Kết hối?
2009-11-28 10:35:52
Suốt cả mấy tuần nay giới kinh doanh thường giải thích giá vàng nội địa cao hơn giá vàng quốc tế là do giá đô la Mỹ trên thị trường tự do tăng nhanh, đẩy khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá này và tỷ giá niêm yết của ngân hàng ngày càng xa.
Những đầu mối được cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng đang cố gắng nhập hàng về trước ngày 27-11-2009 là ngày hết hạn của giấy phép. Do xu hướng giá vàng thế giới có thể vẫn còn tăng, nhu cầu mua vàng để giữ của người dân vẫn còn cao, nên lượng vàng được phép nhập chính thức có thể chưa đáp ứng đủ mức cầu trong nước. Tuy nhiên cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu vàng cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho nhập siêu tăng lên.
Vàng đang là bài toán nan giải và tháo gỡ mối quan hệ giữa vàng - tỷ giá đang trở nên bức thiết. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có lẽ chưa chú ý đến một góc khuất. Đó là do giá vàng tăng, một số ngân hàng phải dùng ngoại tệ để mua vàng tài khoản ở nước ngoài nhằm xử lý trạng thái vàng đã bán trước trong nước, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng.
Vàng trên tài khoản thực tế không biến thành vàng vật chất, nhưng ngoại tệ phải trả để mua vàng tài khoản là ngoại tệ thật. NHNN liệu đã thống kê từ đầu năm đến nay các ngân hàng đã mua vào bao nhiêu vàng tài khoản? NHNN tuần này đã quyết định điều chỉnh tỷ giá, từ mức 17.034 đồng/1 đô la Mỹ ngày 25-11 lên 17.961 đồng ngày 26-11, tăng 5,44%.
Trước đó, từ giữa tháng 10-2009 đến nay, NHNN bắt đầu giảm số lượng ngoại tệ bán hỗ trợ đối với các mặt hàng thiết yếu đối với một số đơn vị có nguồn thu ngoại tệ, như một số công ty con của PetroVietnam. Giới ngân hàng cho biết trong tuần qua, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trước đây thường là nguồn cung ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, nay cũng tìm mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của họ.
Một số doanh nghiệp vay ngoại tệ, đến cuối tháng 11-2009 đáo hạn, đã không thể vay thêm vì hết hạn mức và họ buộc phải trả nợ đúng hạn. Không ít hợp đồng vay ngoại tệ đáo hạn vào cuối năm, liệu người đi vay có lo được nguồn trả nợ? Với cung cầu ngoại tệ như hiện nay, sẽ không còn nhiều doanh nghiệp dám vay ngoại tệ cho dù lãi suất đô la Mỹ đang thấp hơn lãi suất tiền đồng.
Với tỷ giá trần giao dịch ngày 26-11 là 18.500 đồng, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và ngoài thị trường vẫn còn đó. Sự chênh lệch tỷ giá như thế trong một thời gian dài đã khiến cho con đường chu chuyển ngoại tệ từ nhà xuất khẩu - ngân hàng - đến nhà nhập khẩu ách tắc bởi các công ty xuất khẩu găm giữ ngoại tệ trên tài khoản.
Cần một giải pháp đủ mạnh để tháo gỡ ách tắc đó. Kết hối có thể làm được điều ấy. Vấn đề là kết hối ở mức độ nào, trong thời gian bao lâu? Kết hối là biện pháp hành chính nên không thể kéo dài. Tuy nhiên, nó là giải pháp đệm cần phải thực hiện lúc này trong thời gian NHNN tính toán để xác định một mức tỷ giá hối đoái phù hợp.
Nói cách khác, kết hối là giải pháp trước mắt và đi cùng với nó đòi hỏi những giải pháp dài hạn, căn cơ, giải quyết tận gốc bài toán tỷ giá. Chẳng hạn, đã đến lúc NHNN xem xét điều chỉnh Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ban hành năm ngoái quy định việc cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó ngân hàng chỉ được cho vay ngoại tệ đối với nhà nhập khẩu, không cho nhà xuất khẩu vay.
Mục tiêu của Quyết định 09 là hướng tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, nhưng đó là mục tiêu lâu dài, và việc thực hiện phải có lộ trình. Nhà xuất khẩu không được vay ngoại tệ, trong khi vốn huy động ngoại tệ của ngân hàng tăng, đã làm “cánh đồng” ngoại tệ chỗ thì “khô hạn” vì thiếu (thương mại), chỗ thì “ngập úng” vì thừa (huy động).
Nhìn xa hơn, để NHNN có đủ điều kiện điều hành tỷ giá, quỹ dự trữ quốc gia nên tập trung vào một đầu mối là ngành ngân hàng, thực hiện cơ chế NHNN mua lại toàn bộ ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất khẩu, quỹ dự trữ trả nợ nước ngoài. NHNN sẽ là người bán ngoại tệ khi ngân sách có nhu cầu.
Một khi chủ động được đầu vào, NHNN sẽ cân đối được nguồn và chủ động được đầu ra, can thiệp vào thị trường thời điểm cần thiết. Giải pháp mang tính kỹ thuật này, xét cho cùng, là để tạo dựng sự ổn định giá trị của đồng nội tệ, cái đích mà cả ngành tài chính - ngân hàng phải hướng tới.
Những đầu mối được cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng đang cố gắng nhập hàng về trước ngày 27-11-2009 là ngày hết hạn của giấy phép. Do xu hướng giá vàng thế giới có thể vẫn còn tăng, nhu cầu mua vàng để giữ của người dân vẫn còn cao, nên lượng vàng được phép nhập chính thức có thể chưa đáp ứng đủ mức cầu trong nước. Tuy nhiên cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu vàng cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho nhập siêu tăng lên.
Vàng đang là bài toán nan giải và tháo gỡ mối quan hệ giữa vàng - tỷ giá đang trở nên bức thiết. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có lẽ chưa chú ý đến một góc khuất. Đó là do giá vàng tăng, một số ngân hàng phải dùng ngoại tệ để mua vàng tài khoản ở nước ngoài nhằm xử lý trạng thái vàng đã bán trước trong nước, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ tăng.
Vàng trên tài khoản thực tế không biến thành vàng vật chất, nhưng ngoại tệ phải trả để mua vàng tài khoản là ngoại tệ thật. NHNN liệu đã thống kê từ đầu năm đến nay các ngân hàng đã mua vào bao nhiêu vàng tài khoản? NHNN tuần này đã quyết định điều chỉnh tỷ giá, từ mức 17.034 đồng/1 đô la Mỹ ngày 25-11 lên 17.961 đồng ngày 26-11, tăng 5,44%.
Trước đó, từ giữa tháng 10-2009 đến nay, NHNN bắt đầu giảm số lượng ngoại tệ bán hỗ trợ đối với các mặt hàng thiết yếu đối với một số đơn vị có nguồn thu ngoại tệ, như một số công ty con của PetroVietnam. Giới ngân hàng cho biết trong tuần qua, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trước đây thường là nguồn cung ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, nay cũng tìm mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của họ.
Một số doanh nghiệp vay ngoại tệ, đến cuối tháng 11-2009 đáo hạn, đã không thể vay thêm vì hết hạn mức và họ buộc phải trả nợ đúng hạn. Không ít hợp đồng vay ngoại tệ đáo hạn vào cuối năm, liệu người đi vay có lo được nguồn trả nợ? Với cung cầu ngoại tệ như hiện nay, sẽ không còn nhiều doanh nghiệp dám vay ngoại tệ cho dù lãi suất đô la Mỹ đang thấp hơn lãi suất tiền đồng.
Với tỷ giá trần giao dịch ngày 26-11 là 18.500 đồng, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và ngoài thị trường vẫn còn đó. Sự chênh lệch tỷ giá như thế trong một thời gian dài đã khiến cho con đường chu chuyển ngoại tệ từ nhà xuất khẩu - ngân hàng - đến nhà nhập khẩu ách tắc bởi các công ty xuất khẩu găm giữ ngoại tệ trên tài khoản.
Cần một giải pháp đủ mạnh để tháo gỡ ách tắc đó. Kết hối có thể làm được điều ấy. Vấn đề là kết hối ở mức độ nào, trong thời gian bao lâu? Kết hối là biện pháp hành chính nên không thể kéo dài. Tuy nhiên, nó là giải pháp đệm cần phải thực hiện lúc này trong thời gian NHNN tính toán để xác định một mức tỷ giá hối đoái phù hợp.
Nói cách khác, kết hối là giải pháp trước mắt và đi cùng với nó đòi hỏi những giải pháp dài hạn, căn cơ, giải quyết tận gốc bài toán tỷ giá. Chẳng hạn, đã đến lúc NHNN xem xét điều chỉnh Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ban hành năm ngoái quy định việc cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó ngân hàng chỉ được cho vay ngoại tệ đối với nhà nhập khẩu, không cho nhà xuất khẩu vay.
Mục tiêu của Quyết định 09 là hướng tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, nhưng đó là mục tiêu lâu dài, và việc thực hiện phải có lộ trình. Nhà xuất khẩu không được vay ngoại tệ, trong khi vốn huy động ngoại tệ của ngân hàng tăng, đã làm “cánh đồng” ngoại tệ chỗ thì “khô hạn” vì thiếu (thương mại), chỗ thì “ngập úng” vì thừa (huy động).
Nhìn xa hơn, để NHNN có đủ điều kiện điều hành tỷ giá, quỹ dự trữ quốc gia nên tập trung vào một đầu mối là ngành ngân hàng, thực hiện cơ chế NHNN mua lại toàn bộ ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, thuế xuất khẩu, quỹ dự trữ trả nợ nước ngoài. NHNN sẽ là người bán ngoại tệ khi ngân sách có nhu cầu.
Một khi chủ động được đầu vào, NHNN sẽ cân đối được nguồn và chủ động được đầu ra, can thiệp vào thị trường thời điểm cần thiết. Giải pháp mang tính kỹ thuật này, xét cho cùng, là để tạo dựng sự ổn định giá trị của đồng nội tệ, cái đích mà cả ngành tài chính - ngân hàng phải hướng tới.
Nguồn: cafef.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,348.90 | 4,928.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,444.60 | 4,044.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,206.60 | 12,906.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,701.20 | 1,351.20 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 163
- Truy cập hôm nay: 1722
- Lượt truy cập: 7761354