Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chưa phải lúc bàn chuyện thắt chặt kinh tế
2010-02-19 16:56:22

Nếu không nhận được sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa, quá trình giảm nợ tại các nước giàu sẽ diễn ra rất đau đớn.

 

Bài viết này của cây bút Martin Wolf của từ Financial Times phản bác lại bài Khng hong ngân sách s sm tn công nưc M của GS Niall Ferguson, ĐH Havard.

Niall Ferguson không định nói nhẹ đi chút nào.Vì thế người viết bài này không mấy ngạc nhiên trước bài viết tuần trước của ông rằng Mỹ sẽ đối diện với một cuộc khủng hoảng như ở Hy Lạp.

Đừng quá kích động như vậy.

Giống như nhiều quốc gia thu nhập cao khác, Mỹ thực sự đang “đi thăng bằng trên chiếc dây ngân sách”.

Nhưng nguy cơ là cực kỳ mơ hồ trong dài hạn cũng như cực kỳ khẩn cấp trong ngắn hạn. Đó là thế lưỡng nan mà có lẽ GS Ferguson đã không nhận ra.

GS Ferguson quả quyết rằng theo dự toán ngân sách của Nhà Trắng, tổng nợ liên bang sẽ vượt 100% GDP trước năm 2012; Mỹ được dự báo sẽ không bao giờ lại cân đối được ngân sách; chính sách tiền tệ chứ không phải tài khóa đã cứu nền kinh tế; lãi suất sắp tăng cao; và đáng chú ý là nợ công cao là có hại.

Brad DeLong từ ĐH California, Berkeley đáp lại rằng những lập luận ấy có nhiều điểm sai lầm và cả dối trá: dự toán ngân sách của Nhà trắng cho tổng nợ công toàn liên bang sẽ là 71% GDP năm 2012 và sẽ không vượt 77% GDP trước năm 2020; chính sách tiền tệ sẽ chẳng mang lại dù chỉ là một đợt phục hồi hạn chế; có thể lãi suất sẽ tăng nhưng đường cong lợi suất hiện tại chẳng cho thấy điều gì như thế cả.

Hơn nữa, chẳng có lý do gì để cân đối ngân sách ở một quốc gia bình thường vẫn tăng trưởng 5%/năm.

GS Ferguson đang cố hù dọa những nhà hoạch định chính sách Mỹ để họ không duy trì hay tốt hơn là nên tăng gói kích thích tài khóa, dù vậy, vấn đề cốt lõi là ổn định trong dài hạn.

Ông cũng buộc tội các đối thủ của mình là đã tin vào “bữa ăn miễn phí của Keynes”. Không phải vậy. Thay vào đó, lợi ích từ việc tăng sản lượng ngày hôm nay lớn hơn chi phí trả nợ ngày mai.

Ấy thế mà, GS Ferguson lại tin vào “bữa ăn miễn phí từ phe bảo thủ”, tức là thắt chặt ngân sách sẽ chẳng có mấy ảnh hưởng. Điều đó đúng khi chính sách tiền tệ còn dư địa và nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân không bị hạn chế.

Nhưng như Olivier Blanchard, kinh tế trưởng tại IMF, viết trong một báo cáo gần đây: “Khi chính sách tiền tệ, kể cả nới lỏng tiền tệ tín dụng, đã tới cái giới hạn của nó, các nhà hoạch định chính sách chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài chính sách tài khóa.”

Các quốc gia thu nhập cao có nợ và thâm hụt tăng mạnh nhất là Ireland, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ, theo Stephen Cecchetti từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.

Đó là những quốc gia có bong bóng tài sản và tín dụng lớn nhất. Kết quả là chi tiêu của khu vực tư chủ yếu bị hạn chế do áp lực giảm nợ nần.

Thâm hụt ngân sách tăng chỉ là dư ảnh của một khu vực tư đang quằn quại. Cán cân tài chính của khu vực tư tại Mỹ (chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu) chuyển từ -2,1% GDP vào quý IV/2007 sang +6,7% GDP vào quý IV/2009.

Bước chuyển to lớn này diễn ra bất chấp cố gắng duy trì tín dụng và chi tiêu của FED. Ở các quốc gia chịu khủng hoảng khác, điều tương tự cũng diễn ra.

Nếu các chính phủ đó quyết định cân đối ngân sách theo lời phe bảo thủ, có thể tưởng tượng ra hai viễn cảnh sau: viễn cảnh nhiều khả năng sẽ là một cuộc Đại suy thoái thứ hai; còn viễn cảnh “ngây thơ” hơn là dù thuế có tăng mạnh, chi tiêu có giảm sâu, khu vực tư vẫn đi vay và tiêu dùng như thể chẳng có chuyện gì xảy ra.

Nói cách khác, thắt chặt ngân sách thực tế sẽ giúp kinh tế tăng trưởng. Chuyện đó cũng có thể tin được, nhưng chỉ là trong thần thoại mà thôi.

Thâm hụt ngân sách có tăng mạnh nhưng cũng là phù hợp với hoàn cảnh. Muốn tránh được điều đó thì chỉ có cách ngày trước đừng để nợ tư nhân tăng đến thế.

Nhưng GS Ferguson cũng đúng: ai cũng biết rằng thâm hụt không thể kéo dài mãi mãi.

Như Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff viết trong một nghiên cứu gần đây, một khi tỷ lệ nợ công trên GDP vượt quá 90%, tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ giảm 1%/năm. Một cái giá khá chát.

Hơn nữa, có nguy cơ rằng, trong một chừng mực nào đó, lòng tin sẽ không còn và lãi suất sẽ tăng mạnh gây tác động xấu tới núi nợ hiện nay.

Tuy vậy, cái khó theo Viện toàn cầu McKinsey viết trong một báo cáo gần đây: “Các giai đoạn giảm nợ trong lịch sử thường rất đau đớn, trung bình kéo dài 6-7 năm và giảm tỷ lệ nợ trên GDP xuống còn 25%”.

Cách duy nhất đẩy nhanh tốc độ là qua phá sản hàng loạt hay lạm phát.

Nếu không làm vậy thì cái gì sẽ tạo ra sức cầu trong khi quá trình giảm nợ tiếp diễn?

Nếu chính sách tài khóa cũng bị khước từ thì lựa chọn duy nhất còn lại là sức cầu từ ngoại quốc. Nhưng ai sẽ bù đắp nổi sức cầu của Mỹ và các nền kinh tế chịu suy thoái nặng khác?

Than ôi, câu trả lời là chẳng có ai cả.

Dù vậy, tình hình ngân sách trong dài hạn khá u ám. Dự báo, tỷ lệ nợ công trên GDP trước năm 2050 sẽ là 250% ở Italy, 300% ở Đức, 400% ở Pháp, 450% ở Mỹ, 500% ở Anh và 600% ở Nhật.

Nếu các quốc gia thu nhập cao không muốn vỡ nợ, họ thực sự cần một kế hoạch giảm nợ thật đáng tin. Chuyện đó thì chẳng có ai phản đối. Cách tốt nhất là giảm chi phúc lợi.

Hơn nữa, khi nền kinh tế phục hồi, cần những giải pháp ngắn hạn cho ngân sách bao gồm cắt giảm chi tiêu, tăng thuế để khôi phục lại khoản thu đã mất trong khủng hoảng.

Giờ đến một chuyện thật nan giải: nếu quá trình giảm nợ của khu vực tư nhân và thâm hụt ngân sách nhà nước ở Mỹ và các quốc gia khác cứ kéo dài mãi như ở Nhật?

Khi ấy, các quốc gia này cũng chẳng còn dư địa cho chính sách tài khóa nữa. Điều đó vẫn chưa xảy ra ở Nhật và có lẽ cũng sẽ chẳng xảy ra ở Mỹ. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể.

Vì thế, đúng là các quốc gia thu nhập cao phải đối mặt nhiều thách thức trong vấn đề ngân sách. Và cũng đúng là các quốc gia này cũng có xuất phát điểm thiếu bền vững nếu nhìn qua lăng kính ngân sách.

Nhưng Mỹ không phải Hy Lạp. Hơn nữa, thắt lưng buộc bụng sẽ là một sai lầm chết người .Có nhiều nguy cơ, nếu không muốn nói là chắc chắn rằng, điều đó sẽ lại đẩy thế giới vào vòng suy thoái.

Khu vực tư nhân hồi phục mới là ưu tiên số một chứ không phải thắt chặt ngân sách.

Ngô Minh Tuấn
Theo The Economist




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,404.804,969.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,491.004,071.00
100g ABC Bullion Bar
14,345.8013,045.80
1kg ABC Bullion Silver
1,724.701,374.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 109
  • Truy cập hôm nay: 1018
  • Lượt truy cập: 7782832