Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Đề xuất chuyển nợ xấu thành cổ phần
2012-07-09 09:52:27

Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm và chủ trương giải quyết bằng việc cho ra đời công ty mua bán nợ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

 

Nhiều số liệu công bố tổng mức nợ xấu của các ngân hàng với mức thấp nhất là 108.000 tỷ đồng, con số cao hơn là khoảng 258.000 tỷ đồng và còn có những dự báo cao hơn thế nữa.

Trong tổng nợ xấu thì nợ có khả năng mất vốn tới 50%. Đó là một con số đáng báo động, đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Mặt khác nợ xấu hiện là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn.

Nhưng đến ngày 4-7, Chính phủ và Bộ KH&ĐT yêu cầu ngành ngân hàng làm rõ thực chất nợ xấu và xem xét xử lý ngay nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro mà không chờ thành lập công ty mua bán nợ.

Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu phải lấy lợi ích quốc gia làm đầu, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nước. Mục tiêu của việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là nhằm cứu nền kinh tế đang sức trì trệ hiện nay.

Vì vậy, cần phải xác định cứu ai? Ai cứu? Cứu như thế nào? Việc xử lý nợ xấu theo phương án thành lập công ty mua bán nợ quốc gia là vấn đề phức tạp, đòi hỏi thời gian và tổn thất tiền bạc rất lớn nhưng chưa chắc thành công.

Vì vậy, tôi rất đồng tình với chủ trương tạm hoãn việc thành lập công ty mua bán nợ của Chính phủ và việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm của các ngân hàng.

Trong khi các ngân hàng chủ động tìm biện pháp giải quyết, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu và trưng cầu ý kiến của các chuyên gia và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh đất nước ta trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ngân hàng tham gia doanh nghiệp

Chứng khoán hóa khoản nợ xấu là việc chuyển nợ xấu thành cổ phần hoặc vốn góp có giá trị tương đương. Chẳng hạn, ngân hàng thương mại (NHTM) có khoản nợ xấu của doanh nghiệp A trị giá 10 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp A chưa xác định được khi nào có thể trả được nợ.

Ngân hàng và doanh nghiệp có thể thỏa thuận chuyển số nợ đó thành số cổ phần hoặc phần vốn góp của ngân hàng vào doanh nghiệp. Số cổ phần được quy đổi theo thị giá hoặc giá trị sổ sách của một cổ phần.

Như vậy, tại doanh nghiệp khoản nợ đã được xóa và chuyển thành vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Còn tại ngân hàng, khoản nợ xấu đã được thanh toán nhưng ngân hàng không thu tiền về mà được rót ngay vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn.

Nợ nần đã thanh toán xong, rào cản nợ cũ đã hết và doanh nghiệp lại có đủ điều kiện vay vốn mới, dòng chảy tín dụng được khai thông.

Đây là giải pháp chưa có tiền lệ ở nước ta, nhưng có thể phát huy được nhiều ưu điểm. Thứ nhất, giúp xử lý nợ xấu nhanh chóng, dòng vốn được khơi thông lập tức. Thay vì công ty mua bán nợ bỏ tiền ra để mua nợ của doanh nghiệp thì NHNN rót thẳng tiền vào doanh nghiệp tương đương với giá trị khoản nợ và nhận lại một số cổ phần hoặc vốn góp tương đương.

Thời gian xử lý xong nợ xấu có thể tính bằng tháng. Nếu xử lý bằng công ty mua bán nợ phải mất hàng năm, thậm chí cả chục năm. Còn nếu vẫn duy trì những giải pháp hiện nay các ngân hàng đang áp dụng như trích lập dự phòng, giãn nợ, đảo nợ đều chưa mang lại hiệu quả.

Mặt khác, nếu bán nợ, sau khi được công ty mua bán nợ xấu tiếp nhận quyền chủ nợ từ các tổ chức tín dụng thì nợ của doanh nghiệp vẫn còn nguyên, chỉ có thay đổi chủ nợ mà thôi.

Doanh nghiệp vẫn không thể tiếp tục vay vốn mới từ các tổ chức tín dụng, do không còn đủ điều kiện vay vốn vì đang kinh doanh thua lỗ và không còn tài sản để thế chấp khi các tài sản đã được công ty mua bán nợ xấu nắm giữ. Vì vậy, dòng vốn tín dụng không được khơi thông.

Ngược lại với giải pháp chứng khoán hóa nợ xấu, khoản nợ đã được xóa, bảng cân đối kế toán của cả ngân hàng và doanh nghiệp đã sạch hơn, doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn, và van tín dụng lại được mở cho doanh nghiệp.

Ưu điểm thứ hai là giải pháp có tính hiệu quả cao: Nếu thành lập công ty mua bán nợ quốc gia thì Nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ (dự kiến 100.000 tỷ đồng) trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang hạn hẹp.

Hơn nữa, việc thành lập công ty mua bán nợ sẽ phải bơm một lượng tiền lớn vào lưu thông và tất yếu sẽ ảnh hưởng mục tiêu chống lạm phát. Trong khi đó sử dụng giải pháp chứng khoán hóa nợ xấu hoàn toàn không cần vốn.

Hơn nữa, chứng khoán hóa nợ xấu không gây tổn thất cho cả chủ nợ (ngân hàng) và con nợ (doanh nghiệp). Giá trị khoản nợ được bảo tồn theo mệnh giá, chỉ có thay đổi hình thức biểu hiện mà thôi.

Còn nếu xử lý bằng mua bán nợ thì cả chủ nợ và con nợ đều phải tổn thất rất lớn. Bởi một khoản nợ 10 tỷ đồng kia mang bán thì ngân hàng chỉ thu được 3 - 5 tỷ đồng và chắc chắn ngân hàng cũng không muốn bán.

Đối với doanh nghiệp nợ, 10 tỷ đồng đó bây giờ đã bị đổi chủ, giá trị tài sản thế chấp đã được định giá lại tương đương với giá bán nợ. Như vậy doanh nghiệp cũng bị tổn thất một giá trị tương đương ngân hàng.

Theo ước tính nếu xử lý bằng giải pháp bán nợ thì bình quân mỗi ngân hàng sẽ bị tổn thất ít nhất khoảng 1.000 tỷ đồng.

Hạn chế tiêu cực

Ưu điểm thứ tư là giải pháp nói trên sẽ tạo thuận lợi hơn cho dòng chảy vốn tín dụng vào doanh nghiệp, gắn kết ngân hàng với việc tái cấu trúc doanh nghiệp khách nợ.

Sau khi ngân hàng đã trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp vốn là con nợ trước đây, vì lợi ích của mình, ngân hàng sẽ ưu tiên rót vốn tiếp vào doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng cũng sẽ tích cực tham gia và tái cấu trúc doanh nghiệp.

Giải pháp này không những thế còn hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh nếu thành lập công ty mua bán nợ, không cần định giá khoản nợ và tài sản thế chấp, không phát sinh mâu thuẫn giữa chủ nợ và con nợ.

Tuy nhiên, việc chứng khoán hóa nợ xấu chỉ nên áp dụng đối với những khoản nợ chưa có khả năng thu hồi sớm. Giải pháp này không nên đặt ra đối với những doanh nghiệp đang có hàng tồn kho cao là hàng hóa và thành phẩm (ví dụ như các doanh nghiệp bất động sản) mặc dù tiêu thụ chậm nhưng khả năng thu hồi món nợ rất cao.

Vấn đề thu hồi lâu hay mau chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp có chấp nhận hạ giá bán để thanh toán nợ sớm hay không. Thiết nghĩ các doanh nghiệp đủ khôn ngoan để giải toán cung cầu của thị trường.

Họ sẽ phải biết chấp nhận bán giảm giá 20% để thu hồi vốn sớm còn hơn neo giá thêm một năm để chịu chi phí lãi vay thêm 18% và ngưng sản xuất hoặc để cho ngân hàng giải chấp tài sản với giá rẻ.

Thạc sỹ Trịnh Đức Tuấn
Giảng viên khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

Theo Tiền Phong

http://cafef.vn/20120709085353544CA34/de-xuat-chuyen-no-xau-thanh-co-phan.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 122
  • Truy cập hôm nay: 4364
  • Lượt truy cập: 7800491