Vỡ nợ suy cho cùng không tồi tệ như nhiều nhà hoạch định chính sách lo lắng. Achentina cho đến nay đã mạnh hơn rất nhiều từ khi tuyên bố vỡ nợ, tiến hành tái cấu trúc.
Cuối cùng Ireland đã chọn giải pháp nhận tiền giải cứu sau khi từ chối trong liên tiếp nhiều tuần.
Thế nhưng ngay cả khi châu Âu đã cố gắng ngăn khủng hoảng nợ, các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách tranh cãi nhiều hơn về việc lựa chọn nào sẽ tốt và công bằng hơn. Nhóm nền kinh tế yếu nhất có thể tuyên bố vỡ nợ.
Nhiều chuyên gia hiện nhận xét các chương trình giải cứu chỉ giúp trì hoãn điều tất yếu sẽ xảy ra. Thay cho việc tiếp tục làm yếu các nền kinh tế với kế hoạch cắt giảm ngân sách mạnh tay, các chuyên gia phân tích cho rằng chính phủ nhiều nước nên đối thoại với các trái chủ và buộc họ chấp nhận thua lỗ đối với các khoản đầu tư.
Rủi ro của lựa chọn trên tất yếu sẽ là nhà đầu tư hoảng sợ, thị trường tài chính trở nên căng thẳng hơn ở thời điểm kinh tế toàn cầu vẫn còn quá khó khăn.
Thế nhưng việc vỡ nợ có tổ chức sẽ giúp giảm lượng nợ mà các nước đang gánh cũng như các kế hoạch hỗ trợ tài chính, kinh tế sẽ phục hồi nhanh hơn và tránh khả năng vỡ nợ bắt buộc trong quá trình tái cơ cấu.
Ông Rubin nói: “Việc giúp các chủ nợ không chịu ảnh hưởng tiêu cực nào dẫn đến rủi ro đạo đức và khiến rủi ro lên cao. Thế nhưng việc buộc các chủ nợ chịu thiệt sẽ khiến lãi suất trên thị trường tương lai tăng và tạo ra ảnh hưởng lan truyền xấu ra nhiều nơi khác.”
Thêm dấu hiệu cho thấy chính sách đang trở nên bất lợi đối với các trái chủ khi trong tháng này, Thủ tướng Đức, với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, đã cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu rằng các trái chủ cần chấp nhận một phần rủi ro từ các chương trình giải cứu.
Tuyên bố trên của bà Merkel lập tức khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu và bà Merkel buộc phải ngừng lại. Thế nhưng quan điểm của bà đã được những người đang tham gia tranh luận về hướng giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu chú ý ở thời điểm châu Âu, sau khi dành cho Ireland khoản vay từ 109 đến 123 tỷ USD, đang hướng tới nền kinh tế yếu kém của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Nhiều người chỉ ra rằng Achentina và Nga vào năm 2002 và năm 1998, đã mạnh hơn sau khi tái cơ cấu lại các khoản nợ. Cả 2 nước đã trút được món nợ nước ngoài sau khi hạ giá đồng tiền và phục hồi trở lại.
Ngay cả như vậy, bất kỳ cuộc đối thoại nào liên quan đến vỡ nợ hay tái cơ cấu nợ, vẫn bị giới chức kinh tế hàng đầu tại Athens và Dublin nguyền rủa. Họ sợ hãi sau đó sẽ bị trừng phạt tài chính hay không thể tiếp cận được với các nguồn vốn.
Tuy nhiên không giống như Achentina hay Nga, chính phủ Ireland và nhiều nước châu Âu khác sử dụng chung đồng tiền chung châu Âu không thể hạ giá đồng tiền của họ và họ thiết công cụ này để vực kinh tế lại, tăng sức cạnh tranh thông qua xuất khẩu.
Tại Ireland, nước có nợ cao gấp 10 lần quy mô nền kinh tế và thiệt hại từ ngành ngân hàng làm tê liệt thanh khoản của Ireland, hiện không có nhiều sự thông cảm giành cho những bên đã cho các ngân hàng vay tiền.
Ông Peter Mathews, chuyên gia tư vấn trong ngành ngân hàng tại Dublin, cho rằng: “Những ai cho các ngân hàng vay tiền sẽ phải lãnh hậu quả.” Ông ước tính rằng việc yêu cầu các trái chủ chấp nhận thiệt hại khi nắm giữ tài sản trong ngân hàng sẽ giúp tiết kiệm cho chính phủ Ireland khoảng 15 tỷ euro.
Những ai ủng hộ quá trình tái cơ cấu cho rằng sẽ chỉ công bằng nếu các bên cho vay chấp nhận chia sẻ thiệt hại. Số tiền tiết kiệm cho phía chính phủ tương đương khoản tiền mà chính phủ lấy từ người dân trong 4 năm thông qua hình thức cắt giảm ngân sách hoặc tăng thuế để đưa thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% GDP từ mức 32% GDP hiện nay.
Ông Kenneth S. Rogoff, giáo sư kinh tế học đại học Harvard đồng thời là chuyên gia về khủng hoảng nợ công, nhận xét: “Hiện chẳng còn con đường tái cơ cấu nợ nào dành cho Hy Lạp và Tây Ban Nha.”
Theo các chuyên gia, nếu không thể tránh được khả năng trên, tại sao không thực hiện nó từ bây giờ.
Ngọc Diệp
Theo FT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 138
- Truy cập hôm nay: 1274
- Lượt truy cập: 7797401