Vì sao châu Âu vẫn không thể “cất cánh”?
2010-07-16 09:12:05
Vấn
đề giải quyết những sự cố kinh tế của châu Âu sẽ đòi hỏi dẫn đến các
lựa chọn khó khăn cũng như sự thay đổi gay gắt. Nhưng phải chăng đã quá
trễ khi lục địa này muốn tránh né những thất bại?
Tình hình biến động ở châu Âu ngày càng nổi lên rõ nét hơn vấn đề nhức óc nhất của cộng đồng này. Châu Âu không chỉ đang tiến triển rất chậm trong quá trình hồi phục toàn cầu, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán sự phát triển của khu vực đồng euro chỉ đạt tới 1% trong năm 2010, so với 3,1% ở Mỹ, và châu Âu cũng đang đối diện với những thử thách dài hạn thật nản lòng. Sự hứa hẹn của một châu Âu độc lập, vững mạnh, liên kết bởi một thị trường chung và hệ thống tiền tệ duy nhất, đồng euro, đã bị ngăn trở bởi những phân chia chính trị, những cách biệt trong thu nhập và những cạnh tranh kinh tế diễn ra liên tục.
Trong bản báo cáo của Nhóm EU‘s Reflection Group, một nhóm tư vấn hợp tác chiến lược kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ: “Châu Âu hiện đang ở trong một bước ngoặt lịch sử. Nếu châu Âu không muốn bị thua cuộc, khu vực này cần phải nhìn thẳng tới trước và dũng cảm bắt tay vào một chương trình cải cách lâu dài và đầy thử thách trong 20 năm tới”.
Một vấn đề hóc búa cổ điển, là các biện pháp khắc khổ đã được áp dụng tại nhiều quốc gia rồi, nhằm để thu hẹp lại các thâm thủng có thể ngăn chặn lâu hơn sự phát triển đồng thời làm giảm quá trình tuyển dụng nhân sự. Đồng euro đã bị mất 18% giá trị của nó so với đồng USD. Nhiều nhà phân tích tài chính tin rằng đồng euro có thể tiếp tục giảm xuống, có lẽ ngang bằng với đồng USD. Lối thoát cho vấn đề là nhu cầu cải cách toàn bộ khu vực đồng euro. Thậm chí châu Âu cần có một sự liên kết lớn hơn nữa.
Từ sự khởi đầu liên minh tiền tệ năm 1999, giới phê bình đã tranh cãi rằng điều cần thiết là thiết lập những thể chế chính trị phù hợp để cho những nền kinh tế có thể thực sự phối hợp được với nhau. Không có hệ thống kỷ cương đó, e rằng những biện pháp lãng phí của một số quốc gia có thể gây nguy cơ cho kinh tế của cả khối châu Âu.
Cái gương khủng hoảng nợ nần của Hy Lạp đã dẫn đến cuộc đàm phán đổi mới một “chính phủ kinh tế” phối hợp các ngân sách quốc gia trong những thành viên của khu vực đồng euro. Chuyên gia kinh tế Javier Diáz Giménez thuộc trường kinh doanh IESE ở Madrid tin rằng, yếu tố quyết định cho sự sống còn của đồng euro là “Bạn không thể có một hệ thống tiền tệ duy nhất mà không có một sự phối hợp chính sách tài chính. Nếu chúng ta không làm được điều này, chúng ta sẽ bị đánh mất đồng euro”.
(Stockbiz)
Tình hình biến động ở châu Âu ngày càng nổi lên rõ nét hơn vấn đề nhức óc nhất của cộng đồng này. Châu Âu không chỉ đang tiến triển rất chậm trong quá trình hồi phục toàn cầu, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự đoán sự phát triển của khu vực đồng euro chỉ đạt tới 1% trong năm 2010, so với 3,1% ở Mỹ, và châu Âu cũng đang đối diện với những thử thách dài hạn thật nản lòng. Sự hứa hẹn của một châu Âu độc lập, vững mạnh, liên kết bởi một thị trường chung và hệ thống tiền tệ duy nhất, đồng euro, đã bị ngăn trở bởi những phân chia chính trị, những cách biệt trong thu nhập và những cạnh tranh kinh tế diễn ra liên tục.
Trong bản báo cáo của Nhóm EU‘s Reflection Group, một nhóm tư vấn hợp tác chiến lược kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ: “Châu Âu hiện đang ở trong một bước ngoặt lịch sử. Nếu châu Âu không muốn bị thua cuộc, khu vực này cần phải nhìn thẳng tới trước và dũng cảm bắt tay vào một chương trình cải cách lâu dài và đầy thử thách trong 20 năm tới”.
Một vấn đề hóc búa cổ điển, là các biện pháp khắc khổ đã được áp dụng tại nhiều quốc gia rồi, nhằm để thu hẹp lại các thâm thủng có thể ngăn chặn lâu hơn sự phát triển đồng thời làm giảm quá trình tuyển dụng nhân sự. Đồng euro đã bị mất 18% giá trị của nó so với đồng USD. Nhiều nhà phân tích tài chính tin rằng đồng euro có thể tiếp tục giảm xuống, có lẽ ngang bằng với đồng USD. Lối thoát cho vấn đề là nhu cầu cải cách toàn bộ khu vực đồng euro. Thậm chí châu Âu cần có một sự liên kết lớn hơn nữa.
Từ sự khởi đầu liên minh tiền tệ năm 1999, giới phê bình đã tranh cãi rằng điều cần thiết là thiết lập những thể chế chính trị phù hợp để cho những nền kinh tế có thể thực sự phối hợp được với nhau. Không có hệ thống kỷ cương đó, e rằng những biện pháp lãng phí của một số quốc gia có thể gây nguy cơ cho kinh tế của cả khối châu Âu.
Cái gương khủng hoảng nợ nần của Hy Lạp đã dẫn đến cuộc đàm phán đổi mới một “chính phủ kinh tế” phối hợp các ngân sách quốc gia trong những thành viên của khu vực đồng euro. Chuyên gia kinh tế Javier Diáz Giménez thuộc trường kinh doanh IESE ở Madrid tin rằng, yếu tố quyết định cho sự sống còn của đồng euro là “Bạn không thể có một hệ thống tiền tệ duy nhất mà không có một sự phối hợp chính sách tài chính. Nếu chúng ta không làm được điều này, chúng ta sẽ bị đánh mất đồng euro”.
(Stockbiz)
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 83
- Truy cập hôm nay: 2140
- Lượt truy cập: 7792547