Hệ thống ATM tạo thuận lợi cho khách hàng chứ không hẳn giảm tải công việc của ngân hàng . Về nguyên tắc hay về mặt pháp lý thì các NH đuợc quyền tự quyết trong việc quyết định về việc thu phí, kể cả phí rút tiền ATM. – Chủ tịch Hội Thẻ Nguyễn Thu Hà cho biết.
Thông tin từ Hội Thẻ cho biết, ngay từ đầu tháng 6, khách hàng có thể sẽ phải trả phí khi rút tiền tại cây ATM của ngân hàng (NH) mình mở thẻ và phải trả 5.500 đồng/lần giao dịch ở cây ATM của NH khác thay vì mức 3.300 đồng như hiện nay. Đây là lần thứ tư Hội Thẻ đặt ra vấn đề thu phí của chủ thẻ rút tại chính máy ATM của ngân hàng phát hành.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Hà, chủ tịch Hội Thẻ để làm rõ hơn các vấn đề xoay quanh đề nghị này.
Càng nhiều cây ATM, càng lỗ lớn
- Thưa bà hiện nay có luồng thông tin rằng là Hiệp hội thẻ Việt Nam cũng như một số NH chuẩn bị thu phí nội mạng nối với các chủ thẻ khi sử dụng ATM. Xin bà xác nhận thông tin này từ phía Hiệp hội thẻ VN?
Bà Nguyễn Thu Hà: Khẳng định đầu tiên là tất cả các NH đã mong muốn được thu phí rút tiền tại ATM từ lâu rồi, bởi vì họ đầu tư rất lớn cho hệ thống ATM và cũng đã phục vụ khách hàng trong suốt 7-8 năm vừa qua.
Đầu tư để mua máy móc, mua thiết bị đi kèm như camera, như hệ thống chống trộm, hệ thống điện... là chi phí đầu tiên mà các NH đã phải bỏ ra và đầu tư. Chí phí thứ hai là bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị vận hành và chi phí sửa chữa thay thế khi hỏng hóc.
Chi phí thứ ba là đảm bảo hệ thống hoạt động 24 tiếng, bao gồm tất cả chi phí như đi tiếp quỹ, ôtô bảo vệ đi tiếp quỹ. Như vừa rồi cũng khá nhiều thông tin đã đăng tải về việc các máy ATM bị trộm cắp, bị phá hoại rồi chi phí giám sát để hệ thống vận hành liên tục.
Và cuối cùng là chi phí về tồn quỹ. Chi phí này hết sức lớn, mỗi một cây ATM bình quân có từ 600 triệu cho tới 1 tỷ đồng và với lượng ATM lớn như hiện nay, phải có một khối lượng tiền rất lớn nằm trong các cây ATM, sẵn sàng cho khách hàng rút được tiền.
Tóm lại các NH thấy rằng, tất cả những chí phí đầu tư và chi phí để có thể vận hành được cả một hệ thống ATM như vậy rất lớn mà hiện nay chưa thu được phí gì cả. Vì vậy, trong những năm qua, tất cả các NH mong muốn và đồng thuận là cần thiết phải có thu phí đối với việc rút tiền mặt.
Chưa kể việc thu phí rút tiền mặt để mọi người chuyển sang hình thức thanh toán mà chúng ta mong muốn hơn, đó là chúng ta dùng thẻ. Khách hàng có thể dùng thẻ để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ ở các cửa hàng, cửa hiệu, chứ không cần vào rút tiền mặt ra rồi lại thanh toán.
- Vậy có thể hiểu rằng, NH đang triển khai dịch vụ ATM là lỗ ?
Bà Nguyễn Thu Hà: Chính xác. Các NH đang triển khai dịch vụ ATM là lỗ và NH nào càng sắm nhiều ATM, càng đầu tư nhiều cây ATM thì lỗ lại càng lớn.
Trên thực tế chỉ có những NH lớn mới có đủ khả năng tài chính để có thể đầu tư cho hệ thống ATM, còn rất nhiều NH nhỏ hiện nay chỉ phát hành thẻ nhưng gần như không đầu tư để nuôi ATM.
- Như vậy, cũng có thể hiểu rằng liên quan đến dịch vụ ATM thì NH có thu phí, chẳng hạn như thu phí thường niên, thu phí làm thẻ và NH có thể sử dụngsố dư trong tài khoản của chủ thẻ. Vì vậy, chủ thẻ cũng có thể cho rằng là NH cũng có những lợi ích nhất định nếu như chỉ khai thác tốt dịch vụ ATM ?
Bà Nguyễn Thu Hà: NH cũng có những lợi ích nhất định, ví dụ đối với NH phát hành thì có thể họ cũng thu được một chút phí khi phát hành thẻ. Tuy nhiên, nhìn chung trên thị trường, hầu hết các NH miễn phí phát hành đối với thẻ ghi nợ nội địa, chỉ thu phí đối với thẻ tín dụng thôi. Còn đối với thẻ nội địa thì có thể nói 100% khách hàng được miễn phí.
Còn phí thường niên thì không phải NH nào cũng thu. Có thể khi các NH làm dịch vụ thì họ được quyền thu và thu cũng chỉ bù đắp một phần nào đó chi phí.
Rút tiền ATM lợi cho khách hàng hơn là ngân hàng
- Có thể hiểu rằng, nếu NH thu phí thì chủ thẻ có thể sẽ đến NH để giao dịch. Rõ ràng, sử dụng ATM là giảm áp lực về mặt công việc cho NH và cũng đem lại lợi ích của NH. Có thể dựa vào đó mà xem xét việc thu phí hay không thu phí?
Bà Nguyễn Thu Hà: Tôi nghĩ rằng, hệ thống ATM tạo thêm nhiều thuận lợi cho khách hàng chứ còn nói là giảm tải cho công việc của NH thì không hẳn. Bởi vì khách hàng đến quầy thì NH cũng chỉ có thể phục vụ trong vòng 8 tiếng giờ hành chính mà thôi. Còn với hệ thống ATM, để nó vận hành 24 tiếng thì các công việc chuẩn bị phía sau của NH còn tăng hơn rất nhiều.
Như vậy là giảm tải tại quầy nhưng không có nghĩa là đã làm giảm hết công việc cho NH, bởi vì muốn có tiền cho vào ATM thì các hộp tiền phải được sắp đặt phải rút ra rút vào và phải kiểm đếm, nên công việc tăng lên rất nhiều.
- Nhưng trên thế giới cũng rất nhiều nước không thu phí, rõ ràng là họ đã có một cách nào đấy...
Bà Nguyễn Thu Hà: Chính xác, bởi vì trên thế giới, không có nước nào dùng hệ thống ATM để trả lương và rút tiền mặt nhiều như ở Việt Nam. Người ta chỉ sử dụng hệ thống ATM để rút tiền mặt nhỏ, lẻ và cho những chi tiêu rất vặt vãnh quá nhỏ lẻ, còn hầu hết các tiền lương thì đều được trả vào tài khoản và từ tài khoản người ta dùng thẻ để đi chi trả và thanh toán. Có thể nói doanh số thanh toán phải chiếm tới 80-90% trong tổng chi tiêu của một khách hàng chứ không phải đi ra ATM để rút tiền và rồi lại dùng tiền đó đi chi trả.
- Nếu làm một thống kê thì có thể thấy rằng, hiện nay số dư tài khoản ở trong tài khoản của các chủ thẻ có thể đủ để bù đắp lại những khoản chi phí hay không?
Bà Nguyễn Thu Hà: Tôi nghĩ rằng NH cũng đã làm được một việc là thu hút các khách hàng gửi tiền nhàn rỗi của mình và tiền lương của mình vào tài khoản và NH có thể sử dụng các nguồn tiền đó để dùng cho sự phát triển kinh tế cũng như cho vay...
Tuy nhiên, tiền trong tài khoản có đủ bù chi phí để mà vận hành hệ thống thì không hẳn. Vì rất nhiều người có lương vào tài khoản là lập tức rút tiền ra hoặc chỉ để trong thời gian ngắn. Trong khi đó, NH lại phải đầu tư ngược lại tức là trên thị trường hiện nay có tới 11.500 máy ATM, trong mỗi máy có gần 1 tỷ. Như vậy, có thể nói là NH lại phải chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn đặt trong tất cả các máy ATM đó và 11.500 tỷ đang được nằm ở ngoài các kho di động cũng là chi phí rất lớn cho các NH.
Ngân hàng có quyền tự quyết
- Thưa bà, hiện nay có hàng triệu chủ thẻ vì chúng ta đã áp dụng cái việc trả lương theo thẻ như bà nói. Nhưng cũng có một số đối tượng và thành phần cũng rất đáng lưu ý trong bối cảnh lạm phát hiện nay, đó là những người nghỉ hưu, người làm công ăn lương hoặc công nhân ở các khu công nghiệp- một lượng rất lớn sử dụng thẻ. Thông thường, chúng ta có thể tính toán một lộ trình, phương án thu phí như thế nào cho hợp lý đối với những đối tượng chính Nhà nước hiện nay cũng đang phải hỗ trợ họ trong bối cảnh lạm phát.
Bà Nguyễn Thu Hà: Cái này cũng phụ thuộc rất lớn vào chính sách của từng NH đối với khách hàng của mình. NH cũng có những chính sách rất đặc biệt cho khách hàng của mình chứ không phải đổ đồng các khách hàng để mà áp dụng chung một mức phí. Thế nên, với những đối tượng hưởng lương ngân sách thì họ có thể đến NH để họ rút tiền chứ không nhất thiết là cứ phải ra ATM.
Còn NH cũng là đơn vị kinh doanh chứ không phải là 1 đơn vị hành chính sự nghiệp và càng không phải là một đơn vị công ích. Chính vì thế, khi cung cấp dịch vụ thì NH được quyền thu phí và mức phí đó cũng phải được tính ở mức độ hợp lý để chấp nhận được đối với khách hàng cũng như phù hợp với năng lực kinh doanh của NH, đảm bảo những chi phí bù đắp cho NH.
- Nhưng rõ ràng thu phí thì chất lượng dịch vụ ATM cũng như sự tiện lợi của NH phải đảm bảo phải tốt lên. Vậy có hay không chuyện ràng buộc giữa NH và chủ thẻ trong việc tăng phí và đảm bảo quyền lợi của cả đôi bên?
Bà Nguyễn Thu Hà: Tôi nghĩ rằng nếu NH thu được phí thì chắc chắn NH cũng sẽ có nhiều cơ hội, nhiều điều kiện để có thể bảo đảm cho hệ thống vận hành được tốt hơn. Mặc dù, ngay bây giờ, khi NH chưa đuợc thu phí thì là trách nhiệm của NH là đảm bảo những lợi ích tốt nhất, bảo đảm được chất lượng tốt nhất để khách hàng hài lòng.
- Đến thời điểm này với tư cách là một chủ tịch Hiệp hội thẻ Việt Nam thì bà nhận thấy động thái hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với đề nghị này như thế nào?
Bà Nguyễn Thu Hà:Tôi khẳng định luôn là chúng tôi không đề nghị với NHNN về việc thu phí bởi lẽ việc thu phí là quyền lợi của các NH. Luật tổ chức tín dụng cũng như là pháp lệnh về phí đều đã quy định rằng: Các tổ chức tín dụng được quyền thu phí khi cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng cho nên chúng tôi không xin phép NHNN về việc này.
- Như thế có nghĩa là việc tăng phí là đương nhiên và sẽ là quyền tự quyết của các NH. Vậy thì tại sao trong 2-3 lần trước đây đề nghị việc thu phí lại bị từ chối?
Bà Nguyễn Thu Hà: Đúng. Về nguyên tắc hay về mặt pháp lý thì các NH đuợc quyền tự quyết trong việc quyết định về phí. Tuy nhiên trước đây là NHNN có ý kiến về việc thu phí của các NH. Chính vì vậy mới xảy ra chuyện các NH trước đây cũng đã có đề nghị trở lại với NHNH về việc cần thiết phải thu phí.
Theo VEF
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,524.50 | 5,024.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,591.80 | 4,091.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,668.30 | 13,168.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,757.60 | 1,357.60 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 209
- Truy cập hôm nay: 1460
- Lượt truy cập: 7802649