Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Quý 2/2010, Dow Jones giảm sâu nhất từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu
2010-07-01 08:39:08

Quý 2/2010, Dow Jones giảm sâu nhất từ khi khủng hoảng tài
chính bắt đầu
Tính cả quý 2/2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 9,97%, chỉ số S&P 500 hạ 11,85% còn chỉ số Nasdaq hạ 12,03%. 1,6 nghìn tỷ USD "bốc hơi" khỏi TTCK Mỹ.

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 96,28 điểm tương đương 0,98% xuống 9.774,02 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 10,53 điểm tương đương 1,01% xuống 1.030,71 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 25,94 điểm tương đương 1,21% xuống 2.209,24 điểm.

Đáng chú ý, S&P 500 hết phiên hôm qua đã đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ 1.040 điểm. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo là 1.000 điểm.

Trên sàn NYSE phiên cuối tháng, số lượng cổ phiếu giảm điểm nhiều gấp đôi số lượng cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng giao dịch chỉ đạt 5,3 tỷ cổ phiếu từ mức 6,3 tỷ cổ phiếu phiên trước đó.

Tháng 6/2010: chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 3,58%. Chỉ số S&P 500 hạ 5,38% còn chỉ số Nasdaq hạ 6,54%.

Quý 2/2010: chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 1.082,61 điểm tương đương 9,97%, chỉ số S&P 500 hạ 138,72 điểm tương đương 11,85% còn chỉ số Nasdaq hạ 288,72 điểm tương đương 12,03%.

Cổ phiếu năng lượng và cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô kéo thị trường đi xuống. Trong cùng khoảng thời gian trên, cổ phiếu năng lượng giảm tới 14,02%, cổ phiếu công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô đi xuống 18,55% trong khi S&P 500 hạ 11,85%.

Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ quý 2/2010 (Nguồn: Google Finance)

Thị trường Mỹ quý 2/2010 điển hình với những phiên giao dịch biến động mạnh, chỉ số công nghiệp Dow Jones thường có biến động 3 con số.

Nửa đầu năm 2010: chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 7,33%, chỉ số S&P 500 hạ 8,5% còn chỉ số Nasdaq hạ 7,94%.

Kịch bản phiên giao dịch điển hình của thời kỳ khủng hoảng tài chính lặp lại

Phiên cuối cùng của tháng 6/2010, kịch bản bán tháo cổ phiếu trong giờ giao dịch cuối, điển hình của những phiên giao dịch thời đỉnh cao khủng hoảng tài chính lặp lại.

Bất chấp việc ADP Employer công bố số lượng lao động được tuyển dụng trong lĩnh vực tư nhân vào tháng 6 thấp hơn so với kỳ vọng, thông tin các ngân hàng châu Âu cần ít tiền hơn so với tính toán của giới chuyên gia và sản xuất Mỹ tăng trưởng tháng thứ 9 liên tiếp đã cứu cho thị trường không giảm điểm.


Diễn biến chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên cuối tháng 6/2010(Nguồn: Bloomberg)

Các chỉ số sau khi đi xuống nhẹ vào đầu phiên đã bật tăng trở lại. Mức đỉnh của ngày giao dịch được thiết lập lúc gần 12h trưa khi S&P 500 tăng 0,62%, Dow Jones tăng 0,36% còn Nasdaq tăng 0,84%.

Đà tăng điểm được duy trì trong suốt phiên giao dịch dù ở mức độ thấp. Tuy nhiên từ 3h chiều, sau khi Moody đưa ra tuyên bố đang xem xét đến xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha, cổ phiếu tất cả các nhóm ngành đồng loạt bị bán mạnh, cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô bị xả nhiều nhất. Chốt phiên, Dow Jones hạ 0,98% còn S&P 500 hạ 1,01%.

Thông tin khác cho thấy nhập khẩu của Mỹ 4 tháng đầu năm tăng mạnh, kinh tế Mỹ phục hồi, nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu tăng. Kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các đối tác thương mại đều tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ  và kinh tế nhiều nước đối tác thương mại của Mỹ đều đang phục hồi.

Nhà đầu tư đã hoảng sợ và bán tháo quá mức trong quý 2/2010?

Nhà đầu tư dành phần lớn thời gian trong quý để hỏi lại câu hỏi mà cách đây 1 năm họ cũng đã băn khoăn: Kinh tế có thể tiếp tục hồi phục không? Các chuyên gia phân tích đưa ra câu trả lời có thể nhưng nhà đầu tư nhận ra quá trình phục hồi không dễ dàng chút nào.

Sau khi lập mức đỉnh cao nhất tính từ thời khủng hoảng tài chính vào tháng 4/2010, thị trường giảm điểm sâu trong tháng 5/2010 bởi nhà đầu tư lo lắng về khả năng Hy Lạp sẽ khó có thể thực hiện tốt việc trả nợ.

Kinh tế Hy Lạp dù chỉ là đại diện nhỏ của kinh tế Liên minh châu Âu thế nhưng nhà đầu tư lo sợ nợ xấu sẽ “đánh sập” cả hệ thống tài chính thế giới theo cái cách giống như sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Nỗi lo sợ này chuyển thành những lo lắng về việc các nước chi tiêu bao nhiêu để hồi sinh tăng trưởng kinh tế.

Những nhà đầu tư vẫn hoảng sợ với khủng hoảng tài chính cũng nhìn vào những thông tin kinh tế tốt xấu đan xen như chỉ báo rằng đà phục hồi đầy chông gai. Nhà đầu tư vẫn đang cố gắng đoán xem sự phục hồi sẽ đến như thế nào.

Chuyên gia kinh tế Joel Naroff của Naroff Economic Advisors nhận xét nhà đầu tư thất vọng với việc kinh tế không tăng trưởng mạnh như họ dự đoán vào đầu năm nay. Nhiều người đã kỳ vọng kinh tế phục hồi theo hình chữ V, đó là bật dậy mạnh mẽ sau khi lập đáy. Dù vậy, theo ông, nhà đầu tư đã bán tháo quá mức.

Không nên quá lo lắng

Ông Sam Stovall, trưởng bộ phận đầu tư tại Standard & Poor's, cho rằng suy thoái kinh tế Mỹ đã chấm dứt vào tháng 8/2009. Như vậy quý 2 vừa qua là quý thứ 3 tính từ khi suy thoái kinh tế chấm dứt. Việc thị trường chứng khoán giảm điểm trong khoảng thời gian trên cũng là bình thường.

Sau một vài quý trôi qua, nhà đầu tư sẽ đánh giá tốt hơn về thực tế chứ không còn là suy luận và kỳ vọng quá thấp hay quá cao nữa.

Giá cổ phiếu nhiều khả năng vẫn giảm ngay cả đến quý thứ 4 sau khi suy thoái kinh tế chấm dứt. Thời điểm đó còn chưa đến. Tuy nhiên ông Stovall nhấn mạnh số liệu của ông không mang tính kết luận.

Chờ đợi gì trong quý 3/2010?

Ngày giao dịch cuối cùng của quý 2/2010, thị trường chịu đợt bán tháo mạnh trong giờ giao dịch cuối. Đây là điều bình thường trước khi thị trường đón nhận báo cáo kinh tế lớn như báo cáo về thị trường việc làm tháng 6/2010 công bố ngày thứ Sáu tuần này.

Ông Karl Mills, trưởng bộ phận đầu tư tại tổ chức quản lý quỹ Jurika, Mills & Kiefer, nhận xét việc số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường thấp nên các bên buộc phải bán ra, đẩy giá cổ phiếu xuống để có người mua. Ngoài ra họ cũng muốn bán đề phòng trường hợp báo cáo về thị trường việc làm xấu, thị trường sẽ tiếp tục giảm sâu hơn.

Báo cáo về thị trường việc làm Mỹ tháng 6/2010 sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu tuần này. Khảo sát của Reuters đối với các chuyên gia cho thấy nhiều khả năng giới chủ Mỹ sa thải 110 nghìn lao động trong tháng 6. Số lao động bị sa thải phần lớn là những người được tuyển dụng tạm thời để thực hiện cuộc tổng điều tra dân số của chính phủ Mỹ.

Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ nửa đầu năm 2010 (Nguồn: Google Finance)

Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm mạnh trong quý 2/2010

Thị trường Trung Quốc giảm tới 22,86%. Các thị trường lớn khác của thế giới cũng giảm điểm mạnh. Thị trường Nhật giảm 15,4%. Thị trường Ý đi xuống 15,48%. Thị trường Anh giảm 13,43%. Thị trường Pháp mất hơn 13% giá trị.

Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần

Ngày thứ Năm:

Báo cáo về doanh số bán xe ô tô tháng 6/2010

8h30 sáng: Báo cáo về số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần

10h sáng: Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ

10h sáng: Chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng

10h sáng: Chỉ số về doanh số nhà chờ bán

Ngày thứ Sáu:

8h30 sáng: Báo cáo về tình hình thị trường việc làm Mỹ tháng 6

10h sáng: Số lượng đơn đặt hàng các nhà máy

Ngọc Diệp
Theo CNNMoney,Reuters




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 95
  • Truy cập hôm nay: 1384
  • Lượt truy cập: 7791791