật sự cần đến một chương trình kích thích trọn gói để ngăn khả năng rơi vào bẫy nợ.

 

Vì thế ở những nơi chính phủ muốn duy trì kế hoạch kích thích tài khóa, thị trường sẽ có thể buộc chính phủ đưa ra quyết định điều chỉnh. Anh, Pháp, Ireland, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác đã thể hiện cam kết đảm bảo thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát, dù trên thực tế mức độ cam kết mạnh, yếu khác nhau.

 

Thế nhưng việc rút đi một phần kế hoạch kích thích kinh tế có thể lại đẩy kinh tế vào mớ hỗn độn. Ví dụ, doanh số bán nhà mới tại Mỹ tháng 11/2010 giảm sâu sau khi chương trình tín dụng thuế dành cho người mua nhà lần đầu giảm.

 

Dù chương trình tín dụng thuế này đã được kéo dài đến tháng 4/2010. Doanh số bán nhà tháng 12/2009 chỉ đạt 342 nghìn so với mức 329 nghìn vào tháng 1/2009 ở thời kỳ khủng hoảng trầm trọng nhất.

 

Kế hoạch kích cầu đã có thể ngăn kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái sâu. Tuy nhiên, trong trung hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy việc chính phủ tăng chi tiêu có thể khiến tăng trưởng kinh tế chững lại.

 

Nghiên cứu năm 2008 của chuyên gia Antonio Afonso thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu và chuyên gia Davide Furceri của đại học Palermo cho thấy mỗi khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 1% GDP, tốc độ tăng trưởng chậm lại 0,12% đến 0,13%.

 

Hơn thế nữa, các chương trình giải cứu chưa giải quyết được vấn đề nợ quá mức mà chỉ đơn giản chuyển nợ từ lĩnh vực tư sang lĩnh vực công.

 

Giới chức kinh tế hàng đầu đang đương đầu với thế “tiến thoái lưỡng nan”. Việc rút đi các kế hoạch kích thích có thể đẩy kinh tế vào suy thoái thêm 1 lần nữa. Điều này đã từng xảy ra tại Mỹ năm 1937 và Nhật năm 1997. Thế nhưng nếu duy trì kế hoạch kích cầu quá lâu, triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ chịu ảnh hưởng.

 

Nhiều người lạc quan hy vọng kinh tế có thể thoát cái bẫy trên nhờ lĩnh vực tư nhân tăng trưởng. Đây là lý do tại sao họ hết sức hào hứng với thông tin sản xuất tăng trưởng. Nếu lĩnh vực tư nhân tự hồi phục, tỷ lệ thất nghiệp, thâm hụt ngân sách sẽ giảm xuống.

 

Hy vọng vào sự phục hồi của lĩnh vực tư nhân hiện đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi tăng trưởng tín dụng chững lại.

 

Trong khoảng thời gian 1 năm tính đến tháng 12/2009, nguồn cung tiền tại khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm 0,2%, tại Mỹ, nguồn cung tiền tăng trưởng 3,4%.

 

Tại Anh, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 6,4%, tuy nhiên theo ông David Owen, chuyên gia kinh tế tại Jefferies International cho rằng biện pháp nới lỏng định lượng, trong đó Ngân hàng Trung ương in tiền để mua tài sản, đã khiến con số tăng trưởng trên lên mức trung bình đạt 10%.

 

Để thị trường chứng khoán có thể tăng trưởng ổn định trong năm 2010, nền kinh tế các nước phát triển cần chứng tỏ được khả năng tự đứng vững của mình.





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,376.704,941.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,467.604,047.60
100g ABC Bullion Bar
14,270.7012,970.70
1kg ABC Bullion Silver
1,717.201,367.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 110
  • Truy cập hôm nay: 622
  • Lượt truy cập: 7780241