Đồng bạc xanh trên thị trường tự do đang gia tăng chênh lệch giá ngày càng đáng lo ngại so với thị trường chính thức. Tỷ giá VNĐ/USD liên ngân hàng đang chờ ngày chạm mốc 18.500 VNĐ? Thực hư của sự nóng lên từng ngày của đồng USD nên được hiểu và lý giải sao cho đúng?
Dưới góc nhìn của người viết, có một số lý do dẫn đến sự nóng dần lên của USD như sau:
Thứ nhất, nhu cầu thực tế về đồng bạc xanh về cuối năm cho thanh toán nhập khẩu và trả nợ gia tăng là có cơ sở.
Thứ hai, việc nhà nước cho phép nhập khẩu vàng trở lại trong lúc cán cân thương mại đang bị sức ép thâm hụt lại càng bị dồn nén. Con số âm về chênh lệch xuất nhập khẩu vừa được công bố trong 11 tháng đầu năm 2009 áp sát 10,2 tỷ USD, cộng thêm sức ép nhập khẩu vàng tạo tâm lý khan hiếm USD, dù thực hư chưa thể xác định.
Thứ ba, sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá chính thức và thị trường tự do là một cơ hội không thể bỏ qua cho giới đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá này. Mức sinh lợi của nền kinh tế, hay của các kênh đầu tư khác là bao nhiêu? Trong khi chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường có lúc đến hơn 10%.
Thứ tư, trong hoàn cảnh mà sự chênh lệch tỷ giá giữa hai kênh chính thức và phi chính thức còn tồn tại, buộc các tổ chức tín dụng (TCTD) phải rất cẩn trọng và dè dặt khi cho vay hay bán USD. Lý do, xét chặt việc bán hay cho vay bằng USD của các TCTD nhằm hạn chế việc tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường, mà không vì mục đích phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu, chi trả nợ của khách hàng. Tốt và xấu chỉ khác nhau ở góc nhìn, và người mua hay đi vay USD không được thỏa mãn bỗng thấy USD có giá hơn thực tế.
Thứ năm, trong tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thâm hụt thương mại gia tăng thì một chính sách tỷ giá có lợi cho xuất khẩu (định giá thấp đồng nội tệ) luôn được nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những điều cần sớm khắc phục như tình trạng niêm giá bán USD trên thị trường tự do không theo qui định, gây bức xúc cho dư luận, những người cần USD phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp, cho nhu cầu cá nhân.
Thứ sáu, tuyên bố của Mỹ là duy trì sức mạnh đồng bạc xanh được phát đi trong thời gian gần đây có tác động tâm lý đến người nắm giữ USD trong nước.
Và, tâm lý xem trọng đồng bạc xanh từ lâu trong dân chúng trong nước và thế giới (do vị thế trong thanh toán quốc tế của USD, vị thế kinh tế của Mỹ), cộng tâm lý thích sở hữu “hàng ngọai” cũng góp một phần dẫn đến tình trạng USD trong nước lên giá trong thời gian gần đây.
Mặc dù vậy, chúng ta cũng có thể dễ nhận ra những lý do chóng lại sự nóng dần lên của đồng bạc xanh so với VNĐ, nhưng có lẽ những tác động này chưa đủ lớn để bình ổn tỷ giá so với những tác động đã nêu trên. Ví dụ như: dòng kiều hối cuối năm dự kiến gia tăng, đồng bạc xanh liên tục rớt giá so với đồng tiền mạnh khác, dự trữ ngọai tệ quốc gia luôn đảm bảo cho yêu cầu nhập khẩu trong một khoảng thời gian như đã công bố…
Giải pháp nào cho bài toán tỷ giá VNĐ/USD?
Những lý do nêu trên hầu hết đến từ yếu tố trong nước, và những tác động chủ yếu dẫn đến sự tăng giá của USD cũng do yếu tố trong nước quyết định. Những qui định, những rào cản nêu trên vô tình ngăn dòng chảy USD trong nước mất tính liên thông và tính nhất quán trên thị trường.
Qui luật chung vẫn là cái gì hiếm hay hiếm giả tạo lại được một lực nâng đỡ rất lớn của thị trường, và giá USD trong bối cảnh này lại được sức phát huy. Mấy ngày trước đây ta có cơn sốt vàng trong nước, nó cũng đến từ tình huống tương tự như vậy.
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần ra quyết định cấm tuyệt đối việc giao dịch mua bán USD trên thị trường tự do. Qui định mức phạt gấp nhiều lần mức chênh lệch tỷ giá giữa hai kênh nếu có hành động mua bán USD diễn ra trái qui định.
Thứ hai, cấm giao dịch, mua bán, chi trả bằng USD tiền mặt trong nước, ngoài nước với số tiền quá 5.000 USD chẳng hạn (qui định hạn mức giao dịch ngọai tệ tiền mặt). Mọi giao dịch, trao đổi, mua bán, thanh toán đều phải thực hiện qua chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, ưu tiên mua bán, cho vay USD đối với các tổ chức, cá nhân thường xuyên thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu qua hệ thống ngân hàng. Có những biện pháp mạnh đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu duy trì tỷ lệ tiền mặt USD quá lớn trong két sắt thông qua việc soát xét lại nguồn tiền ra vào của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế lưu thông qua hệ thống NHTM.
Thứ tư, chọn thời điểm thích hợp để nâng dần trần lãi suất huy động VNĐ, tạo lại sức mạnh cho VNĐ có tính tới yếu tố hỗ trợ xuất nhập khẩu. Và biện pháp này từng bước được NHNN quan tâm thực hiện, thể hiện qua việc nâng lãi suất cơ bản thêm 1% lên mức 8%, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2009. Như vậy, lãi suất trần huy động của hệ thống NHTM từ 10.5% lên 12%. Một khi bài toán huy động vốn của hệ thống NHTM được giải quyết, tính thanh khỏan về VNĐ của hệ thống được cải thiện thì niềm tin sở hữu tiền đồng chắc chắn có chiều hướng tăng. Điều này góp phần lớn trong việc thu hút nguồn USD được găm giữ trong nền kinh tế chuyển từ USD sang VNĐ và theo dòng chảy vào hệ thống NHTM.
Câu hỏi cần quan tâm ở đây là tại sao cùng với quyết định tăng lãi suất cơ bản, lại đi kèm với quyết định giảm biên độ dao động tỷ giá từ +-5% xuống +-3%? Trả lời câu hỏi này sẽ thấy đó là một quyết định rất hay của NHNN. Qui luật thị trường thì ở đâu có mức sinh lợi cao thì dòng tiền tìm đến, lãi suất huy động VNĐ tăng cao trong khi lãi suất huy động USD không đổi, có nghĩa một phần USD chuyển sang VNĐ để tìm lợi nhuận qua hệ thống NHTM dưới dạng tiền gởi. Nhưng chênh lệch USD giữa hai thị trường đang quá cao, liệu người nắm giữ USD có bán cho các tổ chức tín dụng hay lại vào thị trường tự do. Nhằm tránh tác động không mong muốn này hệ thống NHTM đã tăng mạnh tỷ giá thu mua ngọai tệ mấy ngày qua, USD trong tình trạng khan hiếm trên thị trường trước đây được giải quyết.
Nhưng tại sao lại phải giảm biên độ dao động tỷ giá, mà lẽ ra phải tăng mới phải, vì khi tăng thi các tổ chức tín dụng mới có thể cạnh tranh thu USD vào nhiều hơn. Không thể tăng, vì khi tăng hay giữ nguyên mức dao động của USD đồng nghĩa với việc nâng cao tính thanh khỏan cho USD mặc sức tung hòanh. Siết chặt tính lỏng hay biên độ dao động này, đồng nghĩa với nâng cao tính cạnh tranh cho VNĐ.
Trước đây khi xuất khẩu gặp khó khăn, trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, có nghĩa phục thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, nên việc áp dụng biên độ dao động tỷ giá +-5% là cần thiết, nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng với tình hình hiện nay, xuất khẩu đã có chiểu hướng cải thiện, nhập siêu gia tăng, buộc NHNN phải thu hẹp biên độ dao động tỷ giá. Một bước đi rất hay rất ý nghĩa, và nó càng ý nghĩa hơn khi đi song hành với quyết định nâng lãi suất cơ bản. Trong chính sách hỗ trợ lãi suất lần hai, ưu tiên cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị để sản xuất, thì việc giảm biên độ dao động tỷ giá này một lần nữa chứng minh cho sự quan tâm của nhà nước đến ưu tiên này.
Thứ năm, NHNN cần sớm ban hành cơ chế quản lý giá và biên độ dao động của giá vàng trong nước nhằm giúp bình ổn giá trong nước, bám sát diễn biến giá vàng thế giới. Giúp bình ổn thị trường ngọai tệ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rút tiền tiết kiệm VNĐ mua vàng như trong thời gian vừa qua. Gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của dân chúng vào VNĐ. Gây những xáo trộn mang tính hệ thống trong thị trường tài chính.
Thứ sáu, hoàn thiện luật thuế chóng đầu cơ mua bán bất động sản, đánh đúng đối tượng cần đánh, tạo điều kiện giúp bình ổn thị trường vốn trong nước.
Thứ bảy, nâng cao hiệu quả thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai, hiệu quả sử dụng vốn vay từ các nước, các tổ chức ngân hàng trên thế giới.
Thứ tám, sớm ban hành luật chóng đưa tin đồn thất thiệt gây hoang mang và ảnh hưởng không tốt đến kênh dẫn xuất vốn cho nền kinh tế như chứng khoán. Nâng cao hơn nữa tính minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán, đa dạng các lọai hình mua bán chứng khóan như thị trường công cụ phái sinh (mở rộng theo chiều sâu cho sàn chứng khóan), bên cạnh mở rộng nguồn hàng từ các tổ chức (mở rộng qui mô thị trường). Sớm rút ngắn thời hạn từ T+ 3 lên T+2, gia tăng thời gian giao dịch mỗi ngày.
Thứ chín, từng bước đa dạng hóa rổ dự trữ ngọai tệ, dự trữ vàng. Khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp sử dụng các lọai ngọai tê mạnh khác ngoài USD trong thanh tóan xuất nhập khẩu. Nhằm hạn chế sự độc quyền của đồng bạc xanh trong thanh tóan xuất nhập khẩu (độc quyền luôn là mối lo).
Thứ mười, cần tổ chức dự báo tốt tính hình biến động giá cả của các mặt hàng xăng dầu, giá ngọai tệ, vàng…Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thị trường quyền chọn, áp dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng forward, future, option vào trong họat động mua bán. Góp phần phòng tránh rủi ro tăng giá trong tương lai khi kinh tế thế giới phục hồi.
Giữa mục tiêu điều hành một chính sách tỉ giá có lợi cho xuất khẩu và mục tiêu bình ổn tỷ giá, tạo niềm tin cho dân chúng khi sở hữu VNĐ là một bài tóan vô cùng khó khăn. Giữa việc kiểm sóat thâm hụt thương mại và tạo nguồn cung USD đáp ứng cho nhu cầu thị trường là việc không dễ. Bài tóan tỷ giá có tìm được tiếng nói chung?
Ngô Dũng PYV
Theo vnexpress
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,348.80 | 4,928.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,444.50 | 4,044.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,206.30 | 12,906.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,700.90 | 1,350.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 142
- Truy cập hôm nay: 1669
- Lượt truy cập: 7761301