Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng không phải nền kinh tế mạnh thứ 2. Vị thế mới cũng ràng buộc Trung Quốc với trách nhiệm mới.
Chính phủ Trung Quốc lo ngại thông tin về xếp hạng kinh tế mới sẽ mang đến cho nước này những ràng buộc không muốn có đối với một đất nước mà nhiều người vẫn còn nghèo khó.
People’s Daily, một trong những tờ báo lớn nhất của Trung Quốc trong ngày hôm nay, đã giật tít: “Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng không phải nền kinh tế mạnh thứ 2.”
Tại Nhật, khoảnh khắc được coi như một dấu hiệu về sự suy yếu. Ông Shintaro Ishihara, thị trưởng thành phố Tokyo, nói: “Cũng hoàn toàn tự nhiên khi kinh tế Trung Quốc vượt qua kinh tế Nhật nếu xét đến việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ và dân số lớn hơn rất nhiều.”
Trước đây ông từng là một tiếng nói đầy tự hào của một đất nước đầy sự tự mãn, đồng tác giả của cuốn sách được xuất bản trong thời kỳ bong bóng năm 1989: “Đất nước Nhật có thể nói không” và nay ông nói về vị thế của Nhật với một nỗi buồn: “Thật không may rằng nhiều dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của Nhật đằng sau xếp hạng đó.”
Phản ứng trái chiều của 2 nước phản ánh sự thật rằng Trung Quốc vẫn tuột lại so với Nhật trên nhiều phương diện và sự thật rằng sự phụ thuộc lẫn nhau của họ khiến họ vừa trở thành đối tác cũng như đối thủ về kinh tế.
Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/10 so với Nhật. Ngân hàng Thế giới ước tính khoảng 100 triệu người Trung Quốc gần tương đương dân số Nhật sống dưới mức 2USD/người/ngày.
Ông Robin Li, giám đốc điều hành của công ty sở hữu công cụ tìm kiếm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, nói: “Hiện vẫn đang tồn tại sự thật không thể chối bỏ rằng Trung Quốc vẫn chưa thể tạo ra những doanh nghiệp với sức ảnh hưởng thật sự lên toàn thế giới như Toyota hay Sony để tương xứng với vị trí thứ 2 của nền kinh tế.”
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhật nhấn mạnh, vị thế kinh tế Nhật sẽ còn thấp hơn nều không nhờ vào xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và lượng khách du lịch Trung Quốc đổ xô sang Nhật.
Ông Masayoshi Son, phát ngôn viên của thế hệ lãnh đạo mới tại Nhật, nói: “Tôi nghĩ GDP Trung Quốc sẽ gấp đôi GDP Nhật sau 8 năm tới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang đến cả cơ hội. Nếu thêm nhiều công ty Nhật coi đây như yếu tố tích cực, triển vọng kinh tế Nhật sẽ sáng sủa hơn.”
Triển vọng đối nghịch của một Trung Quốc mạnh lên và Nhật yếu đi thể hiện rõ ràng trong khảo sát của công ty Nielsen đối với niềm tin của người tiêu dùng trên toàn cầu thực hiện tại 52 nước và kết quả được công bố vào tháng trước.
Người tiêu dùng Trung Quốc lạc quan nhất, chỉ số niềm tin trên 100 trong khi đó chỉ số niềm tin trung bình toàn cầu ở mức 90. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Nhật chỉ khiêm tốn ở mức 54. Chỉ số niềm tin người Mỹ đạt 81.
Vị thế mới – trách nhiệm mới
Đối với Trung Quốc, vị trí thứ 2 đồng nghĩa với nhiều vần đề khác. Trung Quốc đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng dự trữ ngoại hối 2,85 nghìn tỷ USD để giúp bình ổn một số nước đang gặp khó khăn như Hy Lạp bằng cách mua trái phiếu của họ.
Các quan chức kinh tế trong khi đó chỉ trích Mỹ về việc chính sách tiền tệ nước này sẽ ảnh hưởng xấu đến dự trữ nợ chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ.
Thế nhưng Bắc Kinh lo lắng chính phủ các nước phát triển sẽ gây sức ép đối với nước này đối với trách nhiệm về vấn đề môi trường, cắt giảm khí thải các bon cũng như chính sách tiền tệ.
Mùa hè năm 2010, khi kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật tính theo tổng GDP quý, giới truyền thông chính thức đã loan tin về cái mà họ coi như trách nhiệm của Trung Quốc. Lý thuyết này, theo một chuyên gia Trung Quốc phát biểu với Tân Hoa Xã, được đưa ra để làm chậm lại và kiểm chứng sự phát triển của Trung Quốc.
Sự mâu thuẫn về tư tưởng tồn tại rõ ràng trong phản ứng của công chúng Trung Quốc. Ông Zheng Maohua, một quan chức chính phủ Trung Quốc đã về hưu hiện đang sống tại Bắc Kinh nói: “Có thể sẽ có người vui vẻ về điều này, nhưng tôi không trong số họ. Mốc mới của GDP không phản ánh đúng về xã hội: đất nước giàu, người dân nghèo.”
Khi ở vị trí thứ 2 vào đầu thập niên 1980 và đầu 1990, Nhật đương đầu với áp lực tương tự Trung Quốc hiện nay, thế giới ràng buộc Nhật với nhiều trách nhiệm. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vai trò nền kinh tế lớn nhất châu Á, Nhật không còn đương đầu với áp lực từ nhóm nước phương Tây về chính sách hay yêu cầu mở cửa thị trường, dù thặng dư thương mại Nhật với Mỹ vẫn cao.
Đối với nhiều người khác, cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn trong việc định nghĩa về vai trò của Nhật và hình ảnh trong kỷ nguyên ở vị trí thứ 3 thế giới. Một chính trị gia mang tầm ảnh hưởng lớn của Nhật đã khiến công chúng ngạc nhiên trong năm ngoái với cuốn sách mang tựa đề: “Chúng ta có cần phải ở vị trí số 1?”
Nội dung cuốn sách khuyến khích người Nhật hài lòng với việc Nhật không cần phải đi đầu trong mọi thứ để được coi như thành công.
Nhật hiện tập trung nhiều hơn vào cách thức định nghĩa thành công khác, không thiên quá nhiều về định lượng. Nhật vẫn tăng được tầm ảnh hưởng lên thế giới. thế nhưng không quá quan tâm vào lĩnh vực gây căng thẳng như công nghệ chiến lược và còn kém quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao.
Ý niệm về Nhật như trung tâm sáng tạo và đổi mới, từ xe ô tô động cơ hybrid cho đến trò chơi 32, tương phản với hình ảnh đất nước chuyên bắt chước thiết kế và công nghệ của nước khác và sau đó vượt qua họ với khả năng sản xuất tiên tiến. Trung Quốc hiện đang “vinh dự” được gắn với danh hiệu này.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật, từng nổi tiếng với việc phác thảo ra chính sách công nghiệp đã giúp các công ty sản xuất Nhật thống trị thế giới, hiện nay đang tổ chức Ủy ban thúc đẩy sáng tạo các ngành để tăng sức hút của các hình tượng hoạt hình, manga và trò chơi điện tử Nhật.
Ông Motohisa Ikeda, quan chức phụ trách thương mại thuộc bộ, nói: “Chúng tôi chú trọng đến chất lượng hơn số lượng. Nhật vẫn là nước giàu có xét trên nhiều phương diện của từ đó.”
Ngọc Diệp
Theo Nytimes, WSJ
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 101
- Truy cập hôm nay: 4220
- Lượt truy cập: 7800347