Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Nga “kiếm bộn” khi giá dầu cao
2011-03-12 10:23:05

Dù hậu quả cuối cùng của bất ổn xã hội tại thế giới Ả rập là gì đi nữa, đến nay có một người chiến thắng về mặt kinh tế đó là Thủ tướng Nga Vladimir V. Putin.

 

Với việc giá dầu tăng cao, đồng Rúp của Nga đã tăng giá nhanh hơn so với USD trong năm nay hơn bất kỳ đồng tiền nào khác, và điều này rất có tác dụng trong việc kiềm chế lạm phát trong năm bầu cử này.

 

Chứng khoán của Nga cũng lên điểm: chỉ số Micex đóng cửa tuần trước ở mức 1.781, tăng gần 6% so với đầu năm. ( Thứ hai là ngày nghỉ lễ của Nga).

 

Tuy nhiên, Nga không thể lấp đầy được khoảng thiếu hụt trong sản xuất dầu của toàn cầu được vì nước này không còn có giếng dầu mới nào để có thể tăng sản lượng khai thác. Hiện Nga đang khai thác dầu ở mức cao nhất.

 

Nhưng khi đóng cửa tuần trước ở mức giá 114 USD, giá mỗi thùng dầu thô Ural, loại dầu xuất khẩu chính của nước này, đã tăng giá 24% so với hồi đầu năm.

 

Tuần trước, Thủ tướng Putin đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nga, Aleksei L.Kudrin, cuộc hội đàm được phát sóng toàn quốc về lợi ích của Nga trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu.

 

Ông Kurin đồng ý với nhận định này và chú thích thêm rằng nếu giá dầu tiếp tục giữ ở mức này, Nga có thể bù lại được quỹ thịnh vượng quốc gia lần đầu tiên kể từ mùa hè 2008, khi cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu.

 

Ông Kurin báo cáo: “Một trong những phương tiện đầu tư quốc gia là Quỹ dự trữ có thể đạt 50 tỷ USD vào cuối năm nay”.

 

Chỉ vài tháng trước đây, khi Nga đưa ra ngân sách năm 2011, nước này đã dự đoán quỹ này sẽ nhanh chóng bị cạn.

 

Nga, tất nhiên, không cần phải nhìn lại xa hơn năm 2008 để thấy giá dầu lập đỉnh và sau đó giá đã giảm chóng mặt. Nhưng hiện tại, năng lượng của Nga đang hết sức thuận lợi.

 

Nga cũng hiểu được rằng sự ổn định chính là lý do mà hãng năng lượng khổng lồ của Pháp Total đã cho biết tuần trước là họ đồng ý mua 12% của một công ty sản xuất khí tự nhiên độc lập của Nga, Novatek, và tham gia vào một dự án khí hóa lỏng ở Russian Arctic.

 

Ông Margerie cho biết : “Công ty cam kết đầu tư 4 tỷ USD vào một dự án liên doanh với Nga vì Nga có một môi trường đầu tư an toàn hơn những nơi khác”.

 

Các chuyên gia về dầu cho biết công suất sản xuất dầu toàn cầu vẫn lớn hơn nhiều so với nhu cầu nhưng giá tăng hiện nay chủ yếu là do yếu tố tâm lý. Những lo ngại xung quanh bạo loạn tại Libya đang lan tràn trong các thành viên của nhóm OPEC, mà chủ yếu là các nước Ả Rập.

 

Nga không chỉ nằm ngoài nhóm OPEC, và cũng không chịu sự hạn chế sản xuất của các cartel dầu mỏ, nhưng Nga có lực lượng cảnh sát mật hoạt động mạnh với dân số già, do đó ít bị tổn thương hơn với sự bùng nổ bất ổn xã hội.

 

Nga đã từng cạnh tranh với Ả rập Saudi, thành viên của nhóm OPEC, để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

 

Mặc dù, Saudi có công suất sản xuất lớn hơn và dự trữ nhiều hơn, Nga đơn giản chỉ là khai thác thêm dầu.

 

Nếu gộp chung cả dầu và khí gaz tự nhiên, Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.

 

Nước nào ở vị trí cao nhất về dầu phụ thuộc vào Saudis điều chỉnh lượng sản xuất của mình, với việc mở các giếng dầu và các đường ống dầu chưa dùng đến, Saudis có thể làm giảm nhiệt cơn sốt giá dầu toàn cầu.

 

Với tư cách là thành viên lớn nhất của nhóm OPEC, Ả Rập Saudi mới là người cầm trịch trong việc điều chỉnh giá dầu toàn cầu bằng việc điều chỉnh lượng sản xuất của mình.

 

Nếu Saudi mở van dầu trong thời gian bất ổn, Nga sẽ rơi xuống vị trí thứ hai trong các nước sản xuất dầu – nhưng vẫn được hưởng lợi lớn nhờ giá cao.

 

Nga vẫn còn có khả năng đầu tư để tăng thêm một chút sản lượng- nhưng khi thực hiện điều này bên ngoài OPEC thì cũng ít khả năng tác động trực tiếp tới giá cả và sản lượng chung.

 

Các quan chức Nga cho biết sản lượng dầu có thể khai thác thêm thực tế rất khó đạt được bởi vì những mỏ dầu này nằm ở rất xa phía bắc Nga. Phần lớn sản lượng dầu khai thác được hiện nay từ những mỏ dầu ở Siberia mà đã đông cứng dưới tầng băng vĩnh cữu nếu như không ai đụng đến chúng.

 

Và người Nga chắc chắn sẽ cho rằng nếu việc khai thác những mỏ dầu mới ở biển Bắc Cực thật đắt đỏ thì sẽ là không khôn ngoan khi họ khai thác chúng rồi sau đó lại phải đóng cửa.

 

Didier Houssin, giám đốc phụ trách các thị trường năng lượng và an ninh tại cơ quan năng lượng quốc tế tại Paris, cho biết:” Nga đang sản xuất hết công suất dựa trên một cơ sở ổn định “.

 

Về mặt dài hạn hơn đối với Nga, các chính sách có thể khuyến khích hay cản trở đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ sẽ quyết định lượng dầu mà nước này có thể cung cấp cho thị trường toàn cầu.

 

Các cơ quan năng lượng dự báo sản lượng năng lượng của Nga sẽ ổn định như hiện nay trong vòng 5 năm tới, nhưng sẽ cần phải đầu tư thêm khi mà những mỏ dầu miền tây Siberia, đã từng khai thác ở mức độ đỉnh cao những năm trước đây, đang trên đà suy giảm.

 

Về mặt này, những bất ổn ở Trung Đông sẽ mang lợi những lợi ích lâu dài hơn cho Matxcova hơn là đẩy giá dầu lên đỉnh, bởi vì nghành công nghiệp dầu mỏ phương Tây sẽ chuyển hướng sang đầu tư vào Siberia và vùng biển Bắc Cực của Nga.

 

Hãng dầu mỏ khổng lổ của Anh BP đã đề cao sự tương đối ổn định hơn của Nga so với khu vực OPEC, khi mà tháng 1/2011 BP đã công bố khoản đầu tư 7,8 tỷ USD vào công ty dầu mỏ vốn nhà nước Rosneft của Nga và tham gia vào tìm kiếm mỏ dầu ở vùng biển Bắc Cực.

 

Cuối tháng trước, Exxon Mobil, hãng dầu mỏ lớn nhất của Mỹ, cũng đã ký thỏa thuận khai thác dầu ngoài khơi biển Đen với Rosneft.

 

Những bất ổn tại Bắc Phi cũng đã làm tăng thế mạnh của Nga trong đàm phán với châu Ân về việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên và chính trị đường ống dẫn dầu – mặc dù các quan chức Nga không hay nhấn mạnh về điểm này trong đàm phán.

 

Aleksei B. Miller, giám đốc điều hành của Gazprom, trong chuyến viếng thăm thủ đô các nước châu Âu cuối tháng trước, cho rằng: “Người Châu Âu cần phải xem lại vị thế của mình đối với đề nghị về đường ống dẫn dầu của Nga, trong bối cảnh tình hình tại Bắc Phi hết sức bất ổn, khu vực mà đang cạnh tranh với Nga về đường ống xuất khẩu dầu sang Châu Âu.

 

Nga đang xây dựng một đường ống dưới biển Baltic tới Đức gọi là Nord Stream, và dự kiến sẽ xây dựng một đường ống tương tự dưới biển Đen tới Bulgaria.

 

Nga cho rằng : “Việc xây dựng những đường ống dẫn dầu này sẽ làm giảm rủi ro khi vận chuyển dầu trên mặt đất qua các nước trung tâm châu Ân vốn không thân thiện với Nga, nhưng một số chính phủ Châu Âu lại đưa ra trở ngại như đòi chi phí cao và các điều kiện chính trị đối với những dự án này”.

 

Khi Thủ tướng Putin thăm Brussel vào tháng trước, ông ấy đã có những lập luận mới về những đường ống dẫn dầu này, mà ông ấy đã bảo vệ những quan điểm này trong nhiều năm: “Tôi luôn tự tin cho rằng những lợi ích dài hạn của nền kinh tế châu Âu song hành cùng với năng lượng của chúng tôi. Và không có gì tốt hơn là sự ổn định”.

 

Hà My

Theo Nytimes





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 158
  • Truy cập hôm nay: 4958
  • Lượt truy cập: 7801085