Các ngân hàng (NH) đang rục rịch giảm lãi về mức 15%/năm cho các hợp đồng vay cũ nhưng đối tượng doanh nghiệp (DN) nào, lĩnh vực nào được giảm thì thông tin vẫn chưa rõ lắm.
DN: Nín thở chờ tin NH
Công ty Mebipha (Tây Ninh) có vay NH Đông Á 40 tỉ đồng để xây nhà máy sản xuất thuốc thú y. Trước kia, NH tính lãi suất 23%, sau giảm về 20% cho khoản vay trung hạn,16%/năm cho khoản vay ngắn hạn. “Tôi có nghe báo chí dẫn lời thống đốc khẳng định từ 15-7 lãi vay cũ được “xem xét” về mức dưới 15%/năm. Tuy nhiên, đến nay tôi chưa nghe NH nói gì” - ông Huỳnh Công Tuấn, Giám đốc Mebipha, cho biết.
Tương tự, ông Trần Văn Liêng, Tổng Giám đốc Công ty Vinacacao (quận 7, TP.HCM), chuyên xuất khẩu cà phê, ca cao, chia sẻ: DN này có vay NH Việt Nam Thịnh Vượng nhưng việc giảm lãi cũ như thế nào thì chưa thấy NH thông tin.
Một số DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất nhập khẩu khi nghe phóng viên hỏi thông tin về việc giảm lãi vay cũ cũng không biết DN mình có thuộc đối tượng giảm hay không…
Vấn đề DN băn khoăn lúc này là NH cần công bố ngay các đối tượng nào được giảm lãi vay cũ, các hợp đồng vay ngắn hạn hay trung hạn phải đáp ứng tiêu chí nào… “NH cứ thông tin chung chung là giảm lãi vay cho các hợp đồng cũ nhưng khi DN đem hồ sơ tới lại đưa ra nhiều điều kiện thì có chính sách hỗ trợ cũng như không, lại mất thời gian cho cả đôi bên” - đại diện một DN làm đồ gỗ xuất khẩu ở Bình Dương bức xúc.
NH: Phải thấy được nỗ lực của DN
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc NH ACB, nói rõ: Lãi vay cũ chỉ giảm cho DN đang có tín dụng bình thường với NH, áp dụng trên toàn hệ thống, đến tận các chi nhánh, phòng giao dịch. “Bản chất của lãi suất là rủi ro nên nếu DN vay để kinh doanh các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản… mà NH không thấy được “tia sáng” từ hoạt động kinh doanh thì họ không thể được giảm lãi vay về dưới 15%/năm được. Hoạt động của NH không phải là quỹ cứu trợ” - ông Toại nói thẳng.
Phó Tổng Giám đốc NH MB, ông Đặng Quốc Tiến, cho biết lãi suất cho vay đưa về dưới 15% dành cho hầu hết nhóm 4 lĩnh vực được ưu tiên, trừ một số trường hợp đặc biệt như DN không chịu hợp tác, DN quá yếu kém đang bị đưa vào diện nợ khó đòi… “Trường hợp đặc biệt này NH có giảm lãi thấp hơn nữa họ cũng không có khả năng trả nợ. Hầu như DN nào đang hoạt động và có khả năng phát triển thì chúng tôi NH đều giảm lãi suất, xét từng DN để xem nên áp dụng 15%, 14%, 13% hay 12%” - ông Tiến nói.
“Trách nhiệm đè nặng lắm!”
Loại trừ chuyện một số NH chưa thông tin rõ khiến DN hồi hộp chờ đợi được giảm lãi, tại sao các NH thực hiện việc giảm lãi đa phần chọn DN thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên hoặc đặt ra các điều kiện về đầu ra sản phẩm, phương án trả nợ khả thi, tính minh bạch trong báo cáo tài chính?
Tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần có trụ sở ở TP.HCM giải thích: Không thể nói giảm là giảm và cào bằng mọi đối tượng.“Các NH thương mại cổ phần bản chất là kinh doanh vốn. Ban điều hành là người làm thuê cho cổ đông nên đâu thể nói giảm lãi là tự quyết định cái rụp. DN làm ra sản phẩm để bán thì NH kinh doanh tiền tệ. NH cũng là DN nên huy động tiền vào và cho vay ra phải có lãi về. Nếu NH giảm ngay lãi suất mà không tính đến khả năng ứng vốn, bất kể các khoản vay thành nợ khó đòi, hay làm mất tiền cho vay thì trách nhiệm ấy ban điều hành lãnh đủ!”.
Mặt khác, theo vị này, trên thực tế, hướng dẫn của NHNN cũng chỉ nói NH thương mại cần “xem xét giảm lãi vay cũ” cho DN chứkhông phải là văn bản pháp quy. Nếu giảm đại trà vẫn không thu hồi được nợ thì NH không thể lấy kết luận cuộc họp của thống đốc NHNN để làm cơ sở pháp lý “ăn nói” với hội đồng quản trị, với cổ đông.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc NH ACB, nói thêm: “Chúng tôi phải biết quý trọng sự tin cậy của khách hàng cũng như phải bảo vệ khách hàng. Khách hàng gửi tiền cho mình mà mình cho vay tùm lum và hạ lãi suất tràn lan sao được? NH phải thận trọng để giảm tối đa mức độ rủi ro để bảo vệ khách hàng. Khó khăn hiện tại là do chính sách vĩ mô chứ đâu phải do NH. Giá cả tăng là do nền kinh tế chứ không phải NH tạo ra. Do đó, không thể bắt NH lấy tiền của dân bù lại được. Ngay cả đối với lĩnh vực bất động sản, nếu DN này thuộc nhóm quan hệ tín dụng bình thường thì chúng tôi vẫn điều chỉnh lãi suất cơ mà”.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc NH Phương Đông, cũng xác nhận: “Giảm lãi là việc lớn của NH nên ban điều hành phải xin ý kiến hội đồng quản trị, được đồng ý thì mới triển khai” - ông Tùng nói thêm.
Sàng lọc “điểm sáng” trong nhóm DN yếu kém Các NH hiện nay đang phân ra thành ba nhóm đối tượng: nhóm bình thường, nhóm cho vay hạn chếvà nhóm không cho vay. Có một nghịch lý là những DN thuộc nhóm 1 nhiều khi vẫn hoạt động bình thường mà không cần giảm lãi suất, không cần nângđỡ. Trong khi nhóm yếu kém thực sự cần thì NH không thể cho vay vì thường các DN trong nhóm đang vướng vào những khoản nợ khó đòi. NH nên phân nhỏ ra nhiều thành phần. Ví dụ trong nhóm yếu kém thì sàng lọc được DN nào có thể hỗ trợ và họ vẫn hoạt động có hướng đi lên thì nên giúp. Đã cứu thì phải cứu đến nơi đến chốn, nếu không việc hạ lãi suất cho vay cũ lại trởthành vòng luẩn quẩn. GS-TS NGUYỄN THANH TUYỀN, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM |
Theo Bùi Nhơn - Yên Trang
PLTPHCM
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 126
- Truy cập hôm nay: 3900
- Lượt truy cập: 7800027