Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Hệ số tín nhiệm và chuẩn hoá
2010-03-17 12:57:52

Cùng thời điểm ra thông báo hạ một bậc mức tín nhiệm về nợ dài hạn bằng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tuy giữ nguyên hệ số tín nhiệm của hai ngân hàng ACB và Sacombank nhưng không quên nhắc nhở hai ngân hàng có hệ số tín nhiệm thuộc loại cao nhất của Việt Nam theo đánh giá của tổ chức này trong diện cần xem xét trong thời gian tới (Rating Watch Negative).

Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Thơ (đại học Kinh tế TP.HCM) cho biết, có năm vấn đề được Fitch đề cập trong báo cáo để hạ điểm xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Thứ nhất là khả năng lạm phát cao quay trở lại.

Thứ hai là tiền đồng liên tục mất giá nhưng tỷ giá chính thức vẫn còn thấp hơn thị trường và do đó có quan ngại về việc tiền đồng tiếp tục mất giá thời gian tới.

Thứ ba là thiếu thông tin và dữ liệu tin cậy về dự trữ ngoại hối trong bối cảnh thâm hụt mậu dịch cao và dòng vốn nước ngoài có xu hướng yếu đi.

Thứ tư là mức độ tin cậy về khả năng trả nợ của Việt Nam bị đánh giá giảm đi do nền kinh tế có dấu hiệu phát triển nóng và niềm tin của công chúng vẫn chưa tin tưởng nhiều vào sự ổn định của tỷ giá đồng nội tệ.

Cuối cùng là chủ trương tăng tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu và việc theo đuổi chiến lược tăng trưởng bằng mọi giá dẫn đến tích luỹ những nguy cơ lạm phát.

Giải pháp mà Fitch đề xuất để giảm thiểu những tác động không mong muốn từ việc hạ điểm tín nhiệm của tiền đồng là “phải minh bạch” hơn nữa trong các chính sách, và tất nhiên minh bạch dự trữ ngoại hối là số một trong tình hình hiện nay.

Theo GS Trần Ngọc Thơ, đây không phải là giải pháp gì mới mà nó đã được đề xuất bởi rất nhiều nhà kinh tế Việt Nam. Ông Thơ cho rằng, việc hạ điểm này sẽ không tác động nhiều đến kế hoạch thu hút trái phiếu chính phủ do khả năng trả nợ và thâm hụt tài khoá vẫn còn ở mức kiểm soát được. Ông nói: “Có chăng chỉ là mức lãi suất mà chính phủ huy động chắc chắn sẽ cao hơn dự kiến để bù đắp với những rủi ro mà nhà đầu tư quan ngại”.

Trong báo cáo về sáu ngân hàng mà Fitch thực hiện xếp hạng tín nhiệm trong các năm qua, tổ chức này tỏ ra lo ngại sự tăng trưởng nhanh về tín dụng trong năm qua, có thể gây rủi ro về chất lượng tín dụng. Các con số Fitch đưa ra không mới. Chẳng hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2009 là 38%. Hay tổng giá trị các khoản vay mới trong năm 2009 đạt 505 ngàn tỉ đồng, tương đương 28 tỉ USD, trong đó 89% là khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

Lo ngại về chất lượng tăng trưởng tín dụng và quản trị rủi ro hay tỷ lệ nợ xấu mà Fitch Ratings đưa ra trong báo cáo có tên “Nỗi lo từ tăng trưởng nhanh” cũng không mới. Fitch dẫn số liệu tăng trưởng tiền gửi năm 2007 ở mức 27%, không theo kịp mức tăng trưởng tín dụng khiến cho tỷ lệ cho vay trên vốn huy động trung bình tăng lên mức 105%, so với mức 95% của năm 2008. Khi tỷ lệ này lên cao như vậy, phòng ngừa rủi ro trong trung hạn là điều dễ hiểu nếu lãi suất phải tăng lên.

Ngoài việc quản trị rủi ro, có yếu tố sự khác biệt trong tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế về nợ xấu. Năm 2009, tổ chức này từng ước tính nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam ở mức hai chữ số, cao gần gấp năm lần so với con số chính thức mà ngân hàng Nhà nước đưa ra. Nếu hai chuẩn mực này đồng nhất, sẽ không có nhiều sự khác biệt về đánh giá tỷ lệ nợ xấu.

Sau khi có báo cáo trên, đại diện của Sacombank cho biết, hơn 50% trong tổng số 22 ngàn tỉ đồng dư nợ cho vay tăng thêm trong năm qua của đơn vị này là tài trợ cho các khách hàng vay theo chương trình “hỗ trợ lãi suất”. Đại diện của ngân hàng này cho rằng, mức độ rủi ro của các khoản vay này là rất hạn chế do quy trình cho vay theo chủ trương kích cầu của Chính phủ được kiểm soát hết sức chặt chẽ, đồng thời chính Sacombank cũng đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng khá đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện.

Có thể thấy các vấn đề và đề xuất của Fitch Ratings đưa ra không mới. Và những người làm báo cáo này cũng như các nhà kinh tế, quản trị hay nhà xây dựng chính sách ở trong nước đều hiểu rằng thị trường luôn đòi hỏi sự minh bạch để quá trình phân tích và ra quyết định không bị nhiễu thị trường.

Tương tự, ai cũng hiểu ở một nền kinh tế chuyển đổi, xây dựng và áp dụng chuẩn mực kế toán, tài chính là một tiến trình mà ở đó càng sát với tiêu chuẩn quốc tế bao nhiêu, thì việc minh bạch mới có sức thuyết phục bấy nhiêu.

Điều này cũng giúp gây dựng lòng tin như một cách tác động đến kỳ vọng lạm phát. Vì vậy, báo cáo của Fitch Ratings vẫn mới trong ý nghĩa thúc đẩy quá trình xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh như một yêu cầu chính đáng của thị trường.

Theo Quốc Khánh – Hồng Sương
SGTT





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,443.805,008.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,523.304,103.30
100g ABC Bullion Bar
14,449.7013,149.70
1kg ABC Bullion Silver
1,731.501,381.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 100
  • Truy cập hôm nay: 415
  • Lượt truy cập: 7784594