Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng về các vấn đề liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ và chương trình tái cấu trúc các TCTD, ông Sanjay Kalra - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam nói:
Xét về nhiều mặt, 2012 là năm thành công của NHNN, trong nỗ lực chung của Chính phủ về thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô (KTVM). Lạm phát chung đã giảm từ mức trên 20% vào tháng 8/2011 (tính trên cơ sở 12 tháng) xuống chỉ còn một con số vào tháng 12/2012. Một nhân tố rất quan trọng đóng góp vào sự giảm mạnh của lạm phát là sự ổn định của tỷ giá. Niềm tin vào tiền đồng cũng đã tăng cao hơn trong năm 2012. Lạm phát giảm đã tạo điều kiện cho NHNN giảm các mức lãi suất (lãi suất chính sách, trần lãi suất huy động) để hỗ trợ nền kinh tế. Với những kết quả đó, vai trò quản lý KTVM cũng như uy tín của NHNN trên thị trường đã có cải thiện.
Nhưng 2012 cũng là năm có nhiều thách thức, trong đó những thách thức sẽ tiếp tục trong năm 2013. Tăng trưởng chậm hơn trong năm 2012 và rất nhiều DN, đặc biệt là các DNNVV đã phải nỗ lực gắng gượng để tồn tại. Trong khi thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã khá dồi dào nhưng tăng trưởng tín dụng (TTTD) lại rất thấp. Điều này phản ánh các vấn đề khó khăn về cơ cấu trong hệ thống ngân hàng, trong đó có vấn đề nợ xấu ở mức cao và cần được giải quyết.
Năm 2012 cũng chứng kiến những bất ổn trên thị trường tài chính liên quan đến các sự kiện lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Và mặc dù dự trữ ngoại hối đã tăng ở mức đáng kể, nhưng vẫn ở dưới mức cần thiết để trở thành một tấm đệm tốt giúp đối phó với những cú sốc cả trong và ngoài nước.
Nhìn tổng thể, chúng ta thấy những tiến triển trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong năm 2012 chậm hơn so với yêu cầu đặt ra nhằm xây dựng nền tảng bền vững cho tăng trưởng cao hơn trong tương lai. Cũng liên quan đến vần đề này, việc tái cấu trúc các DNNN cũng diễn ra chậm hơn so với đòi hỏi.
Vậy đâu là thách thức lớn nhất đối với thị trường tài chính và ngân hàng của Việt Nam trong năm nay?
Những yếu kém của khu vực ngân hàng đã làm xói mòn sự ổn định và sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng. Theo sau sự bùng nổ tín dụng lâu dài và cho vay các DNNN có liên quan, nhiều ngân hàng giờ được đặc trưng bởi chất lượng tài sản kém, trích lập dự phòng không đủ và tỷ lệ an toàn vốn thấp.
Vậy trên cơ sở Đề án tái cấu trúc các TCTD đã được khởi động, NHNN cần tập trung vào những vấn đề gì trong năm 2013?
Đối với các biện pháp đã được thực hiện trong năm 2011 và 2012, sáp nhập các ngân hàng nhỏ và yếu kém chỉ là một bước khởi đầu. Bên cạnh việc xử lý các ngân hàng yếu kém, vấn đề nợ xấu cần được giải quyết trên tinh thần cởi mở, minh bạch và toàn diện tại các NHTM kể cả cổ phần và Nhà nước. Việc thành lập Công ty quản lý tài sản để giải quyết vấn đề này là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, NHNN cần tăng cường mạnh mẽ khả năng giám sát đối với các NHTM, triển khai hiệu quả quy định và hướng dẫn hiện tại và hơn hết, cần xử lý mạnh mẽ đối với các ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn mực an toàn.
Vậy về phía mình, các NHTM cần làm gì để thúc đẩy tự xử lý nợ xấu và tái cấu trúc?
Những ngân hàng sau khi đã sáp nhập cần cải thiện hoạt động, quản trị và tăng vốn để từ đó giúp củng cố bảng cân đối kế toán, cải thiện lợi nhuận cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định đảm bảo an toàn hoạt động của NHNN. Bên cạnh đó còn một số vấn đề khác cần giải quyết.
Thứ nhất, các NHTM cần chấp nhận về mức độ nợ xấu thực sự của họ. Việc đảo nợ các khoản vay đã quá hạn không phải là giải pháp cho vấn đề này vì điều đó không làm thay đổi khả năng trả nợ của khách hàng vay. Điều này chỉ làm cho các vấn đề chậm được giải quyết và có thể còn trở nên trầm trọng hơn. Cũng liên quan đến vấn đề này, những đề xuất cho rằng để thúc đẩy TTTD cần hạ bớt các tiêu chuẩn cho vay là không đúng.
Thứ hai, một khi bức tranh về mức nợ xấu thực sự đã được nhận diện thì các ngân hàng cần có những điều chỉnh, bao gồm cả trích lập dự phòng cho các khoản vay này, đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán nội bảng và giảm vốn. Sau đó các ngân hàng có thể cần huy động vốn mới để đảm bảo các chuẩn mực về an toàn. Thứ ba, việc giải quyết nợ xấu sẽ cần phải sử dụng các nguồn lực công. Đây là điều chúng ta cần chấp nhận vì kinh nghiệm tại một số nước gặp phải các vấn đề tương tự đã cho thấy sự cần thiết này. Điều quan trọng ở đây là các hoạt động xử lý nợ xấu cần được tiến hành một cách hiệu quả, minh bạch và không “chê trách” vào đâu được.
Một điểm cũng cần lưu ý là điều kiện tài chính của các ngân hàng sẽ không thể được cải thiện nếu không quan tâm sát sao đến các khách hàng của họ. Một phần lớn các khoản cho vay của khu vực ngân hàng là cho vay đến các Tập đoàn kinh tế và các DNNN. Do đó việc cải cách các tập đoàn kinh tế và các DNNN cũng rất quan trọng.
Muốn vậy, bước đầu tiên là tình hình tài chính thực sự của các đối tượng này cần được công khai, bao gồm các báo cáo thu nhập và các bảng cân đối kế toán được kiểm toán, tình hình vay mượn từ hệ thống ngân hàng. Một khi tình hình tài chính thực sự của các DN này được công bố, các bước tiếp theo cần được tiến hành để cải thiện hoạt động và cơ cấu quản trị của họ. Kế hoạch cho một quá trình như vậy cần được xây dựng và triển khai thực hiện theo các lộ trình thời gian rõ ràng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Đỗ Lê
Thời báo ngân hàng
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tai-cau-truc-can-no-luc-cua-ca-nhnn-va-cac-nhtm-20130116013020588ca34.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 124
- Truy cập hôm nay: 1267
- Lượt truy cập: 7791674