Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Trung Quốc vung tiền “cứu” Châu Âu
2011-01-31 15:17:14

Châu Âu vừa mừng vừa lo nhìn người Trung Quốc vội vã mua tất cả những gì có thể từ lục địa này.

Khách hàng hữu nghị

Đợt bán hàng hạ giá mùa đông đã bắt đầu. Giống như nhiều khách du lịch Trung Quốc tới Châu Âu, chính phủ nước này cũng bắt đầu đi mua sắm.

Trong chuyến viếng thăm Châu Âu hồi đầu tháng 1, Phó Thủ tướng Lý Kế Quang công bố kế hoạch mua trái phiếu chính phủ giá rẻ tại Châu Âu, tương tự như các công ty Trung Quốc mua cổ phần tại các dự án hóa dầu Châu Âu, hàng chục ngàn xe hơi, thậm chí cả vài triệu euro rượu vang Tây Ban Nha và rồi cố chất sao cho thật đầy giỏ mua hàng.

Đây không đơn giản là liều thuốc hồi sinh cho ngành bán lẻ từ mấy tay nhà giàu mới nổi mà chính người Trung Quốc đang muốn mua được thật rẻ.

Một số thứ họ đang muốn tìm kiếm lại vô hình: lợi thế thương mại, trợ giúp chính trị và có lẽ quan trọng nhất là sự tồn tại của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone).

Trong mấy tháng gần đây, các lãnh đạo Trung Quốc không chỉ viếng thăm các nước lớn ở Châu Âu như Đức, Pháp và Anh mà cả những nước ở vùng rìa đang ngập trong khủng hoảng.

Trong mỗi chuyến đi tới các nước này (Thủ tướng Ôn Gia Bảo tới Hy Lạp vào tháng 10, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Bồ Đào Nha tháng 11 và Phó TTg Lý Kế Quang tới Tây Ban Nha tháng 1), Trung Quốc đều mang tới cùng một thông điệp: ủng hộ sự thống nhất Châu Âu, muốn đồng euro phát triển và sẽ mua trái phiếu để hỗ trợ các nước đang ngập trong nợ nần.

Trong bài viết trên tờ El Pais, Phó TTg Lý Kế Quang cho rằng Tây Ban Nha đang có một cơ hội kinh doanh “cực lớn”:

“Nếu 1,3 tỷ dân Trung Quốc mỗi người dùng một chai dầu ô liu hoặc uống vài ly rượu vang, Tây Ban Nha có sản xuất cả năm trời cũng không đủ thỏa mãn nhu cầu.”

El Pais viết thêm Tây Ban Nha đón chào ông Lý như một “Marshall mới”, ý muốn ám chỉ tới vị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã vạch ra chương trình tái thiết Châu Âu thời hậu chiến.

Tháng 10 năm ngoái chính quyền Italia treo đèn lồng và nhuộm đấu trường Colosseum ở Rome trong ánh đèn đỏ rực để đón chào TTg Ôn Gia Bảo.

Việc các lãnh đạo Châu Âu phải cầu cứu một nền kinh tế dù có lớn nhưng cũng chỉ bằng 1/3 Liên minh Châu Âu cho thấy Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ còn Châu Âu đang tụt lại nhanh đến thế nào.

Trung Quốc không thiếu lý do để giúp Châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất và nguồn nhập khẩu công nghệ và bí quyết quan trọng của mình.

Mua trái phiếu Châu Âu giúp Trung Quốc củng cố thị trường thiết yếu này, ngăn đồng euro trượt giá làm hàng xuất khẩu thêm đắt đỏ, bảo vệ các tài sản định giá bằng đồng euro và đa dạng hóa dự trữ ngoại hối.

Tuy vậy, chưa rõ Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu trái phiếu và chắc chắn ấy vẫn là chưa đủ để làm dịu bớt cơn hoảng loạn trên thị trường.

Lợi suất trái phiếu của các nước nằm ở rìa Châu Âu vẫn cao một cách đáng lo ngại bất chấp gói giải cứu Hy Lạp và Ireland. Bồ Đào Nha hoàn toàn có thể là nạn nhân tiếp theo.

Đối tác khó chịu

Rõ ràng tiền chẳng giúp Trung Quốc mua được thiện cảm từ Châu Âu.

Nỗ lực của Cao ủy ngoại giao EU Catherine Ashton mở lại cuộc tranh luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 dường như chẳng đi đến đâu.

Và dù Phó TTg Lý Kế Quang có ca ngợi Tây Ban Nha là “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở Châu Âu thì Madrid vẫn cử đại sứ tới buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình cho Liu Xiaobo như mọi đại sứ ở Nauy của các quốc gia thành viên EU khác.

Có lẽ Châu Âu đang ngày càng gay gắt với Trung Quốc khi bàn về các vấn đề kinh tế: trị giá đồng nhân dân tệ, khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp Châu Âu, lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm và việc Trung Quốc dành lấy các tài sản trí tuệ của phương Tây bất kể bằng con đường chính thức hay phi chính thức.

Ở Pháp, người ta đang kêu gọi điều tra liệu Trung Quốc có đứng đằng sau vụ gián điệp thương mại nhằm vào công nghệ xe điện của Renault hay không.

Châu Âu và Mỹ đang nâng cấp hệ thống phòng thủ điện tử của mình phần lớn là vì rất nhiều vụ đột nhập trên mạng tình nghi là từ Trung Quốc.

Ngay cả một cơ quan cực kỳ ủng hộ kinh tế thị trường như Ủy ban Châu Âu, vốn coi dỡ bỏ hàng rào thương mại trong nội bộ Châu Âu là nhiệm vụ thiêng liêng của mình, cũng bắt đầu có thái độ bảo hộ thương mại đối với Trung Quốc.

Cao ủy phụ trách công nghiệp Antonio Tajani đã kêu gọi xem lại các khoản đầu tư nước ngoài “có thể gây nguy hiểm”. Động thái này theo sau nỗ lực (bất thành) mua lại nhà sản xuất cáp quang Hà Lan của một công ty mờ ám ở Trung Quốc.

Cao ủy về thương mại Karel De Gucht đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa Trung Quốc nếu nước này không chịu mở cửa cho các nhà thầu Châu Âu tham gia các gói thầu của chính phủ.

Một trong những lý do là quyết định của Ba Lan dành cho một công ty Trung Quốc gói thầu xây dựng một tuyến đường EU tài trợ.

Các biện pháp trên có được áp dụng hay không còn phụ thuộc vào cán cân quyền lực giữa các nước “phương Bắc” chủ trương tự do hóa thương mại và các nước “phương Nam” chủ trương bảo hộ thương mại.

Tuy vậy tình thế đang thay đổi. tháng 9 năm ngoái các lãnh đạo Châu Âu đồng thuận rằng quan hệ với Trung Quốc nên dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”.

Tình bạn cần gì?

Sự nổi lên của Trung Quốc phản ánh sự đi xuống của chính Châu Âu.

Cho đến gần đây giới kinh tế còn tranh luận xem liệu Châu Âu có thể theo kịp Mỹ thì nay cuộc tranh luận đã chuyển thành liệu Châu Âu có thể tiếp tục giàu có hơn Trung Quốc.

“Không chỉ về vấn đề quy mô kinh tế mà Trung Quốc còn rất rắc rối,” một quan chức Châu Âu nói.

Nước này không chỉ đe dọa các công ty giày dép hay may mặc tầm trung của Châu Âu mà còn nhanh chóng tiến lên sản xuất cả ô tô, tàu hỏa và có lẽ sẽ sớm chế tạo cả máy bay.

Đúng là người Trung Quốc thích xe BMW và túi Gucci. Nhưng liệu Châu Âu có thể sống được chỉ nhờ hàng xa xỉ và kỹ thuật cao như một Thụy Sỹ với quy mô lục địa?

Đúng là EU nên đòi hỏi “có đi có lại” nhưng mọi việc chỉ nên nằm trong chừng mực của nó. Khởi đồng một cuộc chiến tranh thương mại sẽ còn khiến EU thiệt hại nhiều hơn.

Người tiêu dùng mua đắt hơn, nguồn thu thuế bị ảnh hưởng và doanh nghiệp mất thị trường.

Điều Châu Âu cần là mở cửa thị trường và đưa ra các luật lệ rõ ràng hơn. Đây cũng là điều cần thiết với Trung Quốc hơn nhiều so với mớ trái phiếu đầy rủi ro kia.

Minh Tuấn
Theo Economist



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 166
  • Truy cập hôm nay: 4415
  • Lượt truy cập: 7800542