Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Khoảng trống quyền lực tại Unicredit
2010-09-28 09:25:12

Trong tuần qua, tại Italia đã xảy ra hai vụ việc lớn thu hút sự chú ý của giới tài chính - ngân hàng Italia nói riêng và tài chính - ngân hàng quốc tế nói chung.

Đó là vụ Ngân hàng Istituto per le Opere di Religione (IOR) của Toà thánh Vatican bị tạm tịch thu 23 triệu euro (30 triệu USD) vì nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền và vụ Unicredit, ngân hàng lớn nhất Italia đang bị khuyết vị trí lãnh đạo cấp cao.


Giữa tuần qua, ông Alessandro Profumo, 53 tuổi, Giám đốc điều hành (CEO) Unicredit đã đột ngột bị mất chức sau cuộc họp bất thường của Ban giám đốc Unicredit.

Ngay sau đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italia (BOI) đã có văn bản cảnh báo việc sa thải đột ngột CEO Unicredit sẽ có ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động chung của cả hệ thống ngân hàng thương mại nước này, cũng như có tác động xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư và cổ đông của Unicredit. Hơn nữa, ông Alessandro Profumo hiện còn là Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng châu Âu (European Banking Federation) có trụ sở ở Brussels (Bỉ).

Không chỉ có vậy, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Italia Giulio Tremonti còn lớn tiếng phản đối động thái “thay tướng giữa dòng” của Unicredit, bởi vô hình trung tạo ra hiện tượng “khoảng trống quyền lực” (nguyên văn tiếng Anh: power vacuum) không đáng có đúng vào thời điểm được xem khá nhạy cảm hiện nay. “Bất luận vì lý do gì thì việc đột ngột cách chức ông Alessandro Profumo vào thời điểm này là thiếu khôn ngoan. Các ngân hàng đang phải đứng trước nhiều khó khăn khi phải đáp ứng được mọi yêu cầu nghiêm ngặt của Quy định Basel III mới được thông qua”, ông Giulio Tremonti nói.

Bà Paola Di Raimondo, người phát ngôn của Unicredit đã chính thức thông báo, ông Dieter Rampl, Chủ tịch  Unicredit (quốc tịch Đức) được cử vào chức CEO tạm quyền và như vậy đã xóa tan đi mối e ngại không có người cầm trịch ở một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất châu Âu này. “Ngân hàng sẽ sớm bổ nhiệm CEO trong vòng một vài tuần tới. Sự lo ngại về “khoảng trống quyền lực” là không có cơ sở, bởi ông Dieter Rampl cũng đã từng là CEO Bayerische Hyposvereinsbank. Nên việc điều hành hoạt động của Unicredit chắc chắn sẽ êm đẹp”, bà Paola Di Raimondo khẳng định.

Trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Corriere della Sera (có số lượng phát hành vào loại lớn nhất nhì Italia), ông Dieter Rampl tuyên bố : “Sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo Unicredit vào lúc này là rất cần thiết. Chiến lược của Ngân hàng không có gì thay đổi”.

Theo ông Dieter Rampl, cổ đông rất bất bình với việc ông Alessandro Profumo giấu nhẹm chuyện bán lại cổ phần của Unicredit cho Quỹ đầu tư và quản lý vốn nhà nước Libyan Investment Authority. Đổi lại, Chính phủ Libya ký thỏa thuận cho phép Unicredit được quyền đầu tư khai thác một số mỏ dầu thô và khí đốt lớn của nước này. Chưa có ngân hàng nào ở phương Tây có được đặc quyền béo bở như vậy.

Trước đó, Ngân hàng quốc doanh Libya cũng đã sở hữu gần 5% cổ phần của Unicredit. Như vậy, hai tổ chức tín dụng của Libya hiện sở hữu gần 7,5% cổ phần của Unicredit.

Với 162.000 nhân viên làm việc tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Unicredit có giá trị vốn hóa thị trường là 37 tỷ euro, phục vụ cho khoảng 40 triệu khách hàng. Các cổ đông chính của Unicredit gồm một số quỹ đầu tư của Italia, Tập đoàn Bảo hiểm Allianz (Đức), Quỹ đầu tư Aabar của  Abu Dhabi (thuộc Các tiểu Vương quốc Ả - rập thống nhất –UAE)… Do nhiều cổ đông của  Unicredit không mấy thiện cảm với Chính phủ Libya, nên đã phản ứng dữ dội với việc Alessandro Profumo không công khai, minh bạch trong việc nhượng lại cổ phần cho Libya. Có người thậm chí còn kết tội ông rước họa cho ngân hàng, bởi các nhà đầu tư Libya lắm tiền của lại được Chính phủ Libya hậu thuẫn có thể một lúc nào đó sẽ thao túng Unicredit.

Ông Alessandro Profumo đã chống chế rằng, Quỹ Libyan Investment Authority mua thêm cổ phần trên thị trường chứng khoán theo cách thức hợp pháp, nên không có lý do gì để can thiệp hoặc ngăn cản.

Tại phiên giao dịch ngày 22/9/2010, giá cổ phiếu của Unicredit tại Sở GDCK Milano (Italia) giảm tới 6,11% xuống còn 1,823 euro/cổ phiếu.

Ông Alessandro Profumo lên nắm quyền CEO từ năm 1997 và đã có công lớn đưa Unicredit từ chỗ chỉ là ngân hàng “tầm tầm bậc trung” trở thành một tổ chức tín dụng có uy tín và vị thế cao ở châu Âu. Để làm được điều này, ông đã trực tiếp thực hiện thành công nhiều vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn.  Trong đó có 2 vụ mua bán nổi đình đám là mua lại Ngân hàng Bayerische Hyposvereinsbank (HVB) có trụ sở chính ở Munich (Đức ) vào năm 2005 và vụ sáp nhập với Capitalia, ngân hàng lớn thứ 3 Italia. Nhờ vậy mà giá trị vốn hóa thị trường đã tăng vọt từ 1,5 tỷ euro lên 37 tỷ euro (tăng gấp 22 lần) trong vòng 13 năm trị vì của ông Alessandro Profumo. Một thành tích rất đáng kính nể và ghi nhận.

Theo một nguồn tin, do bị cắt hợp đồng trước thời hạn, Alessandro Profumo được đền bù khoản tiền trọn gói trị giá lên tới 40 triệu euro (53 triệu USD).  




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 353
  • Truy cập hôm nay: 4917
  • Lượt truy cập: 7795324