Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ngân hàng toàn cầu đè bẹp địa phương
2013-01-07 10:31:22

Tung lên mạng

Gần hai thập niên trước, Bill Gates còn mỉa mai các ngân hàng bán lẻ là “khủng long”. Giới ngân hàng bảo thủ vẫn lấy giai thoại này ra châm biếm những ai cho rằng cái ngành có từ ngàn năm này sắp có biến chuyển lớn.

Về phần mình, các nhà phát minh tương lai trong ngành ngân hàng lại hay trích dẫn một câu nói khác của Gates: “người ta thường đánh giá quá cao những thay đổi trong hai năm tới nhưng lại đánh giá quá thấp những gì diễn ra trong mười năm tiếp theo”.

Báo cáo đặc biệt của The Economist về ngành ngân hàng bán lẻ:

Đường sống cho ngành ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng tương lai (1): Vĩnh biệt quy tắc cũ

Chi nhánh ngân hàng tương lai (2): Tan vào không gian ảo

Chồi non từ địa ngục Tây Ban Nha

Big Data(1): Lá chắn tên lửa từ những con số

Big Data(2): Thung lũng Silicon vs. Phố Wall

Ngân hàng nằm gọn trong túi quần

Gọi điện, nhắn tin, facebook và ... ví tiền

Cơ hội từ luồng kiều hối

Nghề canh tiền cho các đại gia

Giành giật những khách "hơi giàu"

Đáng ngạc nhiên là internet chưa làm thay đổi mấy ngành ngân hàng. Có thể họ đã số hóa một số bộ phận, như cho khách thao tác trực tuyến với tài khoản, nhưng tiền vẫn được đổ vào những thứ “hiện hữu” hơn.

Ở cái thời mà cửa hàng bán đĩa hay đại lý du lịch đã biến mất khỏi các con phố lớn, ngành ngân hàng vẫn cứ xây thêm chi nhánh mới. Và từ giữa thập niên 90, tổng diện tích các chi nhánh ngân hàng tại Mỹ này đã vượt quá tổng diện tích các trung tâm thương mại.

Nhưng ngân hàng lại thấy thỏa mãn. Người ta đã từng nói thẻ tín dụng, ATM và điện thoại sẽ thay đổi hoàn toàn ngành này nhưng chuyện kinh doanh vẫn tiến hành như cũ, thế nên họ hoài nghi internet là có lý do.

Ngân hàng nào sớm áp dụng công nghệ số phải chi rất nhiều tiền mua hệ thống máy tính mới để thay cho máy móc cũ mà lợi lộc thu lại chẳng đáng là bao. Chủ tịch và CEO của BBVA, ông Francisco Gonzales, nói việc này cũng như thay động cơ xe tải lúc đang xuống dốc.

Dù vậy, sự hoài nghi này khiến các ngân hàng thiếu phòng bị cho tương lai. “Công nghệ đang ở thời điểm bước ngoặt,” ông Gonzales nói. “Vài năm nữa mọi thứ sẽ khác hẳn, và giá trị của các ngân hàng đón đầu trào lưu sẽ có thay đổi lớn.” Việc giao dịch qua ngân hàng nay chuyển từ chi nhánh sang điện thoại di động và internet sẽ không chỉ thay đổi cách người dân sử dụng ngân hàng, mà cả cái ngân hàng người dân sử dụng.

Mỏ tiền giá rẻ

Khi số hóa rộng rãi, cơ cấu chi phí của các ngân hàng sẽ thay đổi rất mạnh. Ví dụ như Santander có tỷ lệ chi phí trên doanh thu ở mức 45%, thấp nhất trong số các ngân hàng quốc tế. Chi phí thấp đến vậy giúp ngân hàng chào lãi suất cho vay và gửi tiền hấp dẫn hơn mà vẫn thu lời hợp lý.

Thế tức là ngân hàng nào hiệu quả hơn sẽ chiếm thị phần lớn hơn ở các thị trường tập trung (như Anh) và mua các đối thủ kém hiệu quả hơn ở các thị trường phân mảnh (như Mỹ). Xu thế này sẽ giúp chặn đứng đà giảm lợi nhuận do yêu cầu về vốn cao hơn và vốn huy động không những lãi cao mà còn khan hiếm.

Ngân hàng toàn cầu đè bẹp địa phương (1)

Các ngân hàng nhỏ sẽ thiệt hại nặng nhất. Vì khách thường giao dịch trực tuyến và qua di động hơn, nên đặt chi nhánh khắp mọi nơi không quan trọng nữa. Lợi thế cạnh tranh nay sẽ là ứng dụng ngân hàng di động (mobile banking) thông minh (nhưng đắt đỏ) cho phép khách tổng hợp dữ liệu và quản lý mọi tài khoản chỉ trên một màn hình.

Giói quan sát từ lâu đã tiên đoán các ngân hàng “tầm trung” sẽ biến mất, và chỉ các ngân hàng cực lớn và hiệu quả cùng các tổ chức nhỏ ở tầm địa phương có thể tồn tại.

Chi phí công nghệ cao cùng lợi thế cạnh tranh mà nó mang lại đang làm cán cân lệch hẳn về phía các ngân hàng lớn. Và dù các ngân hàng lớn vốn chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa (như Wells Fargo ở Mỹ, Itau ở Brazil và Lloyds ở Anh) có thế mạnh lớn trên “sân nhà”, nay họ có thể vài thách thức mới.

Thách thức với “khủng long”

Với các ngân hàng thống lĩnh thị trường nội địa, thách thức lớn với họ là điều hòa quan hệ với cơ quan giám sát. Ngân hàng là một trong những ngành bị giám sát chặt chẽ nhất. Từ sau khủng hoảng tài chính, luật lệ còn nặng nề hơn.

Như vậy vừa ngăn cản sáng tạo, vừa dựng lên rào cản gia nhập. Vì thế phần lớn thử nghiệm và sáng tạo trong ngành này lại ở những lĩnh vực “râu ria”, ví dụ như thanh toán hay tìm cách xử lý dữ liệu. Nếu công nghệ mới đe dọa trật tự hiện nay (và cả sự ổn định tài chính), có lẽ cơ quan giám sát sẽ ra tay can thiệp.

Cùng lúc đó, cơ quan giám sát đang cố hạn chế quy mô ngân hàng. Lloyds đang bán một số chi nhánh để giảm bớt thế thống lĩnh thị trường. Ở Mỹ, Wells Fargo, JPMorgan, Bank of America và các ngân hàng nội lớn khác đã bị cấm mua thêm ngân hàng bán lẻ. Dù vẫn có thể tăng trưởng nội sinh, nhưng nếu thị phần tiền gửi nội địa tăng quá 10%, sẽ có áp lực buộc họ phải giảm xuống.

Có lẽ vì thế mà ngân hàng đang tìm đường tấn công thị trường nước ngoài, dù cho các đối thủ quốc tế như Santander và BNP Paribas đang bảo vệ rất chắc phần sân nhà. Chi nhánh ngân hàng Nam Phi Standard Bank giờ vươn khắp Châu Phi.

DBS Bank của Singapore đang mở rộng khắp Châu Á và đã trở thành một đối thủ đáng gờm đối với các ngân hàng quốc tế lớn như Standard Chartered, HSBC và Citigroup trên một số “đấu trường” có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. 

Ngân hàng toàn cầu đè bẹp địa phương (2)
 Ở bất kỳ đâu, khách hàng cũng có thể sử dụng thống nhất một dịch vụ ngân hàng
 

 Phải đổi mới thôi …

Cho đến nay, ngân hàng bán lẻ (khác với ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn, chủ yếu là nghiệp vụ kinh doanh quốc tế trên thị trường toàn cầu) chưa có nhiều cải cách, nhưng biến chuyển lớn sắp đến, vì hai lý do.

Thứ nhất, số hóa cuối cùng đã tạo ra tính kinh tế theo quy mô ở tầm xuyên quốc gia. Nay ngân hàng có thể tập trung hóa hệ thống máy tính và sử dụng chung một nền tảng.

Jan Verplancke, Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO) của Standard Chartered, nói các ngân hàng quốc tế xây dựng hệ thống máy tính lớn ở những nơi hạ tầng thông tin và điện lực đáng tin cậy nhất và ít bị thiên tai. Với ngân hàng của ông, điều đó đồng nghía là phần lớn mạng lưới toàn cầu không đặt ở Hong Kong và London.

Mới gần đây thôi, do hệ thống không tương thích nên khó dùng chung hệ thống máy tính cho nhiều nước. Nay ngân hàng có thể chia hệ thống máy chủ thành nhiều server nhỏ, và nếu muốn dễ dàng tăng được quy mô.

Nguyên nhân thứ hai là “tính kinh tế theo kỹ năng”, tức các ngân hàng thành công đang tiêu chuẩn hóa quy trình và hệ thống tốt hơn. Trong lĩnh vực này, ngân hàng Santader là người đi tiên phong và hệ thống của họ ở mọi nơi đều giống hệt nhau.

Nhưng Citigroup, HSBC và Standard Chartered đang đuổi bén gót. Khi Citigroup đưa ra được một mô hình chi nhánh mới thành công ở Singapore, họ nhanh chóng nhân rộng mô hình này ra toàn Châu Á và Châu Mỹ.

Điều đó không có nghĩa thị phần tại từng nước không quan trọng. Cả HSBC và Santander đều cho rằng muốn hoạt động hiệu quả phải chiếm được tối thiểu 5-10% thị phần. Standard Chartered cung cấp toàn bộ dịch vụ ở thị trường nào họ mạnh, nhưng chỉ một phần ở nước nào có thị phần yếu.

“Chúng tôi từ lâu đã hiểu không thể xây dựng một Standard Chartered với đẩy đủ tính tăng ở mọi nơi, vì thế chúng tôi tập trung vào cách cạnh tranh trên từng thị trường thay vì xây dựng một mô hình chuẩn,” Giám đốc ngân hàng bán lẻ Stve Bertamini nói.

Con mã xoay chuyển thế cờ

Tính kinh tế theo kỹ năng gồm cả các lợi thế “mềm hơn” như chia sẻ tri thức trên toàn hệ thống. CEP BNP Paribas, ông Jean Laurent Bonnafe, nói về ngân hàng con tại Mỹ: “Chúng tôi chỉ giúp Bank of the West về công nghệ quản lý. Ngân hàng cỡ trung này có toàn quyền tiếp cận bất kỳ thứ gì họ thích ở trong nội bộ tập đoàn BNP Paribas.”

Ví dụ, Bank of the West đang xây dựng bộ phậ quản lý tài sản mới với bản kế hoạch học theo ngân hàng mẹ, và hoàn toàn mới mẻ ở thị trường địa phươn.

Quốc tế hóa ngân hàng bán lẻ đã đem lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng. Ở các nước có thị trường ngân hàng thiếu hiệu quả và mang tính độc quyền nhóm, sự hiện diện của chi nhánh một ngân hàng quốc tế lớn có thể kích thích cạnh tranh và giúp tất cả ngân hàng trong nước cải thiện chất lượng dịch vụ.

Người ta sẽ sớm nhìn thấy tác động của việc này không chỉ với ngân hàng bán lẻ mà cả ngân hàng bán buôn và ngân hàng đầu tư. Khi các ngân hàng bán lẻ lớn vươn xa, họ sẽ dễ kết nối người mua và người bán, người tiết kiệm và người đi vay ở các nước khác nhau.

Luồng tiền khổng lồ mà trước khủng hoảng tài chính vẫn đổ vào thị trường vốn, đem lại nguồn phí béo bở cho giới ngân hàng đầu tư từ phát hành chứng khoán, nay sẽ lưu chuyển trong hệ thống nội bộ của các ngân hàng quốc tế.

Nếu như trước đây các ngân hàng như Morgan Stanley, Credit Suisse và UBS có hiện diện tại các thủ đô tài chính toàn cầu để tài trợ cho các hợp đồng trên thị trường vốn, thì nay họ chỉ đứng hàng số hai so với các ngân hàng bán lẻ toàn cầu có khả năng tiếp cận trực tiếp với tiền tiết kiệm dân cư.

Chưa tới một thập kỷ trước, phần lớn các ngân hàng bán lẻ còn sợ internet. Thế là họ quyết định bỏ qua nó. Giờ mọi thứ đã rõ, tương lai thuộc về những ai có đủ viễn kiến để dám theo đuổi internet.

Minh Tuấn

Theo TTVN/The Economist

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/ngan-hang-toan-cau-de-bep-dia-phuong-20130106054352514ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 203
  • Truy cập hôm nay: 1986
  • Lượt truy cập: 7792393