Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

“Dọn sạch” hệ thống ngân hàng – Bắt đầu từ đâu?
2012-08-09 08:38:32

Đã 5 năm trôi qua kể từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ dữ dội vào tháng 8/2007, có vẻ như hệ thống ngân hàng toàn cầu vẫn đang ở trong tình trạng mất kiểm soát. Gần đây, hàng loạt vụ bê bối lại liên tiếp xảy ra : Barclays thao túng lãi suất Libor, HSBC rửa tiền, Nomura thực hiện giao dịch nội gián, JP Morgan sai sót trong quản lý rủi ro và làm tiêu tan 5,8 tỷ USD của nhà đầu tư.
 
Thực tế, một số trong các vụ bê bối này được bắt nguồn từ bong bóng khổng lồ của ngành tài chính. Giờ đây, các bên đều đang nỗ lực cải cách lại. Tuy nhiên, công chúng đang phẫn nộ trước tốc độ thay đổi quá chậm chạp, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái ngày càng trầm trọng.
 
Một số nhà quan sát mong muốn hủy bỏ hoàn toàn hệ thống già nua với ý tưởng chỉ có những nhân tố mới mới có thể dọn sạch được hệ thống tồi tệ hiện nay. Cũng có ý kiến cho rằng các ngân hàng nên được xé nhỏ, tách bạch ngân hàng bán lẻ với ngân hàng đầu tư. Thậm chí, Sandy Weill, người đã tạo ra Citigroup – ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới – cũng ủng hộ ý tưởng chia nhỏ các tập đoàn tài chính đồ sộ.
 
Rõ ràng là phải có điều gì đó được thực hiện. Ngành tài chính đang khiến người ta hoài nghi về chủ nghĩa tư bản. Trong khi liên tục phải nhận cứu trợ, các lãnh đạo ngân hàng vẫn được thưởng lớn. Lợi nhuận chảy về túi tư nhân trong khi thua lỗ thì do cả xã hội gánh chịu.
 
Các ràng buộc về mặt luật pháp đang được thắt chặt. Sau khủng hoảng tài chính năm 2007, vốn và thanh khoản của tất cả các ngân hàng trên toàn cầu đều được nâng cao trong khi các hành động rủi ro bị hạn chế. Chủ trương trên toàn cầu là nếu như 1 ngân hàng gặp rắc rối, họ sẽ “chết” 1 cách an toàn hơn chứ không phải lúc nào cũng được cứu trợ. Thêm vào đó, lương sẽ giảm đi trong những năm tiếp theo nếu như hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.
 
Công cuộc cải cách với những luật lệ mới đang gây nên áp lực lớn đè nặng lên lợi nhuận của toàn ngành. Các ngân hàng buộc phải xem xét lại mô hình hoạt động, cắt giảm các nghiệp vụ có quá nhiều rủi ro, rút gọn bộ máy nhân sự và thậm chí là rút bớt một số mảng kinh doanh.
 
Tuy nhiên, điều khó khăn ở đây là chí ít thì đến cuối thập kỷ này các cải cách mới có thể được áp dụng. Ngoài nguyên nhân các yếu tố kỹ thuật quá phức tạp, các nhà hoạch định chính sách cũng lo sợ rằng nếu như họ quá mạnh tay với 1 ngành chủ chốt như ngành tài chính, nền kinh tế sẽ lún sâu hơn vào suy thoái.
 
Trong nhiều trường hợp, thay đổi cách thức điều hành và chia nhỏ các bộ phận có vẻ là 1 giải pháp khá hấp dẫn song đây không phải là những lựa chọn tốt nhất. Cuối tháng trước, cả Bob Diamond, CEO của Barclays và Kenichi Watanabe, CEO của Nomura, đều đã từ chức. Tuy nhiên, nếu như tất cả các “đầu tàu” đều ra đi khi công ty của họ gặp rắc rối, những người thiếu kinh nghiệm sẽ phải đảm nhận nhiệm vụ và đây là 1 điều quá nguy hiểm.
 
Trong khi đó, sẽ là quá ngây thơ khi nghĩ rằng có thể nhanh chóng sửa chữa các lỗ hổng bằng cách xé nhỏ các ngân hàng lớn. Hơn nữa, cho rằng sự kết hợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán lẻ là nguyên nhân gây ra khủng hoảng cũng là không chính xác.
 
Rất nhiều ngân hàng chỉ tập trung vào bán lẻ, điển hình Northern Rock của Anh hay Washington Mutual của Mỹ cùng với hàng loạt ngân hàng tiết kiệm của Tây Ban Nha cũng đã lâm vào tình trạng khó khăn. Và, hãy nhớ rằng thất bại lớn nhất thuộc về Lehman Brothers, 1 ngân hàng đầu tư thuần túy.
 
Thêm vào đó, công việc chia tách các ngân hàng cũng không dễ gì xảy ra 1 cách chóng vánh. Trong bối cảnh khủng hoảng eurozone tiếp diễn như hiện nay, một ngân hàng đầu tư đơn lẻ như Barclays sẽ phải tìm kiếm nguồn tài trợ từ khu vực công, thậm chí là quốc hữu hóa. Tuy nhiên, sẽ phải mất ít nhất là 5 năm để có thể hoàn tất quá trình.
 
Như vậy, đâu là giải pháp hợp lý? Có 3 điều cần làm ngay lúc này.
 
Thứ nhất, thù lao của các nhân viên ngân hàng cần được điều chỉnh. Giới hạn mức thưởng không phải là 1 giải pháp khả thi bởi các ngân hàng có thể tăng lương cho nhân viên. Tiền thưởng được qui ra các khoản nợ chót bảng (suborndinated debt) có vẻ là 1 ý tưởng có nhiều ưu điểm hơn. Nếu như các ngân hàng gặp rắc rối, chính các nhà lãnh đạo sẽ mất những khoản tiền lớn và như vậy họ có thể tập trung hơn vào công việc quản lý rủi ro.
 
Thứ hai, thuế áp dụng cho ngành ngân hàng hiện vẫn ở mức thấp. Đánh thuế giá trị gia tăng vào các dịch vụ tài chính cũng là 1 giải pháp.
 
Thứ ba, hội đồng quản trị của các ngân hàng thường thất bại trong việc qui trách nhiệm cho các giám đốc đầy quyền năng. Cổ đông cần yêu cầu trao nhiều quyền lực hơn cho hội đồng quản trị.
 
Minh Anh

Theo TTVN/Reuters





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 143
  • Truy cập hôm nay: 3756
  • Lượt truy cập: 7799883