Vấn đề cốt lõi là lục địa già vẫn chưa sẵn sàng sử dụng một đồng tiền thống nhất.
Nhưng thật đáng tiếc khi mọi sự chú ý chỉ dồn đến những khoản nợ và thâm hụt tại Châu Âu, gây ấn tượng rằng tất cả chỉ là vì thói hoang toàng của chính phủ.
Được thể những kẻ quyết liệt phản đối thâm hụt muốn cắt giảm chi tiêu công kể cả khi thất nghiệp đang lan tràn lại càng lớn tiếng coi Hy Lạp là bài học trực quan cho nước Mỹ.
Sự thật là thiếu kỷ luật tài chính không phải là toàn bộ nguyên nhân, hay thậm chí cũng chẳng là nguyên nhân chính cho những rắc rối tại Châu Âu, hay ngay cả tại quốc gia có một chính phủ vô trách nhiệm như Hy Lạp.
Cơn náo động hiện nay tại Châu Âu không vì thói hoang phí của giới chính trị mà đến từ thói kiêu ngạo của giới tinh hoa mà chính xác hơn là những kẻ đã cùng tạo ra một đồng tiền chung cho Châu Âu khi mà lục địa này còn lâu mới sẵn sàng cho một thử nghiệm như thế.
Hãy xem xét trường hợp của Tây Ban Nha, quốc gia đang đừng bên bờ khủng hoảng cho dù có luôn “mẫu mực” nếu nói về ngân sách.
Tổng nợ thấp, chỉ 43% GDP năm 2007 so với 66% của Đức. Ngân sách thặng dư. Hệ thống pháp lý ngân hàng chặt chẽ.
Biển xanh nắng vàng biến Tây Ban Nha thành Florida của Châu Âu và cũng giống như Châu Âu, thị trường bất động sản của quốc gia này đã dậy sóng.
Một luồng vốn khổng lồ từ khắp Châu Âu, đặc biệt là Đức, đã góp phần chính thổi nên ngọn sóng này.
Kết quả là tăng trưởng nhanh đi kèm lạm phát đáng kể: trong giai đoạn 2000-2008, giá cả hàng hóa dịch vụ tại Tây Ban Nha tăng 35% so với chỉ 10% ở Đức.
Vì chi phí tăng, khu vực xuất khẩu của Tây Ban Nha trở nên ngày càng kém cạnh tranh, nhưng việc làm vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cơn sốt nhà đất.
Thế rồi thị trường đóng băng. Thất nghiệp tăng vọt, ngân sách thâm hụt sâu.
Nhưng cơn bão thâm hụt, phần do suy thoái làm giảm nguồn thu phần vì phải chi khẩn cấp để hạn chế ảnh hưởng tới người lao động, là kết quả chứ không phải là nguyên nhân của những tai ương tại Tây Ban Nha.
Chính phủ Tây Ban Nha chẳng thể làm gì nhiều để cải thiện tình hình. Vấn nạn kinh tế chính của quốc gia này là chi phí và giá cả không còn song hành cùng phần còn lại của Châu Âu.
Nếu Tây Ban Nha vẫn duy trì đồng bản tệ peso, họ có thể giải quyết nhanh gọn vấn nạn này nhờ phá giá đồng tiền, ví dụ như phá giá 20% đồng peso so với các đồng tiền khác tại Châu Âu.
Nhưng Tây Ban Nha không còn đồng tiền riêng nữa, tức là chỉ có thể dần lấy lại năng lực cạnh tranh thông qua một quá trình giảm phát lâu dài và đau đớn.
Nếu Tây Ban Nhà là một bang của Mỹ thay vì là một quốc quốc gia Châu Âu, mọi chuyện đã chẳng tồi tệ đến vậy.
Một ví dụ là chi phí và giá cả sẽ không “dị thường” đến thế vì Florida có thể tự do hút lao động từ các bang khác đến để giảm chi phí nhân công nên không phải trải qua tình trạng lạm phát tương đối như Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha cũng tự động nhận được hỗ trợ nếu có khủng hoảng: bong bóng nhà đất tại Florida đã vỡ nhưng Washington vẫn chịu chi phí y tế và an sinh xã hội.
Nhưng Tây Ban Nha không phải là một bang của Mỹ nên quốc gia này đang gặp rắc rối lớn.
Đương nhiên Hy Lạp vẫn khó khăn hơn, vì không giống Tây Ban Nha, Hy Lạp thực sự đã quá vô trách nhiệm với túi tiền của mình. Tuy vậy, nền kinh tế của Hy Lạp nhỏ và tai ương của họ, giống Tây Ban Nha, cũng chủ yếu là do hấp thụ nguồn vốn từ các nền kinh tế lớn hơn.
Vì thế sự cứng nhắc của đồng euro chứ không phải thâm hụt ngân sách mới là nguyên nhân chính của khủng hoảng.
Chẳng có gì đáng bất ngờ. Từ lâu trước khi đồng euro ra đời, nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo Châu Âu chưa sẵn sàng cho một đồng tiền chung. Nhưng những lời cảnh báo ấy bị bỏ qua và cuộc khủng hoảng đã ào tới.
Giờ thì sao? Khối eurozone tan rã là chuyện đương nhiên không thể xảy ra. Như Barry Eichengreen từ ĐH California, Berkeley đã chỉ ra, nếu cố quay lại với các đồng bản tệ như trước kia, một cuộc “khủng hoảng của khủng hoảng” sẽ nổ ra.
Vậy thì cách tốt nhất là tiến lên: để đồng euro hoạt động tốt, Châu Âu nên tiến nhanh hơn trên con đường nhất thể hóa chính trị, để các quốc gia Châu Âu hoạt động giống như những bang của Hoa Kỳ.
Những đó không phải chuyện một sớm một chiều.
Những năm tới có thể thế giới sẽ phải chứng kiến một quá trình vùng vẫy đau đớn: các gói cứu trợ đi kèm với yêu cầu thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh thất nghiệp cực cao đi kèm giảm phát.
Một viễn cảnh thật tồi tệ.
Nhưng nhất thiết phải nắm được bản chất điểm yếu chết người của Châu Âu.
Đúng là một số chính phủ đã thật vô trách nhiệm, nhưng vấn đề cốt lõi là một niềm tin kiêu căng, ngạo mạn rằng Châu Âu đã sẵn sàng vận hành một đồng tiền chung bất chấp có những bằng chứng mạnh mẽ chống lại điều này.
Theo Dân Trí/Businessweek
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,401.50 | 4,966.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,488.20 | 4,068.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,336.90 | 13,036.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,722.80 | 1,372.80 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 151
- Truy cập hôm nay: 1104
- Lượt truy cập: 7782918