Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Cách xử lý về tỷ giá của NHNN là rất hợp lý
2009-11-27 09:32:17

TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch Hội DNVVN đã có những đánh giá, bình luận xung quanh dưới góc độ chuyên gia về quyết định của Ngân hàng nhà nước vừa qua.
 
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về động thái điều hành vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, động thái này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường và nền kinh tế?
 
Tôi cho rằng động thái này là rất đúng lúc biểu hiện điều hành chính sách tiền tệ theo cung cầu thị trường. Thứ hai, nó đã góp phần giải quyết tâm lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, kể cả Ngân hàng thông thoáng hơn, hợp lý hơn cho việc huy động vốn, đáp ứng USD cho nền kinh tế. Đây là chủ trương kịp thời và có nhiều cái lợi.
 
Đối với doanh nghiệp, khi đầu vào tăng lên, chi phí tăng lên thì giá thành cao và lợi nhuận co lại. Theo tôi, con số 1% không ảnh hưởng lớn, đổi lại việc đáp ứng vốn tốt hơn. Với doanh nghiệp, ngoài câu chuyện lãi suất thì còn yêu cầu có số vốn kịp thời, đáp ứng vốn nhanh để chớp thời cơ, cơ hội kinh doanh.

Với quyết định vừa qua thì ngân hàng không phải đối tượng hưởng lợi nhiều nhất, nhưng rõ ràng thời gian qua cho vay- huy động đã rất sát nhau. Việc tăng lãi suất giúp khả năng huy động vốn của ngân hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế tốt hơn.

Tuy nhiên quyết định này đưa ra khá bất ngờ khi mà trước đó thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố giữ ổn định các chính sách tiền tệ đến hết năm 2009?

 Cái này có 2 lý do, thứ nhất, vì cung cầu USD cho thị trường, sức ép về tỷ giá trên thị trường; cung cầu vốn cho thị trường, sức ép đối với LSCB trên thị trường ở mức nhiều nội dung và sức ép ngày càng tăng.

 Thứ hai, chúng ta điều hành theo tư tưởng đã từng tuyên bố là linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Vừa  qua, những tín hiệu thị trường kể cả lãi suất và tỷ giá đều đỏi hỏi sự đáp ứng mới, chúng ta điều chỉnh lại đảm bảo cho 2 nội dung này được tốt hơn.

  Như ông vừa nói, lãi suất tăng khiến giá thành tăng, vậy ông đánh giá gì về lo ngại lạm phát sẽ tiếp tục xảy ra?

 Theo tôi, CPI tháng 12 sẽ tăng, không chỉ tăng do yếu tố này mà là thời điểm cuối năm vốn tăng lên, chỉ số giá vàng, USD, lãi suất tăng làm giá đầu vào làm chỉ số giá tăng lên. Thông thường theo quy luật, tháng 12, quý IV bao giờ chỉ số giá cũng tăng.

Tháng 12 tăng lên so với tháng 11 là tất yếu nhưng nó mức tăng vẫn đang ở ngưỡng an toàn, chưa có gì lớn, có thể “gây sốc” cho nền kinh tế. Chúng ta vẫn đảm bảo lạm phát khoảng 7% trong năm nay.

Còn với năm 2010, những tác động này có độ trượt xa. Năm sau, dự kiến nền kinh tế thế giới, trong nước khôi phục lại cần vốn rất lớn. Ngoài ra, sang năm chúng ta sẽ dùng chính sách tài khóa nhiều hơn, vốn cấp ra cho công trình nhiều hơn, dùng chính sách tiền tệ ít đi. Tất nhiên chúng ta đã lường trước được điều này và có biện pháp đề phòng.

 Vậy quyết định vừa qua của NHNN về lãi suất và tỷ giá, liệu có làm  ảnh hướng đến kênh đầu tư khác hay không?
Nói chung là có ảnh hưởng. Khi mà giá USD, giá vàng, lãi suất USD, phụ thuộc vào tỷ giá và lãi suất nên việc điều chỉnh lên thì lãi suất huy động, cho vay, tỷ giá tăng khiến giá vàng tăng lên, nó góp phần cho thị trường chứng khoán có thể có những biến động.

Những biến động này có thể làm luồng vốn vào thị trường chứng khoán giảm đi, tuy nhiên nếu biễn biến tốt nó lại tăng lên. Trong trường hợp ngân hàng huy động vốn được nhiều, đáp ứng vốn cho nền kinh tế tốt hơn thì vốn đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp chảy vào thị trường chứng khoán.

 Nhưng nếu chưa huy động được vốn, vốn phải tập trung cho sản xuất kinh doanh thì vốn vào TTCK sẽ ít hơn.

 Giải pháp về ngoại hối, việc yêu cầu các doanh nghiệp bán USD ra có phải là kết hối không thưa ông?

Chủ trương yêu cầu các Tập đoàn, doanh nghiệp có nhiều USD bán cho NH và DN nhập khẩu là đúng. Đây là chủ trương đúng không chỉ NHNN mà của Chính Phủ vì khi DN có được USD từ hàng xuất khẩu không phải mình DN đó làm mà là đóng góp của rất nhiều chính sách của xã hội. Vì vậy, đơn vị ấy phải có trách nhiệm bán lại cho nhà nước để lấy đó cho đơn vị nhập khẩu.

 Tất nhiên đây không phải kết hối nhưng vì yêu cầu quản lý chung phải đảm bảo lợi ích chung nên việc điều hành, hướng xử lý vấn đề này phải rất linh hoạt, hợp lý.

Dưới góc độ là một chuyên gia, ông đánh giá thế nào về hướng xử lý giảm biên độ tỷ giá từ 5% về 3% và nâng tỷ giá trần thay vì nới tiếp biên độ?

 Tôi cho rằng đây là cách xử lý rất hay vì trước đây chúng ta dâng lên 5% nhưng tỷ giá trần chỉ có hơn 16.900 rất bất hợp lý. Dù biên độ 5% nhưng các ngân hàng vẫn dâng lên kịch trần và cung cầu ngoại tệ vẫn không gặp nhau, xảy ra một số hiện tượng “ lách luật”.

 Với biện pháp điều hành, rút biên độ tỷ giá về +/3% với tỷ giá trần 18.500 sát với thị trường, rất thông thoáng phản ánh đúng cung cầu. Trên cơ sở này các doanh nghiệp ngân hàng với mới chủ động sản xuất kinh doanh, không lo về tỷ giá nữa.
 
Nhưng như vậy cũng xuất hiện một lo lắng là lúc nào đó biên độ tỷ giá lại được nới về mức 5%, mức cũ trong khi tỷ giá trần liên ngân hàng đã ở mức khá cao là 18.500 ?
 
Tất nhiên việc công tác điều hành là rất linh hoạt, không nên cố định. Tôi khẳng định mức biên độ 3% và 18500 vừa qua là cách xử lý hay và hợp lý.
 
Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,350.004,930.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,445.504,045.50
100g ABC Bullion Bar
14,209.5012,909.50
1kg ABC Bullion Silver
1,703.301,353.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 401
  • Truy cập hôm nay: 9596
  • Lượt truy cập: 7759498