NHNN hôm 7.10 đã quyết định cho nhập khẩu vàng. Khi đó, giá vàng hạ nhiệt và USD trên thị trường cũng dịu lại. Nói là dịu lại bởi từ đó tới nay, giá USD trên thị trường tự do chưa khi nào giảm xuống dưới 19.800 VND/USD mà luôn được duy trì quanh mốc 19.850VND/USD và luôn có xu hướng tăng lên.
Chiều ngày cuối tuần 17.10, USD tự do lại được báo giá ở mức 19.880VND/USD, chênh 380 đơn vị so với giá bán trần được các NHTM niêm yết.
Khó dựa vào NHNN
Cho tới thời điểm này, trên toàn hệ thống chưa ghi nhận NH nào niêm yết tỉ giá mua vào USD bằng với tỉ giá bán ra. Nhưng một điều rất dễ nhận ra là trong khi giá USD chiều bán ra bị khống chế ở mức trần là 19.500VND/USD thì giá ngoại tệ này ở đầu mua vào đang được các NHTM đẩy dần lên ngày càng sát với tỉ giá bán ra.
Tính đến chiều ngày 17.10, các mức mua vào tại các NHTM ở mức 19.470VND/USD; 19.492VND/USD và cao nhất là 19.495VND/USD (cách mức trần cho phép 5 đơn vị).
Đã có ý kiến cho rằng, điều này cho thấy dấu hiệu sắp căng thẳng của thị trường ngoại tệ. Và đó cũng chỉ là ý kiến về bề nổi khi các con số mua bán được niêm yết một cách công khai. Bởi trong mấy ngày qua đã xuất hiện nhiều thông tin về việc các DN đã phải giao dịch USD với NH bằng một tỉ giá khác.
Do sự chênh lệch tỉ giá trên hai thị trường trong thời gian qua được nới rộng dần khiến DN khi bán USD cho NH và NH khi bán USD cho các DN mặc cả và thỏa thuận lẫn nhau để đảm bảo bên bán chấp nhận được và bên mua có được USD.
Việc NH phải mua lại USD của DN xuất khẩu ở mức cao hơn niêm yết rồi bán lại cho ND nhập khẩu ở mức gần với tỉ giá “chợ đen” (dao động từ 19.600 – 19.650VND/USD) cũng là điều dễ hiểu.
Tại TPHCM, thanh tra NHNN cũng đã phát hiện hai trường hợp bán vượt trần. Những ở mặt khác, điều này cũng cho thấy sự dịch chuyển dòng vốn USD được thực hiện, NH vẫn có thể mua được USD từ DN (dù phải thỏa thuận giá) và như vậy, mới có nguồn USD bán lại cho các DN nhập khẩu.
Có thực tế trên là bởi các NH khó có thể trông chờ vào sự hỗ trợ vốn ngoại tệ của NHNN. Trong thông báo về tình hình họat động quý III của NHNN, cơ quan này cho biết "lượng ngoại tệ NHNN mua được lớn hơn lượng ngoại tệ NHNN bán hỗ trợ các TCTD".
Khó có thể trông chờ vào vàng
Họat động xuất khẩu vàng trong suốt III quý đầu năm đã mang lại nguồn USD đáng kể giúp tỉ giá ổn định. Nhưng trong đợt sốt giá của vàng hồi đầu tháng 10, một thực tế được chỉ ra là giá vàng được đội lên một phần do sự chênh lệch lớn về cung – cầu.
Giới kinh doanh vàng liên tục "than" về việc cầu tăng mạnh mà cung lại khan hiếm. Điều này là bởi từ đầu năm tới nay, lượng vàng xuất ra khỏi nước tính đến tháng 8 lên tới khoảng 56 tấn vàng (giá trị đạt trên 2 tỉ USD).
Trong khi đó, nếu cộng với khoảng 3 tấn vàng quota NHNN vừa cho phép nhập đầu tháng 10 thì tới nay lượng vàng nhập khẩu vào VN chỉ khoảng 9 tấn. Và con số khoảng 3 tấn vàng quota ở trên nhiều ý kiến cho rằng khó có thể giải quyết được vấn đề cung – cầu của thị trường bởi giả thiết các DN nằm trong diện được cấp quota nhập hết số lượng được phép thì cũng là quá ít.
Và giá vàng trong nước từ trạng thái thấp hơn giá vàng thế giới chuyển sang cao hơn giá vàng thế giới. Đến chiều 17.10, nếu lấy giá vàng thế giới đóng cửa phiên cuối tuần ở mức 1.369,9USD/ounce và giá vàng trong nước ở mức 33,26 triệu đồng/lượng thì giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi là 460.000 đồng/lượng theo tỉ giá "chợ đen" và cao hơn đến 1,16 triệu đồng/lượng theo tỉ giá NH.
Trong khi đó, giá vàng thế giới được dự báo nhiều cơ hội còn tiếp tục tăng giá lên trên 1.400USD/ounce. Do đó, khó có thể có cơ hội cho hoạt động xuất khẩu vàng từ nay tới cuối năm. Và như vậy, không thể trông chờ vào việc tăng cung USD trong nước, ổn định tỉ giá dựa vào họat động xuất khẩu vàng như hồi giữa quý III vừa qua.
Dựa vào nguồn nào?
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là nguồn cung giúp ổn định thị trường sẽ được lấy từ đâu? Hiện các nguồn cung ngoại tệ truyền thống chưa có tín hiệu khởi sắc.
Chưa có thông tin
nào cải thiện mang tính đột phá ở cả ba nguồn là đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và nguồn kiều hối. (Nguồn kiều hối năm nay dược dự báo có thể tăng khá so với năm ngoái, song người dân ngày càng có tâm ý tích trữ USD từ nguồn này).
Trong khi đó, thâm hụt thương mại tới nay vẫn là một bài toán khó giải. Thâm hụt cán cân thương mại, theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2010 có thể lên tới con số 10,1 tỉ USD và ván cân thanh toán tổng thể có thể cao hơn, ở mức 4 tỉ USD.
Điều này bên cạnh việc gây áp lực lên tỉ giá vào cuối năm mà theo NH Phát triển Châu Á (ADB) còn làm cho dự trữ ngoại hối của VN khó có khả năng tăng mạnh. Theo con số được cơ quan này công bố vào ngày 15.10 thì dự trữ ngoại hối của VN chỉ ở mức 2 tháng nhập khẩu (tương đương 8 tuần nhập khẩu).
Con số này đã gây giật mình cho nhiều người bởi hồi tháng 6 khi IMF đưa ra con số dự trữ ngoại hối VN ở mức 7 tuần nhập khẩu, Thủ tướng Chính phủ ngay sau đó tại Hội nghị CG giữa kỳ hồi tháng 7 đã khẳng định lại con số này ở mức 9 tuần nhập khẩu.
Tiếp đó, NHNN cũng thông báo việc tiếp tục mua được hơn 1 tỉ USD. Hoạt động mua vào này cũng được thực hiện trong suốt quý III vừa qua. Hiện vẫn chưa có con số mới nhất về dự trữ ngoại hối từ phía NHNN, song nếu thực sự dự trữ ngoại hối của VN chỉ ở mức 8 tuần nhập khẩu (mức an toàn là 12 tuần nhập khẩu) sẽ là áp lực không nhỏ cho tỉ giá thời gian tới.
Thêm vào đó, các khoản vay đáo hạn trong quý IV năm nay và cầu USD để các DN tích trữ hàng hóa cho quý I năm tới sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường ngoại tệ cuối năm nay. Trong khi câu hỏi về nguồn ngoại tệ để áp ứng những nhu cầu này từ đâu vẫn chưa tìm được câu trả lời.
Theo
Lưu Thuỷ
Lao động
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 313
- Truy cập hôm nay: 5610
- Lượt truy cập: 7796017